Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Tiểu Đường

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-tieu-duongTiểu Đường (hay Đái Tháo Đường) là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị đái tháo đường.

Theo “Hướng dẫn điều trị đái tháo đường mới nhất” của Hiệp đội Đái tháo đường Mỹ (ADA) và Hiệp hội Đái tháo đường Châu Âu (EASD) tháng 06 năm 2015 khẳng định: Chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực là nền tảng cơ bản trong điều trị Đái tháo đường (tiểu đường). Việc điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường (đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2) cần được bắt đầu bằng chỉ định điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Biến Chứng Của Bệnh Tiểu Đường

Không có một quy định đơn lẻ nào về dinh dưỡng cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý nên được sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị, kết quả mong muốn, sở thích và thói quen ăn uống thông thường của mỗi người. Các hướng dẫn về dinh dưỡng nhấn mạnh đến kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm lipid, cholesterol máu và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của chất đường, chất đạm và chất béo riêng cho từng bệnh nhân.

Những nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

Để đạt được các mục tiêu trên, trong ăn uống người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Cung cấp đủ nước 40ml/cân nặng/ngày.
  • Nên ăn điều độ, đúng giờ, không để đói quá, không để no quá sẽ rất khó để kiểm soát đường huyết của mình.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa), nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn.
  • Không nên quá kiêng khem mà cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng, chất xơ…

Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Bữa ăn cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm thực phẩm.

Nhóm 1: Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột

  • Thực phẩm nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột), không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo. Nên ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.

Nhóm 2: Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng

  • Nhóm này cung cấp chất đạm (protein), phốt pho, sắt và vitamin. Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…

Nhóm 3: Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu

  • Giúp cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan trong dầu. Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axít béo không no cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.

Nhóm 4: Nhóm rau, quả

  • Để cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng, người bệnh cần ăn rau, quả chín, nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc. Bên cạnh những loại rau, quả quen thuộc hàng ngày (rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh…) thì khổ qua (mướp đắng), dây thìa canh, hạt methi… cũng được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng thường xuyên.

Chế độ ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng cho người mắc bệnh tiểu đường:

  • Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng protit, lipit cần thiết cho cơ thể trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protid chiếm 15%, lipit 35%.

Một số áp dụng trên thực tế:

  • Thực phẩm cung cấp gluxit: Bánh mì 40g, gạo 25g, mì sợi 30g, khoai tây 100g, khoai mì tươi 60g, đậu 40g, 1 trái cam vừa, 1 trái chuối vừa, 1 trái táo, 100g nho, 250g dâu tây, 1 trái thơm, 1 trái xoài vừa đều tương đương với 20g gluxit.
  • Thực phẩm cung cấp protit: 100g thịt nạc tương đương với 15-18g protit.
  • Thực phẩm cung cấp lipit: 100g dầu ăn tương đương với 90-100g lipit.

Đối với thức ăn chứa tinh bột:

  • Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ… lượng tinh bột đưa vào cơ thể người tiểu đường nên bằng khoảng 50-60% người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

Đối với chất đạm:

  • Hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích… thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu… nên ưu tiên cá mòi và cá chích vì trong hai loại cá này có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư.
  • Người tiểu đường có thể ăn các loại thịt lợn, thịt bò đã lấy sạch mỡ. Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Cũng như thực phẩm chứa tinh bột, nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

Đối với chất béo:

  • Phải hết sức hạn chế mỡ, các bác sĩ khuyến cáo lượng cholesteron đưa vào phải dưới 300mg mỗi ngày và lượng mỡ bão hòa phải thay bằng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu mè

Rau, trái cây tươi:

  • Một ngày bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn…

Chất ngọt:

  • Chất ngọt là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh đái tháo đường, nó làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, tăng các biến chứng nặng nề của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu…
  • Giữ vững thành phần và thời gian ăn là quan trọng, kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng, lượng đường trong máu, bệnh đã có các biến chứng hay chưa. Do vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đang theo dõi và điều trị.

Ăn kiêng như thế nào ?

  • Thực phẩm cấm: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
  • Thực phẩm hạn chế: Cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt.
  • Thực phẩm không hạn chế: Thịt, tôm, cá, cua, mắm, rau, tất cả các loại đậu.

Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết thường tăng cao sau bữa ăn. Vì thế nên cho bệnh nhân ăn nhiều lần và phân bố lượng calo mỗi bữa cho thích hợp. Trường hợp đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên ăn trước khi ngủ hay thêm bữa vào những bữa ăn chính.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý, người bệnh cần chú ý chế độ luyện tập, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ hoặc cần bổ sung thêm các sản phẩm từ thảo dược giúp ổn định và kiểm soát đường huyết, giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cũng là điều rất quan trọng.

Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Có Thể Bạn Quan Tâm

Chat Zalo
0823535666