Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Gout

chế độ dinh dưỡng cho bệnh goutChế độ dinh dưỡng cho bệnh gout là biện pháp chính, không thể thiếu được trong phòng ngừa bệnh gút cho các đối tượng có tăng acid uric máu đơn thuần.

Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là sự kết tủa vi tinh thể muối urate natri. Một trong những biện pháp phòng chống bệnh gút là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purine.

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Cách Phòng Tránh Bệnh Gout
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Gout
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Biến Chứng Của Bệnh Gout

Bệnh gout được coi là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purine ở người, làm tăng nồng độ acid uric trong máu (quá 7 – 8mg/dL) và khả năng bài xuất giảm đi dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat ở khớp gây viêm khớp, ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi thận… Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát.

Người bệnh gout rất cần một chế độ ăn uống hợp lý nhằm giúp kiểm soát bệnh gút và các bệnh kèm theo dễ hơn. Đồng thời, giúp giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt hậu quả xấu của bệnh…

Nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người bệnh gút: tổng số calo/ngày khoảng 1.600kcal, trong đó chất bột đường: 65 – 70%, chất đạm: 12 – 15%, chất béo: 18 – 20%.

Chế độ dinh dưỡng  cho bệnh gout

Khi mới xuất hiện cơn gout cấp:

  • Uống 2 – 3 chất lỏng (8-12 cốc), ít nhất 1 nửa là nước.
  • Hạn chế uống rượu hoặc kiêng tuyệt đối rượu. Rượu làm tăng acid uric trong máu, tuy nhiên nếu công việc bạn phải uống, mỗi tuần bạn không nên uống quá 3 lần, mỗi lần không quá 1 ly. Nếu bạn không chắc chắn uống rượu, hãy trao đổi với bác sỹ.
  • Ăn lượng vừa phải protein. Các thực phẩm chứa protein tốt là đậu phụ, sữa ít chất béo, lượng nhỏ bơ đậu phộng và trứng. Hạn chế thịt, cá và gia cầm (Tối đa là 110-170 gam mỗi ngày).
  • Ăn nhiều thực phẩm có carbohydrat cao như bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì, rau và trái cây.
  • Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, cá, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.
  • Không ăn các loại thực phẩm chiên và món tráng miệng nhiều chất béo cao, và hạn chế bơ thực vật, bơ, dầu, và salad trộn…

Trong khoảng thời gian giữa các cơn gout cấp hoặc bệnh gout mãn tính:

  • Uống ít nhất là 8 cốc chất lỏng mỗi ngày, trong đó ít nhất một nửa là nước.
  • Hạn chế uống rượu. Khi cần, hãy xin ý kiến bác sỹ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Thận trọng với các loại thực phẩm “Purine cao”. Ăn điều độ thực phẩm chứa protein.
  • Kiểm soát cân nặng. Béo phì cũng làm tăng acid uric trong máu. Khi giảm cân, bạn nên giảm dần dần: 0,5-1,0 kg mỗi tuần. Giảm cân nhanh có thể gây ra cơn gout cấp. Thực hiện theo một hợp lý, cân bằng chế độ ăn uống để giảm cân.

Những thực phẩm nên tránh đối với bệnh gout:

  • Người bệnh gút nên hạn chế các thức ăn có giàu đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày như các loại thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật, hải sản; không nên ăn các thực phẩm làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể như măng, giấm, giá, đậu, dọc mùng; điều chỉnh hợp lý các thực phẩm giàu chất béo chưa no, mỡ động vật, thức ăn chiên, rán, quay, thức ăn nhanh; không nên  ăn mặn.

những thực phẩm bệnh gout nên tránh

Những thực phẩm nên dùng đối với bệnh gout:

  • Nên dùng các thực phẩm giàu chất xơ để giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, qua đó làm giảm thoái biến chất đạm để tăng sinh năng lượng, vì vậy mà giảm nguy cơ hình thanh acid uric. Nói chung là rau xanh và trái cây luôn là những nguồn thức ăn thân thiện với cơ thể. Ngoài ra nên dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, các sản phẩm từ đậu nành, các sản phẩm sữa đã tách bơ.
  • Cải bẹ xanh: Nguyên nhân gây bệnh gút chủ yếu là do ăn quá nhiều chất đạm và uống rượu bia nhiều mà thiếu vận động. Vì vậy người mắc bệnh gút cần phải tránh những thực phẩm giàu purin như hải sản, nội tạng động vật…Ngoài ra, cải xanh cũng là thực phẩm tốt cho người bệnh gút. Cải xanh có tác dụng thải chất axit uric ra ngoài. Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả.
  • Quả dâu tây: Dâu tây chứa lượng calo khá thấp nhưng lại là một loại quả giàu dinh dưỡng và vitamin C, và flavonoid. Vì vậy, quả dâu tây không những có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, vitamin C trong dâu tây còn giúp chữa bệnh gout rất hiệu quả.
  • Dứa: là loại quả rất giàu axit hữu cơ như axit citric, axit malic, nhiều vitamin A, B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao (60%), nhiều khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin. Không những thế, nước ép quả dứa rất bổ dưỡng, có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gout…
  • Đậu đỏ: Còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.
  • Súp lơ: Là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric trong máu cao.
  • Quả anh đào: rất giàu vitamin C, một loại vitamin có thể làm giảm lượng axit uric trong máu. Người bị gout mỗi ngày ăn tối thiểu nửa kg anh đào sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau. Ở Việt Nam có thể thay thế loại quả này bằng quả sơ ri.
  • Củ cải: Tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.
  • Cải bắp: Là loại rau hầu như không có nhân purin, Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng “bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc” nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao.
  • Bí xanh: có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.
  • Dưa hấu: Tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.

Những nguyên tắc vàng xây dựng thực đơn khoa học giúp hạn chế bệnh gout

Xây dựng thực đơn, đẩy lùi gout

  • Tiêu chuẩn vàng của vũ khí dinh dưỡng nhằm đẩy lùi gút là tránh thực phẩm giàu purin, tiền chất cơ bản của axit uric.
  • Thật sai lầm khi cho rằng chỉ cần tránh thịt chó mà không tránh một số rau quả. Không phải thế, purin có cả trong thịt động vật lẫn thực vật.
  • Thực phẩm protid. Thực phẩm giàu đạm là cách nhận biết chung nhất cho nhóm thực phẩm có purin cao. Kế hoạch thực đơn chung là giảm ăn với nhóm 50mg% purin (trong 100g thực phẩm có 50mg purin) và tránh xa nhóm trên 150mg% purin.
  • Tránh tuyệt đối đối với óc heo, gan lợn, bầu dục lợn. Những thực phẩm này có trên 150mg% purin. Với thực vật, tránh nấm rơm, nấm hương và măng tây.
  • Cần giảm ăn đối với nhóm thịt bò, thịt gà, thịt chó, thịt trâu, tôm cua cá ốc. Nhất là tôm hùm, cua bể, mực, sứa, lươn, chạch và cá quả thì cần giảm tối đa. Nhóm thực vật nên tránh là các loại họ đậu và các chế phẩm từ đậu như: đậu phụ, đậu hũ, sữa đậu nành, mầm giá đỗ, súp lơ, cải bó xôi, bắp cải, bí ngô. Nhóm thực phẩm này có chứa khoảng 50mg% purin.
  • Bạn cần chú ý, dinh dưỡng của protien chỉ nên dừng khoảng 10% tổng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
  • Nhóm thực phẩm béo. Chất béo cung cấp năng lượng và cần thiết cho cấu tạo tế bào và hoạt động sống. Bạn có thể dùng dầu, mỡ và bơ. Nhưng nhớ là ăn mỡ vừa phải, dùng dầu nhiều hơn. Tổng lượng chất béo không nên vượt quá 20% tổng giá trị dinh dưỡng. Dao động từ 15-20% là một ngưỡng rất tốt.
  • Loại dầu nên tránh là dầu hạt hướng dương và dầu đậu nành vì hạt hướng dương và đậu nành có hàm lượng purin nằm trong khoảng 50mg%, không có lợi. Nên chọn: dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng thay thế.
  • Nhóm thực phẩm bột đường. Chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm tỉ trọng cao nhất và nhiều phần nhất trong chế độ ăn của người bệnh gút. Bạn sẽ chọn: cơm, mì, phở, bún, ngô, khoai, sắn. Các loại thực phẩm bột đường đa phần chỉ có hàm lượng purin dưới 20mg%. Vì thế, rất an toàn cho người bệnh gút sử dụng vì với mức purin như vậy, cơ thể thừa sức thải bỏ ra ngoài và không gây ra triệu chứng gút. Tổng giá trị dinh dưỡng của bột đường nằm trong khoảng 70% tổng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
  • Nhóm rau củ quả. Bạn có thể sử dụng thoái mái, trừ các thực phẩm họ đỗ, nấm, cải bó xôi, súp lơ, bắp cải, bí ngô và măng tây. Có thể sử dụng các loại rau như: su hào, rau muống, rau đay, rau ngót, rau dền, bí xanh, cà rốt, su su… Các loại rau củ quả có hàm lượng purin thấp, chỉ dao động khoảng 20-25mg%. Do đó, chúng cũng không gây ra cơn gút cấp.
  • Về đồ uống. Bia có nhiều purin, không nên uống bia khi đang bị gút. Rượu có hại cho đào thải uric nên cần giảm rượu. Cà phê, chè là các thức uống có chứa xanthin – tiền chất trung gian tạo ra uric. Vì thế, hai thức uống này cũng giảm luôn.
  • Vậy nên uống gì? Bạn có thể uống nước lọc, nước hoa quả, nước chè thanh nhiệt, nước chè đông y, vừa lợi bệnh, khỏe cơ thể lại chống tái phát cơn gút cấp.

Sữa ít béo có thể ngừa bệnh gout

  • Từ thế kỷ 17, thịt đỏ, hải sản và các sản phẩm sữa đã bị kết tội là thủ phạm gây ra bệnh gút – căn bệnh của nhà giàu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Mỹ đã “giải oan” cho sữa, theo đó uống sữa ít béo mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Bệnh gút từ lâu được xem là “bệnh của vua và cũng là vua của các loại bệnh”. Nó từng tấn công những nhân vật nổi tiếng như Benjamin Franklin, Charles Darwin, Leonardo da Vinci, và đang là nỗi ám ảnh cho hàng triệu người trên thế giới. Gút là một dạng viêm khớp đặc biệt, do sự kết tụ axit uric trong các ổ khớp ở mắt cá chân hoặc bàn chân gây nên. Bệnh có thể gây sưng tấy, cử động cứng nhắc và đau đớn khủng khiếp. Nếu không chữa trị kịp thời, gút có thể gây tổn thương khớp vĩnh viễn. Từ thế kỷ 17, nhà triết học lừng danh John Locke đã khuyến cáo nên tránh xa thịt và các sản phẩm sữa để phòng bệnh.
  • Để kiểm chứng lời khuyên của Locke, nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là tiến sĩ Hyon Choi từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, đã tiến hành điều tra thói quen ăn uống của hơn 47.000 đàn ông, bao gồm các bác sĩ nha khoa, nhãn khoa, chuyên gia nắn xương, dược sĩ và bác sĩ thú y.
  • Nhóm nhận thấy, nếu ăn quá nhiều thịt mỗi ngày, đặc biệt là thịt bò, lợn, cừu, thì nguy cơ phát triển bệnh gút sẽ tăng 21%. Nếu tiêu thụ nhiều hải sản mỗi tuần sẽ làm tăng 7% nguy cơ. Trong khi đó, nếu uống từ 1 tới 5 cốc sữa ít béo mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh giảm tới 43%.
  • “Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy các sản phẩm sữa có khả năng ngăn ngừa bệnh gút hiệu quả”, tiến sĩ Choi cho biết.
  • Nhóm của Choi cũng phát hiện ra một số loại rau mà người ta từng cho rằng có thể khiến bệnh gút thêm trầm trọng như các loại đậu hạt, đậu Hà Lan, nấm, rau bina, súp lơ… thực tế không những không nguy hiểm mà còn rất tốt cho người bệnh.

Sữa chua có lợi cho bệnh nhân gout

  • Gút (gout) còn gọi là thống phong là một bệnh chuyển hóa chất purin gây ứ đọng tinh thể monosodim urate tại khớp và mô liên kết do tăng lượng acid uic trong huyết thanh, với các triệu chứng lâm sàng như viêm khớp tái phát nhiều lần, dị dạng khớp gối, nổi u cục dưới da và quanh khớp và có các biến chứng chủ yếu liên quan đến thận. Bệnh gout thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.
  • Đối với bệnh nhân gút, ngoài việc tuân thủ liệu trình do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, có thể kết hợp điều trị bằng liệu pháp dinh dưỡng, mục tiêu là nhằm đào thải hoặc hạn chế thu nạp chất purin trong cơ thể. Tuy nhiên, khó có thể xây dựng được một thực đơn không có purin.
  • Đối với người mắc gút ở mức trầm trọng vừa phải, chỉ cần giới hạn cung lượng purin ở mức còn khoảng 200mg/ngày. Có thể đạt được kết quả này bằng cách: Hạn chế thịt nạc và cá nạc, gia cầm; Tuyệt đối tránh thực phẩm chứa rất nhiều purin (óc, gan, bầu dục, tuyến ức bê, lưỡi, thịt lợn); Uống nhiều nước…
  • Đúng là chế độ dinh dưỡng của người bệnh gút cần giảm các đồ uống có tính chua. Tuy nhiên sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua lại là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Nên dùng 1 hộp sữa chua/ngày là thích hợp. Lượng dùng vừa phải này không chỉ giúp hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh gút rất tốt, mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng lắng đọng axit uric.
  • Điều này có được là do sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số loại vi khuẩn gồm: streptococcus thermophilus, lactobacillus bungaricus, streptococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men… giúp chuyển đường đa thành đường đơn, giảm độ PH của sữa chua kéo theo sự đông tụ canxi trong sữa, chuyển hóa một phần casein (đạm trong sữa) thành peptone, axit amin.
  • Về khả năng ăn sữa chua để chữa khỏi bệnh gút thì đa số là thông tin ở dạng kinh nghiệm truyền miệng. Tuy nhiên, với những lợi ích của sữa đối với sức khỏe, thì ba của bạn nên sử dụng sữa chua trong thực đơn hàng ngày.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “chế độ dinh dưỡng cho bệnh gout”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666