Rối Loạn Mỡ Máu Theo Y Học Hiện Đại: Hiện nay, vấn đề rối loạn mỡ máu (lipid máu) là một trong những mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe trên thế giới. Các tổ chức tại Mỹ và Châu Âu thường xuyên đưa ra các hướng dẫn về quản lí và điều trị rối loạn mỡ máu. Tại Việt Nam, 75% số ca tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch, một con số rất đáng quan ngại. Do đó, vấn đề tăng cường hiểu biết, dự phòng có hiệu quả các bệnh tim mạch, nhất là các bệnh xơ vữa động mạch là rất quan trọng và cấp thiết.
Lipid trong cơ thể tồn tại dưới các dạng:
Lipid dự trữ: chủ yếu là triglycerid còn gọi là mỡ trung tính, được đưa tới các mô mỡ và dự trữ ở các mô mỡ.
Lipid màng: chủ yếu là phospholipid và cholesterol, tham gia vào thành phần cấu tạo của các tế bào ở các mô, các cơ quan trong cơ thể.
Lipid vận chuyển trong máu: gồm các acid béo tự do, triglycerid, cholesterol toàn phần, phospholipid. Các lipid này vận chuyển trong máu dưới dạng các lipoprotein.
Lipid có hai chức năng chính: tham gia cấu trúc tế bào và sản sinh năng lượng. Ngoài ra, lipid còn tham gia vào các hoạt động chức năng của cơ thể như: đông máu, dẫn truyền xung thần kinh, tham gia cấu tạo một số hormone, acid mật và muối mật…
1. Rối Loạn Mỡ Máu Theo Y Học Hiện Đại:
Nhu cầu lipid của cơ thể:
Năng lượng do lipid cung cấp từ 15-20 % nhu cầu năng lượng trong một ngày.
Cần cung cấp 60-100g lipid/ngày với người trưởng thành, con số này ở trẻ em là khoảng 30-80g lipid/ngày và chủ yếu dưới dạng triglycerid.
1.1. Lipoprotein Là Gì ?
Lipid không tan trong nước nên để có thể di chuyển trong máu lipid phải liên kế với protein đặc hiệu gọi là apoprotein để tạo nên các phân tử lipoprotein có khả năng hòa tan trong nước và đây là dạng vận chuyển của lipid trong máu tuần hoàn.
Cấu trúc của lipoprotein:
Lipoprotein (LP) là những phần tử hình cầu, bao gồm:
Phần nhân chứa đựng những phân tử không phân cực là triglycerid và cholesterol este.
Xung quanh bao bọc bởi lớp các phân tử phân cực: phospholipid và apoprotein (apo).
Giữa 2 phần là cholesterol tự do.
Các apo có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chuyển hóa của lipoprotein.
Các loại lipoprotein:
Bằng phương pháp điện di và siêu ly tâm người ta phân ra các loại lipoprotein chính theo tỷ trọng là:
CM (Chylomycron): là lipoprotein lớn nhất, tỷ trọng < 0,95, được tạo thành duy nhất bởi tế bào niêm mạc ruột, thành phần chủ yếu là triglycerid thức ăn, apo chính là C, B-48, E và AI, AII. Chức năng chủ yếu là vận chuyển triglycerid và cholesterol ngoại sinh về gan.
VLDL (Very low density lipoprotein): là lipoprotein có tỷ trọng rất thấp, được tạo thành chủ yếu ở gan, chứa nhiều triglycerid (65%). Apo gồm B- 100, C và E. Chức năng là vận chuyển triglycerid nội sinh (được tổng hợp từ tế bào gan) vào hệ tuần hoàn.
IDL (Intermediate-density-lipoprotein): là lipoprotein có tỷ trọng trung gian, là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, gọi là VLDL tàn dư (remnant).
LDL (Low-density-lipoprotein): là lipoprotein có tỷ trọng thấp, là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, chứa nhiều cholesterol (50% CE và 10% TG). Phân tử LDL gồm có lõi chứa CE và lớp vỏ chứa apo-B100 còn các apolipoprotein khác chỉ có vết, ở người phần lớn VLDL chuyển thành LDL và apo-B100.
Chức năng chính là vận chuyển cholesterol được tổng hợp ở gan đến các mô ngoại vi. LDL được gắn với các receptor đặc hiệu ở màng tế bào để vào trong tế bào.
HDL (High-density-lipoprotein): là lipoprotein có tỷ trọng cao, được tổng hợp ở gan và một phần ở ruột, một phần do chuyển hóa của VLDL trong máu. Thành phần của HDL gồm nhiều protein (55%), TG (5%), cholesterol (20%) và apo chính là A, C, E.
Chức năng chính của HDL là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô ngoại vi trở về gan để tạo các acid mật và đào thải theo đường mật. HDL là loại lipoprotein bảo vệ chống vữa xơ động mạch.
LP(a) (Lipoprotein(a)): được tổng hợp ở gan với số lượng ít, có cấu trúc tương tự như LDL nhưng có thêm 1 protein gắn vào apo B-100 gọi là apo (a). Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy Lp(a) có thể là yếu tố nguy cơ độc lập của động mạch vành.
1.2. Sự Chuyển Hóa Của Lipid Trong Cơ Thể:
Con đường ngoại sinh:
Gọi đây là con đường ngoại sinh vì lipid được đưa từ bên ngoài vào dưới dạng thức ăn (chủ yếu là triglycerid). Sau khi được phân giải và hấp thu ở ruột dưới dạng chylomycron, lipid được đưa đến các mô cơ, mô mỡ để tiêu thụ hoặc tích lũy một phần ở đây. Phần còn lại được vận chuyển đến gan để tham gia vào chu trình nội sinh.
Con đường nội sinh:
Gọi đây là con đường nội sinh vì phần lớn lượng lipid có trong cơ thể chúng ta được tổng hợp ở gan. Từ các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể như acetyl CoA, gan sẽ thông qua chuỗi phản ứng để tạo thành lipid trong cơ thể.
Chuyển hoá của HDL và LDL:
Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL) trở lại gan, gắn vào các thụ thể đặc hiệu ở màng tế bào và chịu tác dụng của lipase gan.
Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) là chất vận chuyển chính cholesterol trong máu, chủ yếu dưới dạng cholesterol este. LDL gắn với các thụ thể LDL nhận biết ApoB-100 trên màng tế bào gan (70%) và các màng tế bào khác của cơ thể (30%). Các LDL được chuyển vào trong tế bào và chịu sự thoái hóa trong lysosom, giải phóng cholesterol tự do.
Đại thực bào tạo ra từ các monocyt trong máu có thể bắt giữ LDL qua thụ thể thu dọn. Quá trình này xảy ra ở các nồng độ LDL bình thường nhưng được tăng cường khi nồng độ LDL tăng cao và bị biến đổi (LDL bị oxy hóa hoặc glycosyl hóa). Sự bắt giữ LDL bởi đại thực bào ở thành động mạch là yếu tố quan trọng trong bệnh sinh của vữa xơ động mạch. Khi đại thực bào quá tải cholesterol este, chúng chuyển thành các tế bào bọt (foam cell) – một thành phần của mảng vữa xơ.
Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) được tổng hợp tại gan hoặc từ sự thoái hóa của VLDL và chylomycron trong máu. Cholesterol tự do được este hóa thành cholesterol este bởi LCAT có trong HDL mới sinh, làm tăng tỷ trọng của HDL. HDL đóng vai trò loại trừ cholesterol thừa, vì vậy nó được gọi là “cholesterol tốt” và là cơ chế chống vữa xơ động mạch quan trọng nhất.
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thoái hoá lipid diễn ra cân bằng nhau và phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể, vì thế duy trì được sự ổn định về nồng độ lipid và lipoprotein trong máu. Khi có sự bất thường, các kiểu rối loạn chuyển hoá lipid sẽ xảy ra.
1.3. Hội Chứng Rối Loạn Lipid Máu:
Chẩn đoán xác định rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau đây:
Tăng cholesterol huyết tương (TC):
Bình thường: cholesterol trong máu <5,2 mmol/L (<200 mg/dL).
Tăng giới hạn: TC máu từ 5,2- 6,2 mmol/L (200 – 239mg/dL).
Tăng cholesterol trong máu khi >6,2 mmol/L (>240 mg/dL).
Tăng Triglycerid (TG) trong máu:
Bình thường: TG máu <2,26 mmol/L (<200 mg/dL).
Tăng giới hạn: TG từ 2,26 – 4,5 mmol/L (200 – 400 mg/dL).
Tăng TG: TG từ 4,5 – 11,3 mmol/L (400 – 1000 mg/dL).
Rất tăng: TG >11,3 mmol/L (>1000 mg/dL).
Giảm HDL-C:
HDL-C là một lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch. Nếu giảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch:
Bình thường HDL-C trong máu >0,9 mmol/L.
Khi HDL-C máu <0,9 mmol/L (<35 mg/dL) là giảm.
Tăng LDL-C:
Bình thường: LDL-C trong máu <3,4 mmol/L (<130mg/dL);
Tăng giới hạn: 3,4 – 4,1 mmol/L (130 – 159 mg/dL);
Tăng nhiều khi: >4,1 mmol/L (>160 mg/dL).
Rối loạn lipid máu hỗn hợp:
TC >6,2 mmol/L và TG khoảng 2,26- 4,5 mmol/L.
Rối loạn lipid máu ngày càng phổ biến, là bệnh lí làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như tim mạch, đột quỵ não thậm chí là tử vong. Bạn nên khám định kì thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm trước khi bệnh chuyển biến nặng hơn.
2. Mướp Đắng Rừng Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Mỡ Máu:
- Theo sách cổ Đông y, mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không độc, tốt cho kinh tâm, can, phế, vị. Đặc biệt công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người đái tháo đường.
- Khổ qua rừng có thể dùng cả lá, dây, rễ, quả rửa sạch, rồi phơi khô và sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Phần trái thường dùng để chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.
- Theo dân gian, lá non khổ qua rừng từ lâu đã được lấy làm rau ăn, toàn thân rễ lá sắc thuốc trấn ban cho phụ nữ giai đoạn sinh nở. Nước sắc từ dây mướp đắng rừng có tác dụng tiêu độc, phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau sinh hoặc sẩy thai.
- Tác dụng của khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, loại cây này có tên khoa học là Momordica Charantia, mọc hoang phổ biến ở các vùng miền núi trung du, rừng thưa, đất nương rẫy mới đốt dọn. Và thường thấy nhiều ở miền Đông Nam Bộ, nhất là vùng đất đỏ Bình Long, Bình Phước và khu vực Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai. Lá thì giống lá khổ qua nhà, quả to nhất chỉ khoảng ngón chân cái.
- Chống các gốc tự do – nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, tiểu đường…
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
- Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá và rôm sảy.
- Ngăn ngừa ung thư nhờ giảm mỡ máu và ổn định đường huyết.
- Kích thích chức năng tiêu hóa: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị. Chất Alkaloid trong mướp có công dụng lợi tiểu, giúp lưu thông máu tốt, chống viêm, hạ sốt và tăng cường sức khỏe thị lực.
Các công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã khẳng định được vai trò của khổ qua có hiệu quả trong việc sửa chữa tế bào beta tuyến tụy (đây là tế bào đảm nhận chính công việc sản xuất insulin – một nội tiết tố có vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng đường trong máu, một yếu tố mà bệnh nhân ĐTĐ thường khiếm khuyết), nó làm tăng nồng độ insulin trong máu và tăng cường độ nhạy của insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở việc tăng đường huyết bất thường do gan bài tiết.
Vị đắng của khổ qua cũng có vai trò kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, điều này có ý nghĩa đối với những trường hợp bị tăng đường huyết sau ăn.
Những Ai Nên Dùng Mướp Đắng Rừng ?
- Bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu.
- Người mệt mỏi, ăn uống kém.
- Phụ nữ muốn giảm cân, giảm mụn trứng cá.
Cách Dùng Mướp Đắng Rừng:
- Ngày dùng 15 – 20 gr, cho mướp đắng vào cốc thủy tinh hoặc ấm pha trà.
- Đổ nước đun sôi vào. Sau khoảng 10-15 phút là có thể dùng được.
- Có thể hãm trà nhiều lần trong ngày, hoặc buổi sáng hãm trà ra 1 ấm lớn đủ lượng dùng cho cả ngày.
Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
Tham Khảo Một Số Cách Chế Biến Khổ Qua:
- Trà khổ qua: khổ qua thái lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô. Mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 15 – 20 phút thì dùng được.
- Khổ qua có thể dùng để nấu canh chung với thịt heo, củ cải với cách làm đơn giản. Ngoài ra, có thể thái lát mỏng xào với trứng hoặc thịt nạc hoặc với cà rốt cũng cho món ăn rất ngon.
- Nước sắc: khổ qua rửa sạch, tách bỏ ruột, thái lát, nấu chín với nước lọc, lấy nước đó uống hoặc tắm cho hiệu quả giải nhiệt tốt.
- Thuốc thanh nhiệt, kiện tỳ, mát gan: quả mướp đắng ăn sống hoặc nhồi thịt băm đem hấp chín, ăn nóng.
- Hỗ trợ điều trị ho, miệng khát, phiền nhiệt: mướp đắng 1-2 quả băm nhỏ, nấu với 400ml nước còn 100ml nước, uống làm hai lần trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: quả mướp đắng còn xanh thái mỏng, phơi khô, tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6g. Uống sau bữa ăn.
- Hỗ trợ điều trị rôm sảy: mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da.
- Hỗ trợ điều trị chốc đầu: nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày.
Nếu người dùng cảm thấy khó ăn vì khổ qua quá đắng thì có thể làm cách sau đây:
- Đầu tiên là việc chọn lựa khổ qua. Hiện nay có nhiều loại đã được lai giống để ít đắng hơn, những quả này thường to và có gai trên mình lớn. Sau khi rửa sạch và lấy hết ruột, bạn sắt nó ra và ngâm vào nước khoảng 15 phút cũng có hiệu quả bớt đắng. Chú ý là không xắt mỏng rồi ngâm nước vì khi đó khổ qua sẽ mất mùi thơm và làm giảm các dưỡng chất chứa trong nó.
Những Trường Hợp Không Nên Dùng Khổ Qua:
- Tuy khổ qua có nhiều tính năng hữu ích nhưng do nó có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.
- Vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết nên cần lưu ý không nên sử dụng trong các trường hợp người bệnh đang có biểu hiện đường huyết xuống thấp.
- Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây co thắt cơ tử cung và xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non.
- Phụ nữ đang cho con bú cũng không được khuyến khích dùng vì một số thành phần trong khổ qua có thể truyền qua sữa mẹ đang cần làm rõ.
- Việc sử dụng khổ qua thường xuyên cũng có tác dụng ức chế sự thụ thai ở tử cung, cho nên tác động này có lợi hay có hại thì còn tùy vào việc sử dụng và mong muốn của người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.
- Một số thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy tác dụng gây độc của khổ qua ở liều cao và kéo dài. Cho nên liều khuyên dùng trong ngày khoảng 200 – 300g khổ qua tươi hoặc 30 – 60g khổ qua khô.
- Hạt của khổ qua có chứa một số độc chất có thể gây nhức đầu, đau bụng và hôn mê.
Phân Phối Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Mướp Đắng Rừng Giá: 130.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Rối Loạn Mỡ Máu Theo Y Học Hiện Đại”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Hạt Methi, Dây Thìa Canh, Cỏ Ngọt, Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam, Lá Vối, Nụ Vối, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Trái Nhàu Khô.
Để lại một bình luận