Cứng Khớp Triệu Chứng Không Thể Chủ Quan

cứng khớp

Cứng Khớp xảy ra sau mỗi sáng thức dậy hay khi ở lâu một tư thế là dấu hiệu thường gặp ở nhiều người, cảnh báo sụn khớp đang bị hư tổn và thoái hóa khớp xảy ra là điều khó tránh khỏi. Việc chủ động chăm sóc sụn khớp từ sớm là giải pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả đối với đa số trường hợp.

Cứng khớp là gì?

  • Cứng khớp là tình trạng thường gặp ở người thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thường xuất hiện vào buổi sáng (sau khi ngủ dậy) và kéo dài từ 1-2h. Cứng khớp xuất hiện phổ biến ở các khớp tay, chân, đốt ngón tay, ngón chân, cứng khớp cổ.
  • Cứng khớp là hiện tượng gặp phải ở nhiều người và là một vấn đề có liên quan đến bệnh xương khớp. Người gặp phải triệu chứng này sẽ thường xuyên cảm thấy khớp bị cứng, đặc biệt thường bị vào buổi sáng, kéo dài khoảng hơn 30 phút, và giảm nhẹ sau khi nghỉ ngơi.
  • Các số liệu thống kê cho thấy: Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng hoặc cứng khớp khi ngồi lâu chiếm đến 90%. Nếu cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ thì phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm khớp dạng thấp; kéo dài ít hơn nhưng có biểu hiện tăng nặng thì cần cảnh giác vì là dấu hiệu của thoái hóa khớp kèm viêm hoạt mạc khớp và sụn khớp hư tổn. Hiện tượng“cứng khớp” thường diễn tiến từ từ trong vài tuần đến vài tháng, sau đó chuyển sang giai đoạn cứng khớp nặng kèm đau nhức hoặc khớp kêu lạo xạo.
  • Ở giai đoạn khởi phát, hiện tượng cứng khớp buổi sáng có ở 10-20% bệnh nhân, nhưng sang đến giai đoạn toàn phát, có đến 90% bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu này.
  • Các chuyên gia cảnh báo: Nếu các biểu hiện hạn chế cử động, đơ cứng khớp không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ bị tiến triển nặng dần dẫn đến dính, biến dạng khớp, mất chức năng vận động và có thể gây tàn phế, mất khả năng vận động.

Nguyên nhân, triệu chứng của cứng khớp

  • Để vận động thoải mái và dễ dàng, ở đầu mỗi khớp xương luôn được bảo vệ vững chắc bởi một lớp sụn và luôn được cung cấp đủ dịch nhầy giúp bôi trơn khớp và chống sốc. Nhờ cơ chế này mà việc thay đổi tư thế hoặc quá trình vận động của con người mới có thể nhịp nhàng, linh hoạt.
  • Ví dụ, khi chúng ta đi chậm, dịch khớp sẽ tiết ra từ từ, có tác dụng bôi trơn. Nhưng khi chúng ta đi nhanh dịch khớp ngoài tác dụng bôi trơn còn có tác dụng chống sốc, làm giảm áp lực lên sụn khớp, giúp duy trì tuổi thọ sụn khớp.
  • Tuy nhiên, khi “khớp bị khô”, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hiện tượng cứng khớp, các khớp khi đó sẽ bị đau khi vận động hoặc phát ra tiếng “lạo xạo” ,“lục  cục”. Đôi khi, chúng chỉ biểu hiện đơn độc, nhưng cũng có thể kèm theo các chứng sưng, nóng, đau, đỏ, thậm chí còn làm hạn chế vận động.
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đi cùng với biểu hiện cứng khớp bao giờ cũng là tình trạng sụn khớp bị hư tổn, bào mòn dần. Có đến 90% người ở tuổi 35 – 40 bắt đầu cảm nhận những thay đổi này vì sụn khớp “xuống cấp”. Lúc này, việc vận động không chỉ gây đau đớn kéo dài mà lâu dần còn xuất hiện các hậu quả nghiêm trọng bao gồm: xương mọc gai, biến dạng khớp, cứng khớp nặng…
  • Thực tế cũng cho thấy rằng: những hư hại ở sụn khớp có thể xảy ra từ độ tuổi còn trẻ: 20-30 tuổi. Lý do vì giới trẻ ngày càng có xu hướng sử dụng khớp “quá tải”, chơi thể thao quá sức, ngồi một chỗ quá lâu…, khiến sụn nhanh thoái hóa.

Điều trị cứng khớp khó hay dễ ?

  • Khi khớp bị đơ cứng hay đau, không ít người tìm đến thuốc giảm đau, giãn cơ và xem chúng như là “thần dược”. Tuy nhiên, việc lạm dụng dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid, corticoid chỉ làm giảm triệu chứng, khiến bệnh tiến triển âm thầm, nặng và nhanh hơn chứ không được dứt điểm căn nguyên gây bệnh.
  • Do đó, nếu bị cứng khớp, người bệnh cần lựa chọn các sản phẩm nhằm  bổ sung, tăng cường tiết dịch khớp từ Đông y (vì các thuốc này có thể dùng lâu dài, không gây tác dụng phụ, không nhờn thuốc). Bên cạnh đó, ngươi bệnh cũng không nên cố gắng cử động mà cần xoa bóp nhẹ nhàng giúp máu lưu thông và cơ giãn dần.
  • Chế độ tập luyện thể dục và ăn uống cũng góp phần không nhỏ giúp đẩy lùi bệnh khớp. Trước khi tập thể thao, bạn nên thường xuyên xoa bóp, khởi động cơ thể. Khi tập luyện, nên tiến hành từ từ, không tập quá sức. Những môn thể thao có lợi cho xương khớp là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, thái cực quyền, khí công rất có ích cho sự mềm dẻo, linh hoạt của khớp.

Cải thiện cứng khớp nhờ cơ chế “tăng cường tiết dịch”

Các chuyên gia Cơ – Xương – Khớp nhận định về bản chất “cứng khớp” là do 2 nguyên nhân:

  • Cơ thể không có đủ nguyên liệu để sản sinh ra dịch khớp.
  • Do dịch khớp đã sản sinh nhưng bị ứ trệ tại chỗ, không được vận chuyển đến đúng vị trị khớp cần bôi trơn.

Do đó, để  hạn chế cứng khớp, điều cần làm không phải là chỉ tập trung điều trị triệu chứng bằng cách “làm giảm đau” hay “chống viêm” mà quan trọng nhất là phải làm sao để “tăng cường tiết dịch khớp”.

Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cứng khớp triệu chứng không thể chủ quan”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666