Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm là do tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống.
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì ?
- Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa hai đốt sống có lớp vỏ bọc nhân nhày ở nhân tủy, theo đó đĩa đệm có tính đàn hồi giúp vận động được trơn tru như một bộ phận giảm xóc của cơ thể, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên do nhiều tác nhân tác động như chấn thương, thói quen vận động không đúng cách hợp lý làm đĩa đệm bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu gây đau nhức và ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình vận động đây được gọi là thoát vị đĩa đệm.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay.Tại Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 – 55 tuổi.
Dấu hiệu của Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm:
- Thay đổi đường cong sinh lý cột sống thắt lưng: Cột sống thắt lưng ở trạng thái bình thường, chúng ta biết rằng cột sống thắt lưng không thể giảm đường cong sinh lý, mức độ kéo giãn hoặc ưỡn cột sống, xuất hiện lồi sau và biến dạng, đây đều là những triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa điểm cột sống thắt lưng.
- Cột sống lưng lệch bên: Nhìn quan hệ không giống nhau giữa nơi nhân nhầy thoát ra ngoài và rễ thần kinh, biểu hiện ở cột sống lệch về bên lành hoặc bên bị bệnh. Nếu như bộ nhân nhầy thoát ra ngoài ở vị trí bên trong rễ thần kinh, do cột sống lệch về phía bị bên làm giảm trương lực rễ thần kinh cột sống, do vậy cột sống lưng lệch về phía bên bị bênh; Ngược lại, nếu như nhân nhầy thoát ra bên ngoài rễ thần kinh, cột sống lưng sẽ lệch về phía bên lành. Đây là những triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Dáng đi: Thoát vị đĩa đệm rễ thần kinh thắt lưng có những triệu chứng điển hình, như đi bộ không được như người bình thường, xuất hiện hiện tượng dáng đi khập khiễng, một tay đỡ lưng hoặc chân bị bệnh chịu áp lực và dáng đi nhẩy bước, bệnh nhân nhẹ không có biểu hiện. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể nhìn thấy từ dáng đi, là biểu hiện thường xuyên gặp phải.
Bên trên là những dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, hi vọng những bệnh nhân có biểu hiện đau lưng cần chú ý hơn, nếu như có bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cần tiến hành trị liệu kịp thời, không nên để kéo dài, bỏ lỡ thời gian trị liệu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Cơn đau kéo dài liên tục và theo từng đợt và mỗi đợt có thể kéo dài từ vài ngày hoặc cả tháng tùy vào mức độ tổn thương do bệnh gây ra. cơn đau tăng lên khi vận động hay chỉ là những triệu chứng hắt hơi, cúi lưng… Tùy vào mỗi vị trí thoát đĩa đệm mà có thể biểu hiện một số biểu hiện khác như:
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Triệu chứng đặc trưng là gây đau vùng vai gáy, gây đau tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay và cổ tay, bàn tay… Vận động tay kém hơn do bị mất lực.
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Gây đau thần kinh liên sườn làm cảm giác đau tăng khi nằm nghiêm, ho và đại tiện bị ảnh hưởng. Cơn đau lan theo hình vòng tròn cung ra phía trước ngực dọc theo khoang liên sườn.
- Trường hợp nặng có thể gây mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt.
Nguyên nhân gây ra Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm:
Theo Đông y:
- Các bệnh liên quan đến xương khớp dù có sưng, nóng, đỏ, hay chỉ tê mỏi, nặng, ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp.
- Nguyên nhân gây các bệnh về xương khớp là do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây sưng đau hoặc tê mỏi, nặng ở một khu vực xương khớp hoặc toàn thân. Một số khác thì do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được các cân mạch, gây thoái hóa xương khớp và đau.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống. Một số nguyên nhân chủ yếu gồm:
- Nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Ví dụ: Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.
- Nguyên nhân do nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
- Nguyên nhân do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống.
- Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Hậu quả của Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm:
- Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
- Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
- Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Ngoài ra bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể gây là một số bệnh khác như:
- Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.
- Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.
- Hội chứng đuôi ngựa với biểu hiện gồm đau một cách dữ dội, người bệnh không thể chịu nổi, đòi hỏi cấp cứu về thần kinh. Đau lại kèm theo liệt cơ, mất cảm giác, rối loạn cảm giác… Trường hợp chứng đuôi ngựa dưới có thể rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu, không có liệt hoặc chỉ liệt một số động tác của bàn chân. Đối với trường hợp hội chứng đuôi ngựa giữa thì có triệu chứng liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “bệnh thoát vị đĩa đệm”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Trả lời