Viêm đường tiết niệu tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng làm người bệnh khá khó chịu. Những triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt, có thể xuất hiện máu khi đi tiểu hoặc đau bụng dưới… làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh, làm người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng. Chế độ ăn uống cũng là yếu tố khá quan trọng trong điều trị viêm đường tiết niệu, dưới đây là một số chú ý trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Vệ sinh không sạch sẽ bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn là nguyên nhân chính dẫn tới viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, ít ai biết yếu tố dinh dưỡng, luyện tập hằng ngày cũng ảnh hưởng ít nhiều, vậy chế độ ăn ảnh hưởng gì tới đường tiết niệu và làm thế nào để chủ động phòng tránh bệnh?
Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm: |
Phòng tránh các bệnh về đường tiết niệu bằng chế độ ăn uống
- Các bệnh đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, vô sinh hiếm muộn. Chính vì thế, tốt nhất cả nam và nữ nên chủ động phòng tránh bệnh để có sức khỏe tốt, loại bỏ nguy cơ mắc bệnh.
- Ngoài các biện pháp phòng tránh chính như: có đời sống tình dục lành mạnh, thường xuyên vệ sinh vùng kín mỗi ngày để không cho các loại vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh thì chế độ ăn uống khoa học cũng có vai trò quan trọng.
Dưới đây là gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho cả nam và nữ giúp chủ động phòng ngừa tích cực viêm đường tiết niệu:
- Cần uống đủ nước: mỗi ngày cơ thể cần cung cấp ít nhất từ 2 tới 3 lít nước. Điều này không chỉ giúp làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa mà còn có thể loại bỏ các chất độc hại giúp thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu xuống mức thấp nhất.
- Tăng cường bổ sung hoa quả tươi và rau xanh: nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh về đường tiết niệu gây ra là vi khuẩn. Các loại vi khuẩn như E.coli, chlamydia, mycoplasma sẽ khó có thể tồn tại được ở trong môi trường giàu axit. Một chế độ ăn uống ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi, ớt chuông..sẽ rất tốt để phòng tránh viêm đường tiết niệu. Đây đều là thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc các đang điều trị viêm đường tiết niệu.
- Thay cà phê bằng trà: các loại trà không chỉ giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, làm việc hiệu quả hơn mà các có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể. Đồng thời bài tiết các loại vi khuẩn có hại ra bên ngoài.
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì ?
Người bị bệnh viêm đường tiết niệu nên thực hiện một số chế độ dưới đây:
- Nên hấp thụ nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước. Nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để cơ thể có thể thanh lọc được nhiều chất độc hại và vi khuẩn trong cơ thể ra bên ngoài.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam, ớt chuông, ổi vì vitamin C có tác dụng chống lại các nhiễm trùng ở đường tiết niệu và ngăn ngừa sự tái phát.
- Trà thảo dược cũng tốt cho người bệnh viêm đường tiết niệu như: Trà gừng, bạc hà giúp loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn có hại trong cơ thể.
- Bữa ăn hàng ngày nên cung cấp đầy đủ rau xanh và các loại trái cây tươi. Rau củ quả và một số loại hạt là những thực phẩm lành mạnh nó có tác dụng lớn cho việc tăng sức đề kháng cho âm đạo.
- Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn sống cho quá trình lên men, nó rất có lợi cho việc cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo và rất có lợi khi bạn bị viêm nhiễm đường âm đạo. Việc mất cân bằng sẽ làm cho âm đạo của bạn bị khô rát và viêm nhiễm tăng khả năng bị các bệnh phụ khoa.
- Nước ép quả việt quất chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng phòng chống các bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Vitamin E chứa trong dầu oliu, quả bơ, lạc, vừng, dầu dừa… có tác dụng điều tiết chất nhờn để bôi trơn âm đạo và tránh các nguy cơ làm khô rát âm đạo
Viêm đường tiết niệu không nên ăn gì ?
Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu người bệnh nên chú ý những điều sau đây:
- Không nên hấp thụ các thực phẩm đã được chế biến sẵn, những đồ ăn nhanh, pho mát.
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa, socola…
- Các chất kích thích như chè, cà phê hoặc đồ uống có cồn, có ga cần được đưa ra khỏi danh sách trong ăn uống hàng ngày.
- Đồ ăn cay nóng càng hạn chế càng tốt.
- Muối là gia vị không thể thiếu trong các món ăn, nhưng hãy nhớ khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu càng hạn chế muối tối đa càng tốt cho người bệnh.
Món ăn ngon cho người bệnh viêm đường tiết niệu
Cháo hạt dành dành:
- Lấy 10g hạt dành dành, 30g đậu đen, 30g đậu xanh, 50g gạo, 30g đường phèn. Hạt dành dành cho vào nồi thêm 500ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 400 ml nước đặc. Đậu xanh, đậu đen, gạo xay thành bột mịn, cho nước hạt dành dành vào khuấy đều đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho thêm đường phèn vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. Chia 2 lần ăn lúc đói, cần ăn liền trong 3 ngày.
Cháo mã đề:
- Lá mã đề 30g, đậu đen 30g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Đậu đen, gạo xay thành bột, cho vào nồi thêm 300ml nước đun trên lửa nhỏ. Lá mã đề rửa sạch, thái thật nhỏ. Khi cháo chín cho lá mã đề, bột gia vị vào đảo đều, cháo sôi lại một lúc lá được. Chia 2 lần ăn trong ngày, cần ăn liền 3 ngày.
Cháo chim sẻ:
- Chim sẻ 3 con, gạo nếp 50g, hành tươi 10g, bột gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, ướp bột gia vị khoảng 30 phút. Hành rửa sạch thái nhỏ. Gạo nếp cho vào nồi thêm 400ml nước ninh thật nhừ, cho chim sẻ vào ninh tiếp. Cháo chín cho vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Chia 2 lần ăn trong ngày, cần ăn liền 3 ngày.
Cháo thịt rùa:
- Thịt rùa 100g, thịt chó 50g, gạo 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt rùa làm sạch ướp bột gia vị, cho vào nồi thêm 400ml nước ninh thật nhừ. Thịt chó rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột. Khi thịt rùa nhừ cho thịt chó, bột gạo vào đảo đều, đun tiếp đến khi cháo chín là được. Chia 2 lần ăn trong ngày. Cần ăn liền 3 ngày.
Chú ý: Đối với chị em, chế độ ăn uống mà nhiều đường và chất béo sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo và gây hiện tượng nấm ngứa, vì thế viêm nhiễm sẽ trở nên nặng hơn. Vì vậy người bệnh cần chú ý để ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giúp bệnh mau khỏi.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “chế độ ăn cho bệnh viêm đường tiết niệu”. |
Trả lời