Bệnh sỏi đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến, chiếm 30-40% số bệnh nhân tiết niệu. Phẫu thuật sỏi đường tiết niệu đứng hàng đầu trong các phẫu thuật tiết niệu (50-60%). Tuổi mắc bệnh thường là 20 – 60, nam mắc bệnh sỏi đường tiết niệu nhiều hơn nữ.
Tại sao xuất hiện bệnh sỏi đường tiết niệu ?
- Yếu tố di truyền, các dị dạng bẩm sinh đường niệu.
- Khí hậu trở nên nóng bức, mồ hôi ra nhiều và nước tiểu bị cô đặc làm cho các tinh thể muối trong nước tiểu bị bão hòa và dễ bị kết tủa tạo sỏi trong thận hoặc bàng quang.
Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm: |
- Uống quá nhiều loại nước có chất canxi như sữa và các chất pha thêm vào sữa cũng tăng nguy cơ gây bệnh vì tăng hàm lượng canxi hấp thu vào cơ thể.
- Uống ít nước, ăn quá mặn, ăn nhiều các thức ăn giàu canxi có mặt tốt nhưng cũng tăng nguy cơ bị bệnh lên cao.
- Người bị bệnh nằm lâu ít vận động, nhiễm khuẩn.
- Bệnh sỏi tiết niệu thường gặp trong độ tuổi lao động, ở nam nhiều hơn ở nữ.
Triệu chứng, biểu hiện của bệnh sỏi đường tiết niệu
Bệnh sỏi đường tiết niệu trên (gồm sỏi thận, sỏi bể thận, sỏi niệu quản)
- Cơn đau quặn thận: xuất hiện đột ngột, sau khi gắng sức, khởi phát ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới, cường độ đau thường mạnh, không có tư thế giảm đau.
- Cơn đau của thận do sự tắt nghẽn bể thận và đài thận: đau ở hố thắt lưng phía dưới xương sườn 12, lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.
- Cơn đau của niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc theo đường đi của niệu quản, xuống dưới đến hố chậu bộ phận sinh dục và mặt trong đùi.
- Triệu chứng kèm theo hay gặp là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Có thể có sốt, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp.
- Khám thấy điểm sườn lưng đau, rung thận rất đau. Các điểm niệu quản ấn đau, có thể thấy thận lớn.
Bệnh sỏi đường tiết niệu dưới (gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo)
- Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, rát, tiểu ra máu.
- Tiểu tắc giữa dòng.
- Khám ấn điểm bàng quang đau.
- Sỏi niệu đạo sẽ gây bí tiểu, khám lâm sàng thường phát hiện được cầu bàng quang, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.
Điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu như thế nào?
Các nguyên tắc chính trong điều trị sỏi đường tiết niệu như sau:
- Điều trị nội khoa (không cần mổ) được áp dụng đối với sỏi không gây bế tắc, không gây triệu chứng, không có nhiễm trùng. Sỏi nhỏ hơn 4-5mm có thể tự ra theo dòng nước tiểu, bệnh nhân được khuyên nên uống nhiều nước. Sỏi niệu quản có kích thước nhỏ hơn 4mm thì 90% sẽ tự tiểu ra. (Tuy nhiên, nếu sỏi lớn hơn 6mm thì khả năng tiểu ra sỏi chỉ khoảng 20%).
- Sỏi đường tiết niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt.
- Tùy kích thước và vị trí của sỏi trên đường tiết niệu và đặc điểm bệnh nhân mà có những phương pháp điều trị khác nhau như: mổ mở, tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL), phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (PCNL), nội soi bàng quang niệu quản tán sỏi, phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản. Mỗi phương pháp có những chỉ định cũng như ưu nhược điểm khác nhau.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân sỏi đường tiết niệu:
- Uống nhiều nước: nên uống khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt trên 2,5 lít trong một ngày sẽ giúp tránh bị sỏi niệu.
- Ăn ít thịt động vật: ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt.
- Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci như sữa, phômai… Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phômai (khoảng 800-1.300mg chất calci).
- Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu calci, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalate từ ruột và sẽ tạo sỏi niệu, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị bệnh loãng xương.
- Kiêng cữ thực phẩm chứa nhiều oxalate như trà đặc, bột cám, ngũ cốc, rau muống, sôcôla, cà phê… khi lượng oxalate bài tiết trong nước tiểu gia tăng hơn bình thường (khoảng 45mg/24giờ).
- Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi, nước bưởi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống lại sự tạo sỏi niệu.
- Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi niệu.
- Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine gây sỏi niệu như cá khô, thịt khô, khô mực, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm nêm, mắm thái, lòng heo, lòng bò…
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “bệnh sỏi đường tiết niệu”. |
Trả lời