Cách Dùng Đẳng Sâm Chữa Bệnh: ngày dùng 10 – 20gr rửa qua, đun với 2 lít nước đun sôi để nhỏ lửa tầm 5 phút sau đó chắt nước ấm dùng trong ngày, không để qua đêm. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Đẳng sâm là vị dược liệu quý được sử dụng rất nhiều trên thế giới hiện nay. Mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau như: Dang Shen Giseng của Trung Quốc, Cordonkilokke của Na Uy, Fattigmans của Thụy Điển hay Snerleklokke của Đan Mạch. Loài cây này có tên gọi khoa học theo danh pháp Quốc tế là Codonopsis pilosula.
Tại Việt Nam, đẳng sâm còn được gọi bằng nhiều cái tên theo thói quen của từng vùng miền như đảng sâm, sâm ngọc linh, hồng đẳng sâm, sâm rừng…
Đẳng sâm hay đảng sâm thuộc cây thân cỏ, dây leo, sống lâu năm. Tùy theo vị trí cũng như điều kiện tự nhiên xung quanh mà thân có thể mọc lan dưới đất hay leo trên vật cản nào khác. Thân có màu tím và có lông mọc xung quanh. Tuy nhiên, phần ngọn của cây còn non không có lông.
Theo Đông y, đẳng sâm có vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng…
Những Cách Dùng Đẳng Sâm Chữa Bệnh:
Giúp bổ nguyên khí, thanh phế kim, tráng gân cơ, khai thanh âm (Thượng Đảng Sâm Cao – Đắc Phối Bản Thảo): Dùng 640 gram dược liệu, 320 gram sa sâm, 160 gram quế viên nhục rửa sạch. Cho tất cả vị thuốc vào nồi và nấu thành cao. Mỗi lần uống một muỗng cao thuốc cùng với nước ấm.
Điều trị khí bị hư, tiêu chảy, thoát giang (Sâm Kỳ Bạch Truật Thang – Bất Tri Y Tất Yếu): Dùng 8 gram dược liệu đã sao với gạo, 6 gram chích kỳ, 6 gram bạch truật, 6 gram phục linh, 6 gram nhục khấu tương, 8 gram sơn dược đã sao, 1,5 gram thăng ma đã nướng mật, 2,8 gram chích thảo. Cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 3 lát gừng và 600ml nước lọc. Sắc thuốc và chắt lấy nước uống.
Điều trị uống phải thuốc hàn lương làm cho Tỳ Vị bị hư yếu, miệng sinh nhọt (Sâm Kỳ An Vị Tán – Hầu Khoa Tử Trân Tập): Dùng 8 gram dược liệu, 4 gram phục linh, 8 gram chích kỳ, 2 gram cam thảo, 2,8 gram bạch thược. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và cho vào nồi. Rót thêm 600ml nước lọc và thực hiện sắc thuốc. Chắt lấy phần nước thuốc và chia thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày.
Điều trị phế quản bị viêm mạn, bệnh lao phổi (Phế khí âm hư) (Thanh Táo Cứu Phế Thang – Y Môn Pháp Luật): Dùng 12 gram dược liệu, 12 gram thạch cao cho vào nồi sắc trước, 12 gram tang diệp, 2 gram mạch môn, 8 gram a giao, 6 gram hạnh nhân, 6 gram hồ ma nhân, 6 gram tỳ bà diệp đã nướng mật. Cho tất cả vị thuốc vào nồi và sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Điều trị thần kinh suy nhược (Sinh Mạch Tán – Nội Ngoại Thương Biện Hoặc Luận): Dùng 12 gram dược liệu, 12 gram mạch môn, 8 gram ngũ vị tử. Sau khi rửa sạch, cho tất cả vị thuốc vào nồi cùng với 800ml nước lọc. Thực hiện sắc thuốc cho đến khi còn 400ml nước. Chắt lấy phần nước thuốc và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Điều trị miệng lở loét ở trẻ nhỏ (Thanh Hải Tước Trung Y Kinh Nghiệm Giang Biên): Dùng 40 gram dược liệu, 20 gram hoàng bá. Mang cả hai vị thuốc tán thành bột và bôi lên vết thương.
Điều trị huyết áp thấp (theo Quảng Tây Trung dược Tạp Chí 1985, 5: 36): Dùng 16 gram dược liệu, 10 gram nhục quế, 12 gram hoàng tinh, 6 gram cam thảo, 10 quả đại táo. Cho tất cả vị thuốc vào nồi và sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Một liệu trình là 15 ngày.
Điều trị huyết áp cao ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim (theo Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng): Dùng 10 gram dược liệu, 16 gram vỏ con trai (loại trai cho ngọc), 10 gram sinh địa, 10 gram đương quy, 15 gram hạt trắc bát tử, 16 gram táo, 6 gram mộc hương, 16 gram phục linh, 6 gram hoàng liên. Cho thuốc vào nồi và sắc cùng với 800ml nước lọc. Để nguội bớt, chắt lấy phần nước và chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng 1 thang/ngày liên tục trong 2 – 2,5 tháng.
Điều trị phế quản viêm mạn (thể khí hư huyết ứ) (theo Trung Dược Thông Báo 1986, 3: 55): Dùng dược liệu, thương truật, sinh khương, ngũ linh chi mỗi loại 10 gram. Sắc thuốc uống 1 thang/ngày liên tục từ 1 – 2 tháng.
Điều trị thần kinh suy nhược (theo Hồ Bắc Khoa Học Kỹ Thuật Y Dược Tạp Chí 1976, 3: 25): Dùng dung dịch tiêm Phức phương đẳng sâm. Mỗi 1ml chứa 1 gram dược liệu, 50mg vitamin B1). Thực hiện tiêm bắp mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2ml. 15 ngày là một liệu trình.
Điều trị tử cung xuất huyết cơ năng (theo Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1986, 5: 207): Dùng 30 – 60 gram độc vị đảng sâm cho vào nồi vào sắc lấy nước uống. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục 5 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt.
Điều trị ho, hư lao, cơ thể suy nhược (theo Trung Dược Học): Dùng 16 gram dược liệu, 6 gram ý dĩ nhân, 12 gram hoài sơn, 2 gram cam thảo, 6 gram khoản đông hoa, 6 gram xa tiền tử. Sau khi rửa sạch cho tất cả vị thuốc vào nồi. Thực hiện sắc thuốc cùng với 800ml nước lọc cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại một nửa. Chắt lấy phần nước và chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.
Điều trị đau lưng, thận suy, đái lắt nhắt, mỏi gối, bồi dưỡng cơ thể (theo Trung Dược Học): Dùng 16 gram dược liệu, 1,2 gram huyết giác, 6 gram cáp giới, 0,8 gram trần bì, 6 gram tiểu hồi. Ngâm tất cả vị thuốc với 250ml rượu sau khi rửa sạch. Uống thuốc trước khi ngủ.
Điều trị ăn kém ngon, cơ thể mệt mỏi, đại tiện lỏng (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách): Dùng 20 – 40 gram dược liệu sắc lấy nước uống. Hoặc sử dụng dược liệu kết hợp với 10 gram đương quy, 12 gram ba kích, 12 gram bạch truật đã sao. Tán tất cả vị thuốc thành bột, trộn với mật để làm thành viên hoặc cho vị thuốc vào nồi sắc lấy nước uống. Uống 12 – 20 gram/ngày.
Điều trị người già suy yếu lâu ngày, những người làm việc nhiều hao trí óc và sức lao động, mệt tim, ê ẩm (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách): Dùng 40 gram dược liệu, long nhãn, đương quy, ngưu tất, mạch môn mỗi thứ 12 gram. Cho thuốc vào nồi và sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Điều trị tỳ vị bất hòa, trung khí suy nhược (Đảng Sâm Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách): Cho dược liệu vào nồi và nấu thành cao lỏng cùng với đường cát trắng. Uống mỗi lần 1 muỗng cùng với ước ấm.
Điều trị khí huyết đều suy (Đại Sâm Cao – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách): Dùng dược liệu, long nhãn, bạch truật, chích hoàng kỳ và đường cát nấu thành cao. Uống mỗi lần 1 muỗng cùng với ước ấm.
Những Lưu Ý Khi Dùng Đẳng Sâm:
Dược liệu Đẳng sâm vừa có thể giúp bổ huyết vừa có thể giúp bổ khí. Dược liệu chuyên điều trị một số vấn đề liên quan đến bệnh tỳ vị, khí huyết đều hư (theo Trung Dược Học Giảng Nghĩa).
Người bệnh có thể sử dụng Đẳng sâm như nhân sâm. Có thể thay thế nhân sâm khi thiếu. Khi có nhân sâm vẫn có thể thêm Đẳng sâm trong điều trị ăn kém, mệt mỏi, tỳ hư, vàng da, thiếu máu, tiểu đục, phù chân, phế hư do phiền khát. (theo Trung Dược Học).
Tuy có thể thay thế nhân sâm như sức thuốc hơi bạc nhược, không thể giữ thuốc được lâu. Vì thế nếu hư nặng, tình trạng nguy cấp thì nên dùng nhân sâm (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Hoàng kỳ và Đẳng sâm đều là thuốc bổ khí. Tuy nhiên Đẳng sâm bổ, lực yếu, tính bình, vị ngọt, không ôn cũng không táo, dưỡng huyết, bổ khí kiêm ích tâm, âm huyết hư, khí hư đều phải dùng đến dược liệu Đẳng sâm (Theo Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Nhân sâm và Đẳng sâm đều là yếu dược để bổ khí. Tuy nhiên về mặt dưỡng huyết, nhân sâm so với Đẳng sâm thì hơn (Theo Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).
Phân Phối Đẳng Sâm Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Đẳng Sâm Giá: 800.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Đẳng Sâm Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Đẳng Sâm Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Cách Dùng Đẳng Sâm Chữa Bệnh”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
arrow: Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Giảo Cổ Lam Khô, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm.
Trả lời