Bệnh Viêm Cầu Thận Có Lây Không ? và lây qua những đường nào là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Do tình trạng viêm nhiễm ở cầu thận không điều trị có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm sức khỏe, tính mạng. Vì thế việc chủ động điều trị, phòng chống lây nhiễm là vấn đề hàng đầu cần thực hiện.
Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể giúp lọc độc tố và bài tiết nước tiểu. Trong cơ quan này có nhiều bộ lọc nhỏ được tạo thành bởi các mạch máu giúp lọc và thải dịch, đồng thời sản xuất hormone, cân bằng điện giải và bình ổn huyết áp cho cơ thể.
Một trong những bệnh lý về thận phổ biến hiện nay là chứng viêm cầu thận. Đây là một bệnh lý về đường tiết niệu tương đối nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bạn đọc nên thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường như:
Thay đổi màu sắc nước tiểu, nước tiểu sẫm màu hơn, đôi khi có máu, bọt do chứa hồng cầu và protein dư thừa.
Huyết áp thay đổi bất thường, tăng cao không rõ nguyên do, kèm theo đó tình trạng cholesterol tăng cao.
Phù mặt, tay, chân, bụng, ấn lõm mềm.
Cơ thể mệt mỏi, có biểu hiện thiếu máu và suy thận, khó thở…
Bệnh viêm cầu thận là một trong những bệnh lý có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe, được xếp vào dạng bệnh lý nguy hiểm nếu chữa trị chậm trễ. Một số biến chứng mà bệnh lý này gây ra cho cơ thể người bệnh có thể kể đến như:
Suy tim cấp: Biến chứng thường gặp nhất của chứng bệnh viêm cầu thận cấp, xuất hiện nhanh và có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
Suy thận cấp tính: Biến chứng khá phổ biến ở người bệnh mắc hội chứng viêm cầu thận tiến triển nhanh. Chức năng lọc của thận bị suy giảm hoặc biến mất khiến độc tố tích tụ lại trong cơ thể. Người bệnh phải lọc máu để cấp cứu.
Suy thận mạn tính: Biến chứng nghiêm trọng của viêm cầu thận, làm suy giảm chức năng của cơ quan này. Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân suy thận phải chạy thận hoặc ghép thận nếu muốn duy trì sự sống.
Ngoài những biến chứng kể trên, người viêm cầu thận còn gặp các vấn đề kháng như cao huyết áp hoặc mắc phải chứng thận hư. Bạn cần sớm nhận biết và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
1. Bệnh Viêm Cầu Thận Có Lây Không ?
Ngoài các vấn đề xoay quanh viêm cầu thận có triệu chứng gì, biến chứng nguy hiểm ra sao và phương pháp điều trị bệnh. Hiện nay, nhiều người còn quan tâm đến vấn đề: “Bệnh viêm cầu thận có lây không?”. Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia khẳng định rằng bệnh có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Đặc biệt, các con đường lây lan có thể chỉ thông qua tiếp xúc da, đường hô hấp và tiêu hóa. Cụ thể như sau:
Lây qua da:
Mặc dù con đường lây lan của bệnh được ghi nhận có qua tiếp xúc ngoài da. Tuy nhiên, nếu da bạn không bị trầy xước hay tổn thương thì khi tiếp xúc vi khuẩn từ người bệnh chúng không thể xâm lấn sâu vào bên trong cơ thể bạn.
Trường hợp trên da dù chỉ có một vết xước nhỏ, khả năng hại khuẩn sẽ từ đấy xâm nhập và tấn công sâu vào bên trong. Nếu bạn không khử trùng, một thời gian có thể đây là nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cho bạn. Chính vì thế, bạn nên thận trọng khi tiếp xúc gần với người bệnh, nhất là khi trên cơ thể đang có tổn thương.
Lây qua đường hô hấp:
Đường hô hấp là một trong những con đường mà hại khuẩn, virus có thể thâm nhập và gây bệnh cho cơ thể. Đây cũng là con đường mà bệnh viêm cầu thận có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Vi khuẩn có thể đi sâu vào bên trong cơ thể thông qua không khí đến các tuyến bạch huyết ở ngực. Chúng tiếp tục sinh sôi, nếu gặp điều kiện thuận lợi, hoạt động của hệ miễn dịch kém, vi khuẩn gây bệnh tiếp tục lan rộng. Khi chúng phát triển đủ mạnh mẽ, độc tố trong có thể tích tụ quá nhiều có thể đe dọa tính mạng của người bị lây bệnh viêm cầu thận.
Viêm cầu thận lây qua đường tiêu hóa ?
Bạn có thể mắc bệnh nếu có thói quen ăn đồ sống, đồ tái thường xuyên. Đặc biệt là việc sử dụng tiết canh hay nội tạng động vật chứa chín có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Bởi theo một vài nghiên cứu, loại virus gây viêm cầu thận ở động vật có thể nhiễm sang người.
1.1. Bệnh Viêm Cầu Thận Có Chữa Khỏi Được Không ?
Cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm cầu thận. Các biện pháp điều trị được áp dụng trên thực tế chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng, kìm hãm sự phát triển của bệnh, phòng ngừa biến chứng. Do đó, việc chữa trị dứt điểm bệnh viêm cầu thận là vấn đề vô cùng nan giải.
Tuy nhiên, bạn nên sớm phát hiện và can thiệp kiểm soát bệnh. Vì mức độ nguy hiểm khi bệnh biến chứng cao, nên để ngăn ngừa các rủi ro bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Dưới đây là những biện pháp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm cầu thận tốt nhất, bạn đọc có thể tham khảo:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Trường hợp viêm cầu thận không quá nghiêm trọng, mới khởi phát, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn uống để khắc phục triệu chứng. Đầu tiên, người bệnh nên cắt giảm lượng muối và kali nạp vào cơ thể thông qua việc ăn nhạt hơn, hạn chế ăn khoai, chuối…
Đảm bảo lượng nước nạp đủ cho cơ thể hàng ngày, không quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tình trạng suy giảm chức năng của thận. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, kết hợp đảm bảo mức chất lỏng trong cơ thể để tránh tình trạng viêm cầu thận tiến triển nhanh.
1.2. Phòng Ngừa Nguy Cơ Lây Nhiễm Viêm Cầu Thận:
Viêm cầu thận có thể kiểm soát, tuy nhiên nếu bệnh phát triển khả năng biến chứng cao. Lúc này, việc điều trị khó khăn và người bệnh có nguy cơ cao ảnh hưởng tính mạng. Do đó, việc phòng ngừa viêm cầu thận được chuyên gia đặt lên hàng đầu. Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh lây nhiễm chứng bệnh này:
Giảm lượng muối nạp vào cơ thể, giữ lượng nước vừa đủ, tránh ăn mặn gây phù hoặc cao huyết áp.
Cắt giảm đạm, kali khi gặp vấn đề về thận. Bởi chúng là nguyên nhân gây tích tụ chất thải trong máu.
Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, kiểm soát đường huyết.
Điều trị bệnh nhiễm trùng, tránh tiếp xúc với người bệnh viêm cầu thận khi cơ thể có vết thương, hệ miễn dịch kém.
Giữ môi trường sống trong lành, sạch sẽ, hạn chế đến nơi ô nhiễm, có chất phóng xạ hoặc hóa chất độc hại.
Giữ vệ sinh cá nhân, răng miệng mỗi ngày. Điều trị bệnh viêm họng, viêm da và viêm gan triệt để để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa viêm cầu thận.
Điều trị theo hướng dẫn bác sĩ khi bị nhiễm khuẩn, tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh để đảm bảo an toàn hơn cho sức khỏe.
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh giúp cơ thể nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập gây hại của hại khuẩn, virus…
2. Câu Kỷ Tử Tốt Cho Bệnh Thận:
- Theo Đông y, Kỷ Tử có vị ngọt, tính bình; vào kinh can và thận, có tác dụng tu dưỡng can thận, nhuận phế, ích tinh, minh mục. Dùng cho các chứng can thận âm hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt ù tai, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, liệt dương di tinh, bệnh tiểu đường, viêm gan mạn, vô sinh, đái đường…
Trích đoạn y văn cổ:
- Sách Bản thảo kinh tập chú: “bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo”.
- Sách Dược tính bản thảo: “bổ ích tinh bất túc, minh mục an thần”.
- Sách Thực liệu bản thảo: “trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao”.
- Sách Bản thảo cương mục: “tư thận, nhuận phế”.
- Sách Bản thảo kinh sơ: “chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc. là thuốc tốt ích tinh, minh mục”.
- Sách Cảnh nhạc toàn thư: “dùng với Thục địa là rất hay, thuốc làm sáng mắt, rõ tai, ích tinh cố tủy, kiêïn cốt cường cân, thiện bổ lao thương, chỉ tiêu khát, chân âm hư mà bụng rốn đau không khỏi, dùng nhiều rất hay”.
- Sách Trùng khánh đường tùy bút: “Câu kỷ tử chuyên bổ huyết, không dùng thuốc nào hơn ( chuyên bổ dĩ huyết, phi tha dược sở năng cập dã)”.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide Kỷ tử.
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt.
- Chất Betain là chất kích thích sinh vật cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ.
- Có tác dụng hạ cholesterol của chuột cống, chất Betain của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết.
- Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, hưng phấn ruột ( tác dụng như cholin), chất Betain thì không có tác dụng này.
- Nước sắc Khởi tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ.
- Có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các tác giả Nhật bản có báo cáo năm 1979 là: lá và quả.
- Khởi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm. Các tác giả Trung quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc lá ( lá, quả và cuống quả của Kỷ tử Ninh hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người.
Những Ai Nên Dùng Kỷ Tử ?
- Người thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Người can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
Cách Dùng Kỷ Tử:
- Dùng 8 – 25 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày hoặc có thể dùng ngâm rượu.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Kỷ Tử:
Kỷ Tử Được Dùng Làm Thuốc Trong Các Trường Hợp:
Tư thận, dục âm (bổ thận, nuôi dưỡng chân âm): Trị chứng thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Bài Hoàn câu kỷ: khởi tử, hoàng tinh liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước nóng.
Dưỡng can, minh mục (nuôi can, làm sáng mắt): Trị chứng can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
- Bài 1: Kỷ cúc địa hoàng hoàn: khởi tử 12g, cúc hoa 12g, thục địa 16g, đan bì 6g, sơn dược 8g, phục linh 8g, sơn thù 8g, trạch tả 8g. Nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối loãng hoặc nước nóng. Trị các chứng can thận âm hư, sốt về chiều, mồ hôi trộm, nhìn sự vật thấy hoa mắt, đau mắt khô rát.
- Bài 2: Rượu câu kỷ: khởi tử ngâm trong rượu 5 – 7 ngày, chắt ra. Ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh. Trị yếu gan sinh đau mắt, ra gió chảy nước mắt; có tác dụng bổ dưỡng, chống yếu mỏi cơ, bảo vệ mỹ dung…
Món Ăn Và Bài Thuốc Từ Kỷ Tử:
- Chim câu hầm hoàng kỳ, kỷ tử: Khởi tử 30g, hoàng kỳ 60g, chim câu non 1 con. Chim câu làm sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào, hầm cách thủy, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.
- Cháo kỷ tử: Khởi tử 30g, gạo tẻ 100g; đường trắng, mật lượng thích hợp. Nấu cháo gạo tẻ và kỷ tử. Khi ăn thêm đường mật. Dùng cho các trường hợp đau lưng, tê bại hai chân, đau đầu, ù tai hoa mắt chóng mặt.
- Rượu kỷ tử nhân sâm ngũ vị tử: khởi tử 30g, nhân sâm 9g, ngũ vị tử 30g, rượu trắng 500ml. Các dược liệu ngâm trong rượu. Sau 7 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 30 – 50ml, chia làm 1 hoặc 2 lần vào bữa ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, thiếu máu, viêm gan mạn, thị lực giảm.
Kiêng kỵ: Người có thực nhiệt (nhiễm trùng, viêm tấy), đàm thấp, tiêu chảy không dùng.
Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Kỷ Tử ( Câu Kỷ Tử ) Giá: 400.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Kỷ Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Bệnh Viêm Cầu Thận Có Lây Không ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đương Quy, Amakong, Ba Kích Tươi, Ba Kích Tím, Đỗ Trọng.
Để lại một bình luận