Viêm loét dạ dày là một loại bệnh do tổn thương ở niêm mạc dạ dày gây nên. Bệnh thường đi kèm với viêm trợt hang vị hay viêm teo niêm mạc dạ dày hoặc cũng có thể không đi kèm với các bệnh dạ dày nào khác. Do diện tích tổn thương của bệnh gây ra cho niêm mạc tương đối rộng nên nếu không được điều trị kịp thời bệnh dễ gây nên các biến chứng khác.
10 triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày:
- Khó chịu phần thượng vị: thường có cảm giác khó chịu phần thượng vị, chóng mặt, chảy nước dãi, mạch đập chậm…
Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm: |
- Cơn đau rõ ràng ở dạ dày: bộ phận bị đau chủ yếu ở vùng thượng vị, vị trí tương đối thấp, thường là đau tức, đau âm ỉ.
- Đầy hơi: thường có cảm giác đầy hơi phần thượng vị.
- Triệu chứng rõ hơn sau bữa ăn: cảm giác đầy hơi, đau bụng sẽ tăng hơn sau khi ăn.
- Ợ nóng. Do kích thích ở niêm mạc dạ dày.
- Ợ hơi: theo đông y, ợ hơi là hơi thở đi ngược quỹ đạo.
- Trào ngược dịch vị: các bệnh nhân cảm thấy khó chịu buồn nôn ở thượng vị, khô miệng,uống nước hoặc uống thuốc thì dấu hiệu sẽ thuyên giảm.
- Cảm giác no sớm: ăn không nhiều nhưng vẫn có cảm giác tức bụng.
- Buồn nôn, nôn: những đồ ăn quá lạnh hoặc quá cứng cũng kích thích buồn nôn.
- Chán ăn: miệng luôn có cảm giác chua và đắng, không muốn ăn.
Bệnh viêm dạ dày nếu không được điều trị có thể gây viêm loét dạ dày, dẫn đến thủng dạ dày, trào ngược dịch mật, viêm teo dạ dày, ung thư dạ dày.
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những bài thuốc hay chữa viêm loét dạ dày trong cuốn sách “ 557 bài thuốc chữa trị bệnh thường gặp – Âu Anh Khâm” để bạn đọc tham khảo.
9 bài thuốc hay chữa viêm loét dạ dày
1. Mật Ong, Hoa Hồng
- Điều trị: Loét dạ dày, tá tràng (Bệnh trạng loét dạ dày: Vùng bụng trên đau, có cảm giác trướng đầy, đau tức, phái bên trái bụng. Cơn đau thường phát sinh sau bữa ăn từ 1 tiếng đến tiếng rưỡi, đau kéo dài 1-2 tiếng, sau đó giảm dần.
- Đau loét tá tràng ở phía bên phải bụng, cơn đau sau bữa ăn 3-4 tiếng, có khi đau lúc nửa đêm. Ngoài ra còn ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, thổ huyết).
- Liều lượng, cách dùng: Hoa hồng 5 gr, hòa trong nước sôi 10 phút. Cho mật ong và đường đỏ vào, uống dần.
- Công dụng: Giảm chua, lợi tràng, giảm đau, khỏi loét.
2. Bột Tam Thất, Ngó Sen, Trứng Gà
- Điều trị: Loét dạ dày, tá tràng (Bệnh trạng loét dạ dày: Vùng bụng trên đau, có cảm giác trướng đầy, đau tức, phái bên trái bụng. Cơn đau thường phát sinh sau bữa ăn từ 1 tiếng đến tiếng rưỡi, đau kéo dài 1-2 tiếng, sau đó giảm dần
- Đau loét tá tràng ở phía bên phải bụng, cơn đau sau bữa ăn 3-4 tiếng, có khi đau lúc nửa đêm. Ngoài ra còn ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, thổ huyết).
- Liều lượng, cách dùng: Mỗi lần dùng 1 quả trứng gà đập vào trộn với 30 ml nước ngó sen, 3 gr bột tam thất. Hấp cách thủy.
- Công dụng: Cầm máu, giảm đau, tan huyết tụ.
3. Cây Sen Cạn, Táo Tầu
- Điều trị: Dạ dày, tá tràng loét, chảy máu (Bệnh trạng loét dạ dày: Vùng bụng trên đau, có cảm giác trướng đầy, đau tức, phái bên trái bụng. Cơn đau thường phát sinh sau bữa ăn từ 1 tiếng đến tiếng rưỡi, đau kéo dài 1-2 tiếng, sau đó giảm dần.
- Đau loét tá tràng ở phía bên phải bụng, cơn đau sau bữa ăn 3-4 tiếng, có khi đau lúc nửa đêm. Ngoài ra còn ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, thổ huyết).
- Liều lượng, cách dùng: Mối lần dùng 50 gr, cây sen cạn, 8-10 quả táo. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy 1 bát, bỏ bã, uống nước.
4. Gừng Tươi, Lá Hẹ, Sữa Bò
- Điều trị: Loét dạ dày, tá tràng do vị hàn (Bệnh trạng loét dạ dày: Vùng bụng trên đau, có cảm giác trướng đầy, đau tức, phái bên trái bụng. Cơn đau thường phát sinh sau bữa ăn từ 1 tiếng đến tiếng rưỡi, đau kéo dài 1-2 tiếng, sau đó giảm dần.
- Đau loét tá tràng ở phía bên phải bụng, cơn đau sau bữa ăn 3-4 tiếng, có khi đau lúc nửa đêm. Ngoài ra còn ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, thổ huyết).
- Liều lượng, cách dùng: Dùng 250 gr lá hẹ, 25 gr gừng tươi, rửa sạch thái nhỏ, giã vắt lấy nước, hòa vào 250 gr sữa bò (hoặc 2 thìa sữa bột), đun sôi, ăn nóng.
- Công dụng: Chữa khỏi chứng viêm dạ dày, buồn nôn, thổ huyết.
5. Nước Khoai Tây
- Điều trị: Loét dạ dày, tá tràng (Bệnh trạng loét dạ dày: Vùng bụng trên đau, có cảm giác trướng đầy, đau tức, phái bên trái bụng. Cơn đau thường phát sinh sau bữa ăn từ 1 tiếng đến tiếng rưỡi, đau kéo dài 1-2 tiếng, sau đó giảm dần.
- Đau loét tá tràng ở phía bên phải bụng, cơn đau sau bữa ăn 3-4 tiếng, có khi đau lúc nửa đêm. Ngoài ra còn ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, thổ huyết).
- Liều lượng, cách dùng: Khoai tây tươi để nguyên vỏ, ép lấy nước. Hàng ngày, sáng sớm, lúc còn đói uống 1-2 thìa nước khoai tây ( khoảng 50-100 ml).
- Công dụng: Kiện tì, ách khí, táo bón.
6. Mật Ong
- Điều trị: Loét dạ dày.
- Liều lượng, cách dùng: Mật ong 150 gr, hấp nóng. Uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.
- Công dụng: Bổ dưỡng, giảm đau, khỏi loét.
7. Cao Sứa Biển, Táo Tàu, Đường Đỏ
- Điều trị: Loét dạ dày, tá tràng (Bệnh trạng loét dạ dày: Vùng bụng trên đau, có cảm giác trướng đầy, đau tức, phái bên trái bụng. Cơn đau thường phát sinh sau bữa ăn từ 1 tiếng đến tiếng rưỡi, đau kéo dài 1-2 tiếng, sau đó giảm dần.
- Đau loét tá tràng ở phía bên phải bụng, cơn đau sau bữa ăn 3-4 tiếng, có khi đau lúc nửa đêm. Ngoài ra còn ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, thổ huyết).
- Liều lượng, cách dùng: Sứa biển, táo mỗi thứ 500 gr, đường đỏ 250 gr, ninh nhừ, cô đặc thành cao.
- Mỗi lần uống 1 thìa, mỗi ngày 2 lần.
8. Mật Ong, Cam Thảo, Trần Bì
- Điều trị: Loét dạ dày, tá tràng (Bệnh trạng loét dạ dày: Vùng bụng trên đau, có cảm giác trướng đầy, đau tức, phái bên trái bụng. Cơn đau thường phát sinh sau bữa ăn từ 1 tiếng đến tiếng rưỡi, đau kéo dài 1-2 tiếng, sau đó giảm dần.
- Đau loét tá tràng ở phía bên phải bụng, cơn đau sau bữa ăn 3-4 tiếng, có khi đau lúc nửa đêm. Ngoài ra còn ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, thổ huyết).
- Liều lượng, cách dùng: Mật ong 90 gr, cam thảo tươi 15gr, trần bì 10 gr, nước vừa đủ. Sắc kỹ cam thảo, trần bì, sau đó quấy mật ong Vào. Ngày uống 3 lần.
9. Cháo Gạo Nếp
- Điều trị: Loét dạ dày.
- Liều lượng, cách dùng: Gạo nếp, nho khô vừa đủ, nấu thành cháo. Mỗi buổi sáng, chiều ăn 1 lần.
- Công dụng: Bổ tì vị khỏi loét.
Tài liệu tham khảo: “577 Bài Thuốc Chữa Trị Bệnh Thường Gặp – Âu Anh Khâm” ( Nhà xuất bản thanh niên – tái bản lần 2 ).
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Để lại một bình luận