Tìm Hiểu Về Bệnh Gout: Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại và lối sống sinh hoạt, bệnh gút (thống phong) được hình thành do tác động của môi trường và cách sinh hoạt hàng ngày, đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người, vì thế việc hiểu biết về bệnh để sớm có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Bệnh gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận), thường khởi phát ở nam giới tuổi từ 40 – 60 và ở nữ giới sau mãn kinh. Tần suất xuất hiện của bệnh gút tăng đáng kể theo tuổi và tương quan với sự gia tăng của nồng độ acid uric huyết thanh.
Do tăng axid uric trong máu (> 420mol/l đối với nam và >360mol/l đối với nữ, khi tăng nó sẽ lắng đọng ở các cơ quan, tổ chức của cơ thể dưới dạng tinh thể urat (ở màng hoạt dịch gây viêm khớp ; ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi tiết niệu dần dẫn đến suy thận; sụn xương: sụn khớp, sụn vành tai; ở các mô dưới da: khuỷu tay, mắt cá, gối hình thành hạt tophy…).
Tuy nhiên, nếu acid uric máu bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán và ngược lại nếu acid uric máu cao nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng không chẩn đoán Gout. Không dùng acid uric làm tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định mà chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong chẩn đoán và theo dõi trong điều trị.
Tìm Hiểu Về Bệnh Gout:
Bệnh gút là sự lắng đọng tinh thể monosodium urat vào mô, thường ở trong và xung quanh các khớp, gây viêm khớp cấp tính tái đi tái lại hoặc mãn tính. Cơn viêm khớp cấp tính thường xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân 1. Các triệu chứng của bệnh gút bao gồm đau cấp tính, nóng, đỏ và sưng.
Chẩn đoán khi tìm thấy các tinh thể trong dịch khớp. Điều trị cơn cấp tính bằng các thuốc chống viêm. Tần suất xuất hiện các cơn có thể được giảm bằng cách sử dụng thường xuyên các NSAID, colchicin, hoặc cả hai và hạ thấp nồng độ urat huyết thanh bằng allopurinol, febuxostat hoặc các thuốc tiêu axit uric.
Sinh Lý Bệnh:
Giảm bài xuất qua thận là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng tăng acid uric máu. Nó có thể do di truyền và cũng xảy ra ở những bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu và những người bị các bệnh làm giảm mức lọc cầu thận. Rượu làm tăng chuyển hóa purin ở gan và làm tăng hình thành axit lactic, chất ngăn cản sự bài tiết urat bởi các ống thận, rượu cũng có thể kích thích gan tổng hợp urat.
Ngộ độc chì và cyclosporin, thường ở những bệnh nhân ghép tạng phải dùng liều cao, làm tổn thương ống thận, dẫn đến ứ trệ urat.
Tăng sản xuất urat có thể là do sự gia tăng lượng nucleoprotein trong các bệnh lý huyết học (ví dụ như u lympho, bạch cầu cấp, thiếu máu tan máu) và trong các tình trạng gây tăng tốc độ chu trình tế bào (ví dụ, bệnh viêm khớp vẩy nến, liệu pháp độc tế bào ung thư, xạ trị).
Tăng sản xuất urat cũng có thể do bất thường về di truyền nguyên phát và ở người béo phì, bởi vì việc sản xuất urat có mối tương quan với diện tích bề mặt cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của việc sàn xuất quá mức urat chưa được biết đến, nhưng một vài trường hợp là do bất thường về enzym; thiếu hypoxanthin-guanin phosphoribosyl transtransferase (thiếu hoàn toàn là hội chứng Lesch-Nyhan) là nguyên nhân có thể, cũng như sự hoạt động quá mức của phosphoribosylpyrophosphat synthetase.
Tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purin (ví dụ như gan, thận, cá cơm, măng tây, cá trích, thịt nướng, nước luộc thịt, nấm, trai, cá mòi, lá lách) có thể góp phần làm tăng nồng độ acid uric máu. Bia đặc biệt giàu guanosin, một loại nhân purin. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng purin nghiêm ngặt làm giảm urat huyết thanh chỉ khoảng 1 mg/dL.
Urat kết tủa là tinh thể hình kim monosodium urat (MSU), được lắng đọng bên ngoài tế bào trong các mô không có mạch máu (ví dụ như sụn) hoặc trong các mô ít mạch máu (ví dụ: gân, bao gân, dây chằng, thành túi thanh dịch) và da xung quanh các khớp ngoại vi và các mô có nhiệt độ thấp (ví dụ như tai).
Trường hợp nặng, tăng uric máu kéo dài, tinh thể MSU có thể bị lắng đọng vào các khớp trung tâm lớn hơn và trong nhu mô của các cơ quan như thận. Ở pH acid của nước tiểu, urat kết tủa dễ dàng như dạng khối nhỏ hoặc hình kim cương có thể kết hợp để tạo thành cặn hoặc sỏi, có thể gây cản trở đường bài xuất nước tiểu. Tophi là các khối tinh thể MSU thường xuất hiện trong khớp và mô da. Chúng thường được bọc trong một cấu trúc sợi, giúp bảo vệ chúng khỏi nguyên nhân gây viêm cấp.
Viêm khớp cấp do gút có thể bị khởi phát bởi chấn thương, những căng thẳng do bệnh tật (ví dụ như viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng khác), phẫu thuật, sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid hoặc các thuốc có tác dụng hạ uric máu (ví dụ allopurinol, probenecid, nitroglycerin) hoặc sử dụng nhiều thức ăn giàu purin hoặc rượu.
Các cơn gút cấp thường do sự gia tăng đột ngột hoặc, thông thường hơn, là một sự giảm đột ngột nồng độ urat huyết thanh. Tại sao các cơn gút cấp sau một trong những tình trạng này lại không được biết. Tophi ở trong và xung quanh khớp có thể gây hạn chế vận động và gây biến dạng khớp, gọi là viêm khớp mạn tính do gút Bệnh gút mạn tính làm tăng nguy cơ xuất hiện thoái hóa khớp thứ phát.
Triệu Chứng Và Dấu Hiệu Của Bệnh Gout:
Viêm khớp do gút cấp thường bắt đầu với đau đột ngột (thường là về đêm). Khớp bàn ngón chân của ngón chân cái là thường gặp nhất (gọi là khớp bàn ngón chân cái), nhưng mu bàn chân, mắt cá chân, gối, cổ tay và khuỷu tay cũng là các vị trí thường gặp. Hiếm gặp hơn là khớp háng, khớp vai, khớp cùng chậu, khớp ức đòn, hoặc các khớp cột sống cổ.
Cơn đau trở nên trầm trọng hơn, thường là trong vài giờ, và thường rất dữ dội. Sưng, nóng, đỏ, và nhạy cảm đau có thể gợi ý nhiễm trùng. Da phía ngoài có thể trở nên căng, nóng, bóng, và đỏ hoặc hơi tím. Sốt, nhịp tim nhanh, ớn lạnh và mệt mỏi đôi khi xảy ra.
Quá trình diễn biến:
Vài cơn đầu tiên thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp và chỉ kéo dài vài ngày. Các cơn về sau có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng lúc hoặc tuần tự và kéo dài đến trên 3 tuần nếu không được điều trị. Các cơn tiếp theo phát triển tăng dần xen kẽ những đợt không triệu chứng ngắn. Cuối cùng, một vài cơn có thể xảy ra hàng năm.
Hạt tophi:
Hạt tophi thường phát triển nhiều nhất ở bệnh nhân bị gút mạn tính, nhưng hiếm khi xảy ra ở bệnh nhân chưa bao giờ bị viêm khớp do gút cấp. Chúng thường có màu vàng hoặc trắng, dạng nhú hoặc hạt, đơn độc hoặc nhiều hạt. Chúng có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, thường là các ngón tay, bàn tay, bàn chân, và xung quanh gân mỏm khuỷu hoặc gân Achille. Hạt tophi cũng có thể hình thành ở thận, các cơ quan khác và dưới da vành tai.
Các bệnh nhân có hạt Heberden thoái hóa khớp có thể xuất hiện hạt tophi bên trên. Sự xuất hiện này thường xảy ra nhất ở phụ nữ lớn tuổi sử dụng các thuốc lợi tiểu. Thông thường hạt tophi không đau, có thể bị viêm và đau dữ dội, đặc biệt là ở túi thanh dịch mỏm khuỷu, thường là sau khi bị chấn thương nhẹ hoặc không. Hạt tophi thậm chí có thể vỡ qua da, chảy ra ngoài các tinh thể urat trắng như phấn. Hạt tophi có thể gây ra biến dạng khớp và thoái hóa khớp thứ phát.
Gút mạn tính:
Viêm khớp do gút mạn tính có thể gây ra đau, biến dạng, và hạn chế vận động khớp. Viêm có thể bùng phát ở một số khớp trong khi đó lại thuyên giảm ở các khớp khác. Khoảng 20% bệnh nhân mắc gút xuất hiện sỏi tiết niệu với các sỏi axit uric hoặc sỏi canxi oxalat.
Các biến chứng bao gồm tắc nghẽn và nhiễm trùng, với bệnh ống thận kẽ thứ phát. Rối loạn chức năng thận tiến triển không được điều trị, hầu hết liên quan đến đồng mắc cao huyết áp hoặc ít gặp hơn đó là một số nguyên nhân khác của bệnh thận, làm giảm bài tiết urat, dẫn đến làm tăng sự lắng đọng tinh thể trong các mô.
Bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa thường gặp ở những bệnh nhân bị gút.
Thói Quen Ăn Uống, Sinh Hoạt Phù Hợp Với Bệnh Gout:
Thói quen sinh hoạt:
Trong giai đoạn khớp đang viêm cấp nên để cho khớp nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
Qua đợt cấp bệnh nhân sinh hoạt điều độ, tránh stress, tập thể dục đều đặn, duy trì BMI trong giới hạn bình thường. Ngược lại, việc giảm cân cũng cần thực hiện khoa học nếu không muốn tình trạng bệnh gout thêm trầm trọng.
Duy trì cân nặng hợp lý để tránh tăng axit uric và sức ép lên các khớp.
Tránh dùng một số thuốc có thể làm tăng acid uric máu như lợi tiểu, aspirin liều thấp, corticoid kéo dài.
Rèn luyện lối sống lành mạnh: Cần có thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, gia tăng các hoạt động thể chất để rèn luyện sức khỏe cơ khớp.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh và điều trị từ sớm.
Chế độ ăn uống cho người bệnh gout:
Sử dụng thức ăn chứa ít nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả.
Hạn chế thức ăn nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ; bỏ rượu, thức uống có rượu, bia, cà phê, chè.
Không giảm cân quá nhanh cho người béo quá mức. Cần giảm cân từ từ.
Đủ nước thông tiểu nhưng không dùng cà phê, chè…
Những người mắc bệnh gout, dù ở mức độ nào cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để tránh bệnh nặng thêm hoặc tái phát sau khi đã ổn định. Có gắng tuân thủ nguyên tắc trên, cụ thể như sau:
Hạn chế thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: hải sản, các loại lòng, tim, gan, thận, óc… Hạn chế trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng lộn.
Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác như: thịt lợn, thịt chó, thịt gà, thịt vịt, cá và các loại thủy sản (lươn, ếch…).
Giảm bớt các loại đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu hà lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: mì tôm, thức ăn nhanh.
Không uống rượu, bia, kể cả cơm rượu.
Hạn chế đồ uống có gas, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.
Người bệnh gout ăn gì tốt ?
Người bệnh có thể tham khảo những thông tin về việc ăn uống đúng cách sau đây:
Các thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày). Tốt nhất là uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn ít purin, hạn chế thức ăn nhiều purin; protein không quá 1g/kg cân nặng. Như vậy thì đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 1 lạng/ngày.
Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỷ lệ nhiều hơn bình thường một chút.
Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150g/ngày.
Điều Trị Bệnh Gout Với Cây Tơm Trơng:
Khi chiết xuất rễ, thân của cây tơm trơng được các thành phần hóa học như: tinh dầu, alkaloid, phytosterol giúp bổ thận tráng dương và phân giải acid uric hiệu quả.
Ngoài các hoạt chất trên còn có nhiều khoáng chất như: Li, Mg, Al, K, Ca, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, As, Ce, No… Trong đó, magie cần thiết cho quá trình đường phân, kẽm, giúp tăng sinh lực, selen bảo vệ tế bào, liti cân bằng tâm lý…
Hoạt chất Phytosterol trong cây Tơm Trơng có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng đào thải của thận, kiểm soát chỉ số acid uric và giảm sưng đau tại các khớp một cách tự nhiên nên rất phù hợp với người bị suy giảm chức năng thận, đau nhức xương khớp và đặc biệt là người bệnh mắc bệnh gút cấp và mạn tính. Cây Tơm Trơng còn có tác dụng tăng cường sinh lý nên giúp “chuyện ấy” của người bệnh gút bền bỉ và thăng hoa hơn.
Ngoài tác dụng với người bệnh gút mạn tính, nhiều nghiên cứu cũng chỉ hoạt chất Phytosterol trong Cây Tơm Trơng còn giúp giảm cholesterol trong máu. Vì vậy, với người bệnh gút có kèm bệnh mỡ máu, xơ vữa động mạch hay các bệnh tim mạch khi sử dụng thảo dược Tơm Trơng cũng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên, cây Tơm Trơng không phải là thần dược trị bách bệnh nên người dùng cần tìm hiểu kỹ để sử dụng đúng đối tượng. Tránh trường hợp dùng không đúng bệnh, vừa tốn tiền, mất của, phí thời gian lại hao mòn sức khỏe.
Một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng cây Tơm Trơng trong điều trị gút mạn tính là phải sử dụng đúng cách. Bởi cho dù cây Tơm Trơng có khả năng trị gút kỳ diệu đến bao nhiêu nhưng dùng không đúng phương pháp và liều lượng thì cũng sẽ không mang lại hiệu quả. Điểm nổi bật của cây Tơm Trơng là có nhiều nhựa màu trắng nên dù có phơi khô bóc vỏ thì vẫn có nhiều nhựa. Để trị gút mạn tính, người bệnh nên dùng 100g cây Tơm Trơng đã phơi khô sắc với 1,5 lít nước uống hàng ngày. Khi sắc, nước cây Tơm Trơng sẽ có màu đỏ, vị chát.
Ngoài ra, người bệnh gút có thể áp dụng bài thuốc sau: 20g Tơm Trơng; 16g Thổ phục linh; Dâm Dương Hoắc, Nhân trần, Bông mã đề mỗi vị 10g; cây Cối xay 12g; Bạch Truật 12g; Ý dĩ nhân 20g; Cam thảo 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang với 5 bát nước, cho thêm 7 lát gừng tươi, đun sôi, sắc lại còn 2 bát sau đó chắt ra. Sắc tiếp thêm 2 lần nữa, mỗi lần lấy lại 1 bát, trộn chung cả ba lần sắc lại còn 2 bát, uống 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục từ 10 – 15 thang rồi đi kiểm tra chỉ số acid uric trong máu.
Phân Phối Cây Tơm Trơng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Cây Tơm Trơng Giá: 160.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Cây Tơm Trơng Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cây Tơm Trơng Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Tìm Hiểu Về Bệnh Gout”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Ba Kích Tươi, Ba Kích Tím, Dâm Dương Hoắc, Đỗ Trọng, Đương Quy, Amakong.
Để lại một bình luận