Phụ Tử Có Tác Dụng Gì ? Theo đông y, Phụ tử có vị cay (tân), đắng (khổ) có độc, đại nhiệt thuần dương, tính phù mà không trầm vì vậy khi dùng Phụ tử, nó tẩu tán, thông hành 12 kinh mạch, không đến cố định nơi nào (vô sở bất chí). Phụ tử có chức năng dẫn các vị thuốc bổ khí để dẫn dương quy nguyên, dẫn thuốc bổ huyết để tư nguyên âm bất túc, dẫn các vị thuốc phát tán để khai tấu lý, để trừ phong hàn ở biểu (cùng Sinh khương, Quế chi ôn kinh, tán hàn phát hãn), dẫn thuốc ôn noãn xuống hạ tiêu, trừ hàn thấp tại lý.
Phụ tử là một trong 4 vị thuốc quý (sâm, nhung, quế, phụ). Phụ tử là rễ con của cây Ô đầu – một loài thực vật thân cỏ, mọc thẳng đứng, chiều cao khoảng 60 – 100cm, toàn thân có lông ngắn bao phủ.
Lá cây chia làm 3 thùy, hình trứng ngược, mép lá có răng cưa ở nửa trên, đường kính khoảng 4 – 7mm. Hoa mọc thành chùm dày, có màu xanh tím, chùm hoa dài khoảng 6 – 15cm. Quả có 5 đại, dài 2 – 3mm, hạt có vảy.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Phụ Tử:
Tính vị:
Vị ngọt, rất nhiệt và rất độc (Bản Thảo Cương Mục).
Vị rất cay, đắng, kèm ngọt, rất độc và nóng (Bản Thảo Kinh Sơ).
Khí nhiệt, vị rất cay (Y Học Khải Nguyên).
Vị cay, tính ôn (Bản Kinh).
Quy kinh:
Quy vào kinh Tỳ, Thận, Tâm, Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận, Thiếu dương Tam tiêu và túc Quyết âm Can.
Theo Đông Y:
Tác dụng: Thông hành các kinh (12 kinh), tính tẩu mà bất thủ, chỉ thống, hành thủy, hồi dương và ôn thận.
Chủ trị: Chứng âm thư, dương hư, phong thấp, thủy thũng, vong dương.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Cho súc vật thực nghiệm uống nước sắc hoặc chích màng bụng đều nhận thấy tác dụng kháng viêm rõ rệt.
Tác dụng tăng cường miễn dịch.
Nước sắc từ dược liệu có tác dụng tăng co bóp cơ tim, tăng lưu lượng máu, cường tim và tăng huyết áp.
Một số thí nghiệm cho thấy, nước sắc phụ tử có tác dụng tăng chuyển hóa protein, mỡ, đường và tăng tiết hormone ở vỏ tuyến thượng thận.
Tiêm Aconite trong dược liệu với liều 0.1 – 0.2mg/ kg có tác dụng giảm phản xạ không điều kiện, có điều kiện và làm giảm nồng độ Ammoniac ở não.
Dược liệu có độc tính cao, dấu hiệu nhiễm độc: Buồn nôn, chảy nước miếng, hoa mắt, tê chân tay, khô miệng, nôn mửa, hoa mắt, thân nhiệt giảm, mạch chậm, tim hồi hộp, khó thở, tụt huyết áp,… Dùng bài thuốc cam thảo 20g, sinh khương 20g, kim ngân hoa 80g, đậu xanh 80g, đem sắc uống và thêm đường để giải độc.
Những Lưu Ý Khi Dùng Phụ Tử:
Không dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai (loại thuốc hàng đầu gây trụy thai), chân nhiệt giả hàn và âm hư dương thịnh.
Nếu không dùng bài thuốc từ đậu xanh, gừng khô và cam thảo để giải độc tính của phụ tử, có thể dùng Lidocaine để giảm nguy cơ tử vong.
Khi dùng phụ tử, nên phối hợp với các dược liệu có tác dụng làm ấm như can khương, bạch truật, quế nhục, cam thảo, nhân sâm và hoàng kỳ.
Cần phân biệt rễ con của cây ô đầu (phụ tử) với củ của cây ô đầu (dược liệu ô đầu). Ô đầu có công năng tương tự phụ tử nhưng yếu hơn.
Dược liệu có độc tính cao nên cần phải bào chế đúng cách trước khi dùng. Đồng thời nên dùng liều thấp trước khi tăng liều lượng.
Phụ tử có độc tính rất mạnh và tính kiềm, do đó nên sắc phụ tử trước với lửa to và sắc lâu (khoảng 4 giờ).
Tương phản với phòng phong.
Cấm dùng cho người không phải thận dương bất túc.
Người bị chứng hỏa, chứng nhiệt, chứng dương, huyết dịch suy yếu và âm hư nội nhiệt không nên dùng.
Phân Phối Phụ Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Phụ Tử Giá: 250.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Phụ Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Phụ Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Phụ Tử Có Tác Dụng Gì ? “. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Cẩu Tích, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Dây Đau Xương, Cốt Toái Bổ, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng.
Để lại một bình luận