Những Điều Cần Biết Bệnh Sỏi Thận: Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.
Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời sẽ không ra các tổn hại và các biến chứng về sau.
Các Loại Sỏi Thận:
Sỏi canxi: Là loại phổ biến nhất, đặc biệt ở nam giới trong độ tuổi 20 – 30 tuổi và có khả năng tái phát cao. Canxi có thể kết hợp với các gốc oxalat, carbonat, phosphat để tạo thành những tinh thể muối lắng cặn tạo thành sỏi. Trong đó muối canxi oxalat là phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa oxalat.
Sỏi axit uric: Do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Loại này thường liên quan đến bệnh gout, vì thế xuất hiện chủ yếu ở nam giới.
Sỏi cystin: Gặp ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn xystin (xystin niệu) di truyền.
Sỏi struvite: Thường gặp ở phụ nữ, là kết quả của sự nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu. Sỏi struvite phát triển nhanh chóng và dễ gây tắc đường tiết niệu.
Sỏi phosphat: chủ yếu là sỏi Amoni magie photphat có kích thước lớn, chủ yếu do nhiễm khuẩn proteus tiết niệu.
Những Điều Cần Biết Bệnh Sỏi Thận:
Sỏi thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây nên bệnh lý này sau đây:
Uống ít nước: Khi lượng nước đưa vào cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn thận. Chức năng lọc giảm, nước tiểu đặc với nồng độ các ion và muối khoáng cao, dễ kết tinh tạo sỏi.
Ăn uống không phù hợp: Thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ cũng gây trở ngại đến tuần hoàn thận. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thức ăn chứa các gốc muối (điển hình là oxalat trong môn, cải, cần tây, rau muống,…) cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Nhịn tiểu: Nhịn tiểu làm nước tiểu tích tụ đầy bàng quang, bể thận kéo theo tích tụ các chất khoáng. Khi thời gian tích tụ kéo dài sẽ dễ hình thành sỏi.
Mắc các dị tật đường tiết niệu bẩm sinh làm cản trở sự bài tiết nước tiểu, cơ chế tương tự như nhịn tiểu.
Nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu cũng có nguy cơ gây nên bệnh sỏi tiết niệu.
Thuốc: Một số thuốc có khả năng hình thành sỏi trong thận, đường tiết niệu như thiazide, theophylline, thuốc lợi tiểu, glucocorticoids.
Những Triệu Chứng Của Bệnh Sỏi Thận:
Cơn đau xuất phát từ lưng, vùng mạn sườn dưới sau đó lan xuống vùng chậu, vùng bụng dưới. Đây là triệu chứng xảy ra do sỏi lớn di chuyển và cọ xát làm tổn thương đường tiết niệu.
Bệnh nhân đi tiểu khó, đau buốt khi đi tiểu. Trong khi đi tiểu, sự di chuyển của nước tiểu kéo theo sỏi thận cũng gây đau cho người bệnh.
Tiểu ra máu: là dấu hiệu của tổn thương đường tiết niệu, có thể do sỏi hoặc một số nguyên nhân khác.
Nước tiểu màu bất thường hoặc có lẫn cặn: một số trường hợp sỏi nhỏ hoặc sỏi bị vỡ sẽ được bài xuất qua nước tiểu.
Tiểu dắt, tiểu són: thường gặp khi sỏi đã di chuyển xuống niệu quản, bàng quang làm tắc đường dẫn nước tiểu. Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít.
Buồn nôn, nôn: do ảnh hưởng của sỏi đến thần kinh vùng bụng, tác động đến hệ tiêu hóa.
Sốt, ớn lạnh: Là dấu hiệu của trường hợp sỏi thận gây tắc nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Những Điều Cần Biết Bệnh Sỏi Thận
Cách Phòng Tránh Bệnh Sỏi Thận:
Uống đủ nước mỗi ngày. Ở người trưởng thành cần khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.
Giảm bớt lượng muối và các gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
Hạn chế các thực phẩm có thành phần dễ hình thành sỏi.
Hạn chế sử dụng các thuốc làm tăng nguy cơ tạo sỏi khi không thực sự cần thiết.
Hạn chế dung nạp mỡ, cholesterol vào cơ thể giúp giảm nguy cơ sỏi tiết niệu và các bệnh tim mạch.
Không nhịn tiểu, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay.
Điều Trị Sỏi Thận Với Râu Ngô:
Sự thật là nước râu ngô có thể chữa sỏi thận như dân gian vẫn truyền tai nhau. Có thể lý giải rằng: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu gấp 3 – 5 lần. Điều này giúp bạn làm sạch bàng quang, loại bỏ được những vi khuẩn ở đường tiết niệu.
Nhờ tính năng lợi tiểu này, nước râu ngô sẽ giúp chữa bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang hiệu quả. Đối với những người bị sỏi urat, photphat, carbonat, nước râu ngô sẽ giúp đánh tan những tinh thể này và loại bỏ dần ra khỏi thận qua đường tiểu tiện.
Tuy nhiên nếu tinh thể sỏi thận quá to, việc sử dụng nước râu ngô để loại bỏ sỏi thận sẽ không đạt hiệu quả cao. Trong trường hợp ấy, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có các phương pháp khác giúp bạn điều trị.
Cách dùng:
Râu ngô có thể dùng ở dạng pha, sắc nước uống hoặc chế thành cao loãng.
Mỗi ngày có thể sử dụng 10 – 20 gram Râu ngô. Khi dùng có thể sử dụng 10 gram rửa sạch cho vào 200 – 300ml nước đun và sử dụng dần.
Nếu chế thành cao loãng, có thể đóng vào lọ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê, trước bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị viêm thận, viêm bàng quang: dùng râu ngô 100g, rau má, mã đề, ý dĩ, mỗi vị 50g, sài đất 40g. Sắc uống, ngày 1 thang, uống liền 2-3 tuần lễ.
Chứng phù: râu ngô, rễ cỏ tranh, mỗi vị 50g, sắc uống hàng ngày, cho tới khi hết triệu chứng ; hoặc râu ngô, mơ lông (lá), kim tiền thảo, mỗi vị 30g. Sắc uống.
Phân Phối Râu Ngô Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Râu Ngô Khô Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Râu Ngô Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Râu Ngô Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Những Điều Cần Biết Bệnh Sỏi Thận”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bông Mã Đề, Cây Nhọ Nồi, Cây Râu Mèo, Cỏ Xước, Hạt Ý Dĩ, Kim Tiền Thảo, Quả Chuối Hột, Rễ Cỏ Tranh, Tầm Gửi Cây Gạo Tía, Tang Bạch Bì.
Để lại một bình luận