Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Gout

bệnh goutBệnh gout là một trong những bệnh tương đối hay gặp, đồng thời hiện nay tỉ lệ mắc bệnh này ngày càng cao. Mọi độ tuổi đều có thể xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân, nếu như không được chữa trị kịp thời có thể xuất hiện càng nhiều những bệnh khác, đặc biệt là ở chân. Do vậy, sớm tiến hành làm xét nghiệm và điều trị là điều rất cần thiết.

Bệnh gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận…

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Cách Phòng Tránh Bệnh Gout
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Gout
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Biến Chứng Của Bệnh Gout

Bệnh gout từ xưa người ta đã xem đây là một căn bệnh của nhà giàu, và có liên quan trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng của người bị mắc phải, đây là một loại viêm khớp thường gặp ở nam giới, do cơ thể dưa thừa một lượng lớn acit uric , mà nguyên nhân gây ra thường là ăn uống không khoa học, uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

  • Nguyên nhân của bệnh gút là do trục trặc về gen. Cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gút: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn. Trong bệnh gút, hiện tượng viêm khớp xuất hiện là do các tinh thể nhỏ của một chất gọi là Acid uric lắng đọng trong khớp, đó là tinh thế muối Urat.
  • Có nhiều nguy cơ tồn đọng muối Urat nếu nồng độ Acid uric cao trong cơ thể. Tuy nhiên, hội chứng Acid uric tăng cao và bệnh gút là hai vấn đề cần phân biệt, mặc dù chúng có liên quan chặt chẽ với nhau. Acid uric là một chất thải được hình thành do sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể.
  • Những người có thói quen ăn nhậu, thói quen dinh dưỡng không hợp lý không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, chu chuyển lang thang trong cơ thể và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi. Bệnh gout thường gặp do người bệnh có tiền sử bệnh tiềm ẩn và các bệnh khác gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc.
  • Bệnh gout thường gặp ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ, do cac gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, những phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn có nguy cơ mắc bệnh gout như thường.
  • Bệnh gout là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu. Nó bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu. Tuy nhiên, axit uric có thể tích tụ lại trong máu khi:

  • Gia tăng lượng axit uric cơ thể tạo ra.
  • Thận không bài tiết hết axit uric.
  • Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin.
  • Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút.

nguyên nhân gây ra bệnh gout

Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gout:

  • Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do acid uric trong máu tăng cao. Chuẩn để xác định acid uric máu cao là khi đo nồng độ acid uric vượt qua giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương.
  • Cụ thể giới hạn tối đa mà nếu vượt qua sẽ được coi là tăng acid uric máu là 420 µmol/l đối với nam, 360 µmol/ đối với nữ.

Theo các nhà khoa học, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gout. Có thể chỉ ra các yếu tố nguy cơ chính như sau:

  • Yếu tố giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam, ở Việt Nam người mắc bệnh gút có 99% là nam giới.
  • Yếu tố độ tuổi: Gút thường gặp ở độ tuổi 30 – 50 ở nam giới, ở nữ giới thường gặp sau độ tuổi mãn kinh.
  • Yếu tố gia đình: Yếu tố này do gen nhưng cũng có thể do những người trong gia đình có cùng 1 chế độ, thói quen sinh hoạt, ăn uống.
  • Thói quen sinh hoạt: Thường gặp ở những người có thói quen uống đồ uống có cồn như bia rượu. Ngoài ra còn có thêm nhiều yếu tố khác sẽ phân tích sâu hơn ở phần dưới.
  • Yếu tố sức khỏe: Bệnh gút liên quan đến 1 số căn bệnh chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu… Bệnh gút cũng có liên hệ với bệnh béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc gút cao hơn bình thường 5 lần.
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…

Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau:

  • Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
  • Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học  như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.
  • Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.

Những thực phẩm không có lợi cho người bệnh gout

  • Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.
  • Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy…), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu… Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt…

Chuẩn đoán bệnh gout bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, bệnh sử của quý vị và tiền sử gia đình về bệnh gout. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút bao gồm:

  • Tăng axit uric huyết (hàm lượng axit uric trong máu cao).
  • Tinh thể axit uric trong dịch khớp.
  • Nhiều cơn đau do viêm khớp cấp tính.
  • Viêm khớp phát triển trong 1 ngày, dẫn đến khớp bị sưng, tấy đỏ và nóng lên.
  • Các cơn đau do viêm khớp chỉ ở một khớp, thường là ngón chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.
  • Để xác nhận chẩn đoán về bệnh gút, bác sĩ có thể lấy mẫu chất dịch từ khớp bị viêm để tìm các tinh thể liên quan đến bệnh gút.

Những người bị bệnh gout có thể làm gì để giữ gìn sức khỏe ?

Một số điều người bệnh có thể làm để giữ sức khỏe đó là:

  • Sử dụng các loại thuốc theo toa bác sĩ theo chỉ dẫn.
  • Cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc và vitamin bạn đang sử dụng.
  • Lên kế hoạch cho các lần thăm khám theo dõi với bác sĩ của bạn.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Tránh các loại thực phẩm giàu purin và uống nhiều nước.
  • Tập thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về cách giảm cân an toàn. Giảm cân nhanh hoặc quá nhiều có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “nguyên nhân gây ra bệnh gout”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666