Liên Kiều Có Tác Dụng Gì ? Theo Đông y, liên kiều có vị đắng, tính hàn. Vào các kinh Tâm và Đởm. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, tiêu thũng, bài nùng (tống mủ ra). Chữa ôn nhiệt, sang lở, tràng nhạc, đơn độc, nhiệt lãm, ban sởi. Ngày dùng 6 – 12g.
Liên kiều là loại cây bụi có chiều cao trung bình khoảng từ 2 – 4m. Cành non nhìn vào sẽ thấy có 4 cạnh với nhiều đốt, ở giữa các đốt thân rỗng bì không rõ.
Lá đơn mọc đối nhau hay cũng có đôi khi mọc thành vòng 3 lá với phần cuống dài 0,8 – 2cm. Phiến lá có hình trứng dài khoảng 3 – 7cm và rộng khoảng 2 – 4cm. Chất lá hơi dày và ở phần mép có răng cưa không đều nhau.
Hoa liên kiều có màu vàng tươi. Phần đài và tràng có hình ống, trên xẻ thành 4 thùy với 2 nhị thấp hơn tràng. Nhụy hoa có 2 núm. Mùa hoa vào khoảng từ tháng 3 – 5.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Liên Kiều:
Tính vị: có vị đắng, hơi chua, không độc và có tính mát/ tính hàn.
Quy kinh: vào kinh Vị, Thận, Phế, Tâm, Đởm, Can, Tam tiêu, Đại trường và Bàng quang.
Theo y học cổ truyền:
Theo Dược Tính Luận: Thông lợi ngũ lâm và trừ nhiệt ở tâm.
Theo Trung Dược Học: Thanh nhiệt, giải độc, giải phong nhiệt.
Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Tác dụng tan mủ, giải độc, thanh nhiệt và tiêu viêm.
Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Liên kiều chủ trị ôn nhiệt, ung nhọt thủng độc, tiểu bí, tiểu buốt, lao hạch, ban chẩn.
Theo y học hiện đại:
Tác dụng chống viêm: Liên kiều tăng tác dụng thực bào của bạch cầu nhằm khu trú tình trạng viêm (theo Trung Dược Học).
Tác dụng kháng khuẩn: Hoạt chất phenol có trong dược liệu giúp ức chế các khuẩn gây bệnh thường gặp như liên cầu khuẩn dung huyết, trực khuẩn lỵ, lao, bạch hầu, virus cúm, nấm, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, thương hàn, ho gà, Leptospira hebdomadis, Rhino virus,… (theo Trung Dược Học).
Ngoài ra, thảo dược này có có khả năng giãn mạch, tăng lưu lượng máu nhằm giảm huyết áp (theo Trung Dược Học).
Tác dụng kháng khuẩn tương tự như kim ngân hoa.
Thí nghiệm cho thấy liên kiều có khả năng chống nôn mửa ở chim bồ câu do ngộ độc Digitalis (theo Chinese Herbal Medicine).
Nhận thấy triệu chứng của bệnh võng mạc xuất huyết giảm và thị lực tăng sau 4 ngày sử dụng nước sắc liên kiều (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Tác dụng cường tim, cầm nôn, bảo vệ gan, lợi tiểu và giải nhiệt (theo Trung Dược Học).
Liêu kiều có tác dụng giảm protein niệu và tiêu phù đối với bệnh nhân viêm thận cấp (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Những Lưu Ý Khi Dùng Liên Kiều:
Bệnh ung nhọt đã vỡ mủ, Tỳ Vị hư yếu, hỏa nhiệt thuộc hư, phân lỏng: Không nên dùng (theo Dược Phẩm Vậng Yếu).
Tiêu chảy, tỳ hư: Không nên sử dụng (theo Trung Dược Học).
Mụn nhọt thể âm hoặc đã vỡ: Không dùng (theo Trung Dược Học).
Khí hư kèm sốt: Kiêng dùng (theo Trung Dược Học).
Phân Phối Liên Kiều Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Liên Kiều Giá: 700.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Liên Kiều Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Liên Kiều Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Liên Kiều Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Lá Hồng Rừng, Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Ích Mẫu, Lá Sen, Tam Thất Nam, Trà Hoa Kim Ngân, Lá Tắm Người Dao, Cao Lá Tắm Người Dao, Lá Đơn Đỏ.
Để lại một bình luận