Đương Quy Giá Bao Nhiêu ? là câu hỏi mà hiện nay được nhiều khách hàng quan tâm. Giá cả luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng khi tìm mua đương quy. Thông thường sẽ không có mức giá chung cho đương quy bởi mỗi địa chỉ khác nhau sẽ bán giá đương quy khác nhau. Hơn nữa chất lượng của đương quy cũng có nơi tốt, nơi không tốt vì vậy người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng. Giá đương quy có giá dao động từ 800.000 Đ – 850.000 / Kg.
Phân Phối Đương Quy Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Bảng Giá Đương Quy – Đương Quy Giá Bao Nhiêu ?
Trọng Lượng ( Quy Cách Đóng Gói ) |
Đơn Giá |
500Gr / Gói |
800.000 Đ / Kg |
Địa Chỉ Bán Đương Quy Uy Tín: Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Đương Quy Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng đương quy theo nhiều cách khác nhau. Phổ biến nhất là tán bột, sắc, làm hoàn hay làm tinh dầu. Liều lượng được khuyến cáo cho một ngày là khoảng từ 5 – 15g. Tuy nhiên, tùy vào từng bài thuốc mà có thể sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Đương quy là giống cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao khoảng từ 40 – 60cm và có thể lên đến 1m khi cây ra hoa. Phần thân cây có màu tím, hình trụ và có rãnh dọc.
Lá mọc so le nhau và xẻ lông chim 3 lần, phần gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa không đều nhau và chia thùy.
Hoa đương quy có màu trắng lục nhạt, mọc thành chùm ở phía ngọn cây. Nhị hoa dài và có đầu tròn. Quả bế dẹt và có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả ở vào khoảng tháng 7 đến tháng 8. Toàn thân của cây có mùi thơm rất đặc biệt.
Về thành phần hóa học, đương quy chứa tinh dầu, coumarin, đường saccharose, acid amin, polyacetylen, sterol… Theo Đông y, đương quy vị ngọt cay, tính ôn; vào kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp huyết hư (thiếu máu) đau đầu chóng mặt xây sẩm choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực, kinh nguyệt không đều, thống kinh; phong thấp, đau bụng do tỳ vị hư hàn, đau nhức sưng nề, lở ngứa; là thuốc tốt cho người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị táo bón.
Những Cách Dùng Đương Quy Chữa Bệnh:
Bài thuốc trị các hội chứng thiếu máu: Dùng xuyên quy 12 – 16g, thục địa hoàng 12 – 24g, bạch thược 12 – 16g, xuyên khung 6 – 8g, đem sắc uống.
Bài thuốc trị kinh nguyệt ít: Dùng đương quy, diên hồ sách, ích mẫu thảo và hương phụ, mỗi thứ bằng lượng nhau, đem sắc uống.
Bài thuốc trị chảy máu tử cung: Dùng xuyên quy kết hợp với ngải diệp, sinh địa hoàng và a giao, đem sắc uống.
Bài thuốc trị thiếu máu dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, người gầy yếu, da dẻ xanh xao: Dùng xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, mỗi thứ 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống trong 3 – 4 tuần hoặc uống đến khi triệu chứng dứt điểm hẳn.
Bài thuốc trị đau bụng kinh, chứng bế kinh: Dùng xuyên quy, ngưu tất, xuyên khung, sinh địa, hồng hoa, mỗi thứ 6g, cam thảo, sài hồ, mỗi thứ 4g, chỉ xác 8g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến cơ thể gầy yếu, kém ngủ, kém ăn, khí huyết đều kém: Dùng viễn chí, đương quy, cam thảo mỗi thứ 4g, hoàng kỳ, hắc táo nhân, bạch truật, bạch linh mỗi thứ 12g, mộc hương, đảng sâm mỗi thứ 6g. Đem sắc mỗi ngày 1 thang. Có thể thêm dược liệu này vào các món ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng.
Bài thuốc trị sốt rét: Dùng đương quy, miết giáp mỗi thứ 12g, quất bì 6g, ngưu tất 10g, sinh khương 3 lát, đem sắc uống.
Bài thuốc trị tâm huyết hư, không ngủ được: Dùng đương quy 12g, viễn chí 10g, nhân sâm 10g, toan táo nhân 8g, phục thần 10g, đem sắc uống.
Bài thuốc trị bại liệt tứ chi và đau cột sống: Dùng đương quy 40g, tục đoạn, độc hoạt, đỗ trọng, chỉ xác, mỗi thứ 12g, tế tân 4g, lưu ký nô 8g, cam thảo 4g đem sắc với 300ml nước, còn lại 100ml. Chia thành 2 lần uống, sáng – tối.
Bài thuốc trị bệnh động mạch vành: Dùng đương quy 10g, ngó sen 15g, sơn tra 90g, rễ hành 6g đem nấu thành canh. Uống 2 lần ngày, sáng – tối.
Bài thuốc trị viêm tuyến tiền liệt: Dùng xuyên quy, hạt quýt, hạt vải, mỗi thứ 15g, thịt dê 50g đem nấu nhừ. Ăn hết thịt và nước. Tuần ăn 2 lần. Hoặc dùng xuyên quy 8g, lá hành 25g và trạch lan 5g sắc nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, đau ở rốn: Dùng xuyên quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g đem sắc với 600ml nước, còn lại 200ml. Chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc trị vấp ngã gây đau: Dùng đương quy, đỗ trọng mỗi thứ 12g, ngưu tất, tục đoạn, địa hoàng mỗi thứ 10g, vảy sừng hươu 2g, 1 thìa cà phê bột quế, đem sắc. Uống khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc trị ra mồ hôi trộm: Dùng hoàng kỳ 10g, thục địa, sinh địa, mỗi thứ 8g, hoàng cầm, hoàng bá, hoàng liên, mỗi thứ 6g, đương quy 12g đem sắc uống.
Bài thuốc chữa các chứng tê, đau: Dùng quế chi 8g, cúc hoa 6g, ngưu tất 10g, đương quy 12g, thương thuật 10g đem sắc. Chia thành 2 lần uống, sáng – tối.
Bài thuốc trị các chứng xuất huyết: Dùng bồ hoàng, xuyên quy, hòe hoa, a giao, đại hoàng mỗi thứ 30g. Đem tất cả tán bột và sao, thêm mật ong làm hoàn. Mỗi lần dùng 10g, mỗi ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc trị người mệt mỏi, da xanh xao, gầy còm, vô lực, khí và huyết đều kém: Dùng hoàng kỳ 40g, đương quy 12g sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống liền trong 3 – 4 tuần. Hoặc dùng nhân sâm, đương quy, bạch truật, bạch linh, thục địa, bạch thược mỗi thứ 12g, cam thảo 6g, xuyên khung 8g đem sắc uống mỗi ngày 1 thang. Dùng liền trong 3 – 4 tuần.
Bài thuốc trị đau do ứ máu: Đau do chấn thương ngoài, dùng đương quy với táo nhân, nhũ hương, hồng hoa, một dược. Đay bụng sau khi đẻ, dùng đương quy với táo nhân, xuyên khung và ích mẫu thảo. Đau khớp, dùng đương quy với bạch thược, quế chi và kích huyết đằng. Đau do nhọt và hật bối, dùng đương quy với kim ngân hoa, liên kiều, mẫu đơn bì và xích thược.
Bài thuốc trị vô kinh: Dùng đương quy phối hợp với hồng hoa và đào nhân.
Bài thuốc trị loạn kinh nguyệt: Dùng sinh địa hoàng, đương quy, bạch thược và xuyên khung.
Hình Ảnh Cây Đương Quy
Tác Dụng Của Đương Quy:
Theo Y học cổ truyền:
Công dụng: Hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân.
Chủ trị: Chứng huyết hư trường táo; Kinh nguyệt không đều, đau kinh, tắc kinh. Các bệnh thai tiền sản hậu, đau tê chân tay, tổn thương do té ngã, tâm can huyết hư. Ngoài ra còn kiêm trị nhọt lở loét, khái suyễn.
Theo Y học hiện đại:
Tác dụng với huyết học: Dịch ngâm từ đương quy có tác dụng làm tăng huyết sắc tố và hồng cầu. Tác dụng này được cho là có liên quan đến hàm lượng vitamin B12 và acid folic có trong dược liệu.
Tác dụng chống viêm: Nước từ dịch tiết dược liệu có thể làm giảm tính thẩm thấu của huyết quản. Từ đó ức chế các chất gây viêm mà tiểu cầu 5TH sản sinh.
Tác dụng đối với tử cung: Cồn chiết xuất từ dược liệu có khả năng gây hưng phấn đối với tử cung cô lập. Còn tinh dầu dược liệu lại có tác dụng ức chế tử cung. Khi áp lực của tử cung cao thì đương quy được cho là có thể làm tăng hoạt động co bóp ở cơ quan này.
Tác dụng tăng miễn dịch: Dược liệu này được nghiên cứu là có thể làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào, đồng thời tăng cường chuyển dạng lympho bào.
Tác dụng lợi tiểu: Nhờ hàm lượng đường mía mà đương quy có được tác dụng làm tăng hưng phấn đối với cơ trơn ruột non và bàng quang.
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ dược liệu có khả năng ức chế phẩy khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn, liên cầu khuẩn tán huyết… Tinh dầu lại có tác dụng ức chế trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn vàng…
Các tác dụng khác: giảm đau, an thần, tăng lưu lượng máu, chống hình thành cục máu đông, làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa glycopen trong gan giảm thấp…
Những Lưu Ý Khi Dùng Đương Quy:
Để đem lại những lợi ích tối ưu và ngăn ngừa những vấn đề không mong muốn phát sinh, khi sử dụng dược liệu đương quy bạn cần chú ý:
Tuyệt đối không sử dụng cho các trường hợp đại tiện phân lỏng hay tiêu chảy.
Có thể kết hợp dùng với rượu để nâng cao tác dụng bổ máu.
Phần đầu rễ là có tác dụng bổ máu tốt nhất, còn phần cuối có khả năng hoạt huyết. Phần thân của dược liệu có cả tác dụng hoạt huyết và bổ máu. Cần chú ý khi dùng để nhận được kết quả như mong đợi.
Tránh dùng đương quy với thuốc chống đông máu. Bởi nó tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tình trạng chảy máu kéo dài do chống ngưng tập tiểu cầu.
Tuyệt đối không sử dụng dược liệu cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
Tránh dùng cho người bệnh tiểu đường, rối loạn máu hay viêm loét đường tiêu hóa.
Khi dùng kéo dài có thể gặp một số tác dụng phụ như: Kích ứng da, chán ăn, rối loạn cương dương, đầy hơi, huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa…
Phân Phối Đương Quy Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Đương Quy Giá: 800.000 Đ / Kg
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đỗ Trọng, Amakong, Ba Kích Tươi, Ba Kích Tím.
Để lại một bình luận