Cholesterol Là Gì ? Bạn đã được nghe nói nhiều về cholesterol và những tác hại của nó như: là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt dẫn đến các bệnh xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ… Nhưng cholesterol có thật sự là xấu và cần phải loại bỏ đi với bất cứ giá nào ? Vai trò của cholesterol đối với cơ thể ra sao ?… Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin đầy đủ nhưng cũng cô đọng nhất về cholesterol, sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các thắc mắc trên.
1. Cholesterol Là Gì ?
Cholesterol là một chất béo được gọi là lipid (mỡ) và rất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể. Cholesterol đến từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất là từ gan, tại đây tạo ra tất cả lượng cholesterol bạn cần. Phần còn lại đến từ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, ví dụ như thịt đỏ, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa nguyên béo… tất cả đều chứa cholesterol.
Những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cũng có tác dụng làm cho gan tạo ra nhiều cholesterol hơn so với mức cần thiết. Đối với một số người, việc sản xuất thêm này sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu lên cao, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số loại dầu nhiệt đới – như dầu cọ, dầu hạt cọ và dầu dừa – cũng có thể kích hoạt gan tạo ra nhiều cholesterol hơn.
Nếu lượng cholesterol quá cao trong máu (tăng lipid máu) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bản thân cholesterol cao không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc bệnh động mạch ngoại biên, thông qua biến chứng xơ vữa động mạch do tích tụ quá nhiều cholesterol ở thành động mạch.
1.1. Phân Loại Cholesterol:
Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các protein và khi cả hai kết hợp chúng được gọi là lipoprotein. Lipoprotein có hai loại chính: LDL cholesterol và HDL cholesterol.
Lipoprotein mật độ thấp (LDL):
LDL mang cholesterol từ gan đến các tế bào cần nó. Nếu có quá nhiều cholesterol cho các tế bào sử dụng, nó có thể tích tụ trong thành động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch. Vì lý do này, LDL cholesterol được gọi là “cholesterol xấu”.
Lipoprotein mật độ cao (HDL):
HDL mang cholesterol ra khỏi tế bào và trở lại gan, nơi nó bị phân hủy và thoát ra khỏi cơ thể dưới dạng chất thải. Vì lý do này, nó được gọi là “cholesterol tốt”. Nhưng HDL cholesterol không loại bỏ hoàn toàn LDL cholesterol . Chỉ 1/3 đến 1/4 lượng cholesterol trong máu được HDL mang đi.
Lượng cholesterol trong máu (cả LDL và HDL) có thể được đo bằng xét nghiệm máu. Nồng độ cholesterol khuyến cáo trong máu khác nhau giữa những người trưởng thành khỏe mạnh và những người có nhiều nguy cơ kèm theo như tiểu đường, tăng huyết áp…
1.2. Cholesterol Cao Có Nguy Hiểm Không ?
Động mạch là các mạch máu chuyên chở oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Động mạch thường rất mềm và đàn hồi trong điều kiện bình thường. Nếu hàm lượng cholesterol trong máu cao sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.
Các mảng vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là tim, não và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao như:
Tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Nhồi máu cơ tim.
Bệnh mạch vành.
Tai biến mạch não thoáng qua.
Tăng huyết áp.
1.3. Điều Gì Làm Cho Cholesterol Cao ?
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng bị cholesterol cao như:
Lối sống:
Chế độ ăn uống không lành mạnh. Dùng nhiều thực phẩm chứa lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, tác hại lớn nhất đến từ những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Thiếu tập thể dục hoặc hoạt động thể chất. Điều này có thể làm tăng mức độ “cholesterol xấu” (lipoprotein mật độ thấp) (LDL).
Béo phì. Nếu bạn thừa cân, bạn có khả năng có mức cholesterol LDL và triglyceride cao hơn, và mức lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp hơn.
Rượu: Thường xuyên uống nhiều rượu có thể làm tăng mức cholesterol và triglyceride.
Hút thuốc: Một số hóa chất có trong thuốc lá gọi là acrolein ngăn HDL vận chuyển LDL đến gan, dẫn đến hẹp động mạch (xơ vữa động mạch)
Các bệnh nền:
Những người bị huyết áp cao (tăng huyết áp) và bệnh tiểu đường thường có mức cholesterol cao hơn bình thường. Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra mức tăng cholesterol như:
Bệnh thận.
Bệnh gan.
tuyến giáp hoạt động kém.
Điều trị các bệnh nền này có thể giúp giảm cholesterol trong máu.
Những yếu tố khác:
Có một số các yếu tố gây ra mức cholesterol cao không thể thay đổi được. Các bác sĩ gọi đây là các yếu tố cố định, ví dụ như:
Tiền sử gia đình bị bệnh tim sớm hoặc đột quỵ. Bạn có nhiều khả năng bị cholesterol cao nếu bạn có người thân là nam (cha hoặc anh trai) dưới 55 tuổi hoặc người thân là nữ (mẹ hoặc chị gái) dưới 65 tuổi bị bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.
Tiền sử gia đình có liên quan đến cholesterol. Ví dụ nếu người thân, chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em, bị tăng cholesterol máu gia đình. Nó không phải do lối sống không lành mạnh, mà do di truyền.
Tuổi tác. Bạn càng lớn tuổi, khả năng hẹp động mạch của bạn càng cao (xơ vữa động mạch).
Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được, bạn càng phải chú ý hơn trong việc thay đổi lối sống và chữa trị các căn bệnh nền có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu.
1.4. Chế Độ Ăn Uống Cho Người Bị Cholesterol Cao:
Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam khuyến nghị nên ăn chế độ ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, hạn chế tối đa chất béo chuyển hóa (chất béo dạng trans).
Chất béo bão hòa được xếp vào nhóm chất béo xấu, tương tự như chất béo chuyển hóa (transfat). Các chuyên gia y tế trên thế giới cho rằng một chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu, hay còn gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).
Chất béo bão hòa (no) thường có ở thức ăn nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo như thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp), bơ, kem, pho mát, các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên béo… và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, bơ thực vật, cacao và các loại cây dầu.
Chất béo chuyển hóa được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn như quá trình chiên, rán, xào, margarine…; thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán như khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán…
Thức ăn giàu cholesterol là những thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thường có nhiều trong nội tạng động vật như gan, thận, óc, lá lách… Những người bị cholesterol cao cần tránh thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
Chất béo không bão hòa bao gồm loại đơn và loại đa. Các chất này thấy nhiều trong cá, hạt, củ và dầu thực vật. Một vài ví dụ các thức ăn chứa nhiều loại này là: cá hồi, cá chích, quả bơ, quả ô liu, các dầu ăn từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô… Loại chất béo không bão hòa này có lợi cho cơ thể khi bạn dùng chúng thay vì dùng loại mỡ bão hòa. Giữ một thành phần trong bữa ăn với chất béo loại này chiếm khoảng 25 – 35% là hợp lý.
Một số thực phẩm tốt cho người bị cholesterol cao bao gồm:
Rau, hoa quả (nên ăn nhiều lần trong ngày).
Các loại ngũ cốc chế biến thô (bánh mì đen, gạo thô…).
Sữa không béo.
Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da.
Cá béo (nhiều dầu), nên ăn ít nhất 2 lần/tuần.
Đậu và đậu Hà Lan.
Các loại hạt (số lượng hạn chế 4 – 5 lần/tuần).
Dầu thực vật không bão hòa (dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…), nhưng không ăn bơ thực vật chế biến từ chúng.
2. Mướp Đắng Rừng Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Mỡ Máu:
- Theo sách cổ Đông y, mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không độc, tốt cho kinh tâm, can, phế, vị. Đặc biệt công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người đái tháo đường.
- Khổ qua rừng có thể dùng cả lá, dây, rễ, quả rửa sạch, rồi phơi khô và sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Phần trái thường dùng để chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.
- Theo dân gian, lá non khổ qua rừng từ lâu đã được lấy làm rau ăn, toàn thân rễ lá sắc thuốc trấn ban cho phụ nữ giai đoạn sinh nở. Nước sắc từ dây mướp đắng rừng có tác dụng tiêu độc, phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau sinh hoặc sẩy thai.
- Tác dụng của khổ qua rừng (hay mướp đắng rừng) có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, loại cây này có tên khoa học là Momordica Charantia, mọc hoang phổ biến ở các vùng miền núi trung du, rừng thưa, đất nương rẫy mới đốt dọn. Và thường thấy nhiều ở miền Đông Nam Bộ, nhất là vùng đất đỏ Bình Long, Bình Phước và khu vực Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai. Lá thì giống lá khổ qua nhà, quả to nhất chỉ khoảng ngón chân cái.
- Chống các gốc tự do – nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, tiểu đường…
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
- Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá và rôm sảy.
- Ngăn ngừa ung thư nhờ giảm mỡ máu và ổn định đường huyết.
- Kích thích chức năng tiêu hóa: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị. Chất Alkaloid trong mướp có công dụng lợi tiểu, giúp lưu thông máu tốt, chống viêm, hạ sốt và tăng cường sức khỏe thị lực.
Các công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã khẳng định được vai trò của khổ qua có hiệu quả trong việc sửa chữa tế bào beta tuyến tụy (đây là tế bào đảm nhận chính công việc sản xuất insulin – một nội tiết tố có vai trò quan trọng giúp cân bằng lượng đường trong máu, một yếu tố mà bệnh nhân ĐTĐ thường khiếm khuyết), nó làm tăng nồng độ insulin trong máu và tăng cường độ nhạy của insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở việc tăng đường huyết bất thường do gan bài tiết.
Vị đắng của khổ qua cũng có vai trò kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, điều này có ý nghĩa đối với những trường hợp bị tăng đường huyết sau ăn.
Những Ai Nên Dùng Mướp Đắng Rừng ?
- Bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu.
- Người mệt mỏi, ăn uống kém.
- Phụ nữ muốn giảm cân, giảm mụn trứng cá.
Cách Dùng Mướp Đắng Rừng:
- Ngày dùng 15 – 20 gr, cho mướp đắng vào cốc thủy tinh hoặc ấm pha trà.
- Đổ nước đun sôi vào. Sau khoảng 10-15 phút là có thể dùng được.
- Có thể hãm trà nhiều lần trong ngày, hoặc buổi sáng hãm trà ra 1 ấm lớn đủ lượng dùng cho cả ngày.
Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
Tham Khảo Một Số Cách Chế Biến Khổ Qua:
- Trà khổ qua: khổ qua thái lát mỏng, sau đó phơi hoặc sấy khô. Mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 15 – 20 phút thì dùng được.
- Khổ qua có thể dùng để nấu canh chung với thịt heo, củ cải với cách làm đơn giản. Ngoài ra, có thể thái lát mỏng xào với trứng hoặc thịt nạc hoặc với cà rốt cũng cho món ăn rất ngon.
- Nước sắc: khổ qua rửa sạch, tách bỏ ruột, thái lát, nấu chín với nước lọc, lấy nước đó uống hoặc tắm cho hiệu quả giải nhiệt tốt.
- Thuốc thanh nhiệt, kiện tỳ, mát gan: quả mướp đắng ăn sống hoặc nhồi thịt băm đem hấp chín, ăn nóng.
- Hỗ trợ điều trị ho, miệng khát, phiền nhiệt: mướp đắng 1-2 quả băm nhỏ, nấu với 400ml nước còn 100ml nước, uống làm hai lần trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường: quả mướp đắng còn xanh thái mỏng, phơi khô, tán bột. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6g. Uống sau bữa ăn.
- Hỗ trợ điều trị rôm sảy: mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da.
- Hỗ trợ điều trị chốc đầu: nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày.
Nếu người dùng cảm thấy khó ăn vì khổ qua quá đắng thì có thể làm cách sau đây:
- Đầu tiên là việc chọn lựa khổ qua. Hiện nay có nhiều loại đã được lai giống để ít đắng hơn, những quả này thường to và có gai trên mình lớn. Sau khi rửa sạch và lấy hết ruột, bạn sắt nó ra và ngâm vào nước khoảng 15 phút cũng có hiệu quả bớt đắng. Chú ý là không xắt mỏng rồi ngâm nước vì khi đó khổ qua sẽ mất mùi thơm và làm giảm các dưỡng chất chứa trong nó.
Những Trường Hợp Không Nên Dùng Khổ Qua:
- Tuy khổ qua có nhiều tính năng hữu ích nhưng do nó có tính hàn nên những người tỳ vị hư hàn không nên dùng, thường sẽ có các biểu hiện như ăn uống khó tiêu, đầy bụng, tiêu phân lỏng.
- Vì khổ qua có đặc tính hạ đường huyết nên cần lưu ý không nên sử dụng trong các trường hợp người bệnh đang có biểu hiện đường huyết xuống thấp.
- Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây co thắt cơ tử cung và xuất huyết dẫn tới hư thai hoặc sinh non.
- Phụ nữ đang cho con bú cũng không được khuyến khích dùng vì một số thành phần trong khổ qua có thể truyền qua sữa mẹ đang cần làm rõ.
- Việc sử dụng khổ qua thường xuyên cũng có tác dụng ức chế sự thụ thai ở tử cung, cho nên tác động này có lợi hay có hại thì còn tùy vào việc sử dụng và mong muốn của người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.
- Một số thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy tác dụng gây độc của khổ qua ở liều cao và kéo dài. Cho nên liều khuyên dùng trong ngày khoảng 200 – 300g khổ qua tươi hoặc 30 – 60g khổ qua khô.
- Hạt của khổ qua có chứa một số độc chất có thể gây nhức đầu, đau bụng và hôn mê.
Phân Phối Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Mướp Đắng Rừng Giá: 130.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Mướp Đắng Rừng Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Cholesterol Là Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Hạt Methi, Dây Thìa Canh, Cỏ Ngọt, Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam, Lá Vối, Nụ Vối, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Trái Nhàu Khô.
Trả lời