Cách Dùng Địa Liền Chữa Bệnh: Có thể dùng cây địa liền dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu, tán bôt hay hoàn viên. Liều lượng dùng tối đa mỗi ngày là 3 – 6 gram. Địa liền rất dễ bảo quản, hầu như không bị mốc mọt mặc dù điều kiện bảo quản không hơn so với các vị thuốc khác.
Cây địa liền là loại cây thân thảo sống lâu năm và không có thân. Cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta và các nước châu Á,… Cây còn được trồng ở các vườn thuốc Nam hoặc các bệnh viện. Cây địa liền được sử dụng làm thuốc với mục đích làm giảm đau nhức do bệnh phong thấp gây ra. Ngoài ra, cây còn có tác dụng điều trị các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa và dạ dày.
Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ về. Cần chọn những cây đã trên 2 năm. Rửa sạch đất cát, thái thành miếng mỏng, xông diêm sinh 1 ngày rồi phơi khô. Tuyệt đối không sấy than, củ sẽ đen, mùi kém thơm. Có nơi chỉ đào củ về, rửa sạch phơi khô.
Theo Đông y, Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị), tán hàn, hành khí, giảm đau, tiêu thực, trừ thấp, trừ uế khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy Địa liền có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong…
Những Cách Dùng Địa Liền Chữa Bệnh:
Chữa cảm sốt nhức đầu: Sử dụng 5 gram củ cây địa liền, 10 gram cát căn và 5 gram bạch chỉ, đem nghiền mịn và làm viên uống.
Điều trị tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đau
Cách 1: Sử dụng 4 – 8 gram địa liền sắc thuốc uống. Ngoài ra cũng có thể tán bột và uống.
Cách 2: Dùng địa liền, đương quy, đinh hương và cam thảo, mỗi vị có liều lượng bằng nhau đem tán bột. Sau đó trộn hồ và hoàn viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần lấy 10 viên uống với rượu.
Trị ho gà: Dùng 300 gram địa liền, 1000 gram rau sam tươi, 300 gram lá chanh, 500 gram tía tô, 1000 gram rau má tươi và 1000 gram vỏ rễ dâu đã được tẩm mật ong và sao. Tất cả các vị thuốc được rửa sạch, cho vào nồi và thêm 12 lít nước và đun sôi trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi thuốc cạn còn 4 lít cho vào bình thủy tinh, bảo quản và dùng dần. Mỗi ngày cho trẻ uống từ 15 – 30ml.
Điều trị táo bón kinh niên, nhức đầu, ăn không tiêu, cảm sốt: Sử dụng 1000 gram địa liền, 1000 gram thổ phục linh, 1000 gram rau má tươi và 500 gram cam thảo. Đem phơi khô và nghiền thành bột. Mỗi ngày lấy 2 – 4 gram hòa tan nước và uống.
Chữa đau nhức răng, tê phù, đau mỏi gân cốt, đau lưng, trị tê thấp: Củ cây địa liền phơi khô, thái nhỏ và cho vào bình ngâm chung với rượu nồng độ cồn 40 – 50%. Sau 5 – 7 kể từ khi ngâm, có thể dùng rượu để uống hoặc xoa bóp chữa đau nhức. Trừ trường hợp đau răng, ngậm rượu địa liền vài phút rồi sau đó nhổ ra.
Những Lưu Ý Khi Dùng Địa Liền:
Cây địa liền có tính ấm và một số hoạt chất có thể gây một vài tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, không nên lạm dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài. Những đối tượng âm hư, hỏa uất, dạ dày đau nóng rát hoặc thiếu máu không nên dùng cây địa liền để chữa bệnh.
Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tạm ngưng dùng và thông báo cho bác sĩ biết. Cây địa liền là một loại cây rất phổ biến tại nước ta, có thể sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe và điều trị một số trường hợp bệnh lý. Tuy nhiên, cần chú ý không được lạm dụng dùng địa liền bừa bãi nhất là đường uống để tránh tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.
Phân Phối Địa Liền Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Địa Liền Giá: 300.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Địa Liền Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Địa Liền Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Cách Dùng Địa Liền Chữa Bệnh”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Cẩu Tích, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Dây Đau Xương, Cốt Toái Bổ, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Thiên Niên Kiện, Thổ Phục Linh, Kê Huyết Đằng.
Để lại một bình luận