Biến Chứng Của Bệnh Sỏi Thận

bien-chung-cua-benh-soi-thanNhững biến chứng của bệnh sỏi thận đem lại gồm: bế tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận cấp, suy thận mãn tính, vỡ thận… những biến chứng này rất nguy hiểm, người bệnh không được chủ quan.

Tắc nghẽn đường tiết niệu đặc biệt là đường tiết niệu trên (do sỏi thận và niệu quản), và nhiễm trùng tiết niệu là hậu quả chủ yếu của sỏi tiết niệu và là nguyên nhân của tất cả các biến chứng. Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu trong đa số các trường hợp đều dễ dàng đánh giá được bằng siêu âm thận và chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV).

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Sỏi Thận
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Sỏi Thận
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Kim Tiền Thảo

Những Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sỏi Thận

Nhiễm trùng

  • Hòn sỏi nằm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi trùng tụ tập và phát triển, do đó, sẽ gây nhiễm trùng. Ở các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể là tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một hoặc hai. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu phối hợp với bế tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.
  • Nếu bệnh nhân bị sỏi thận không được phát hiện sớm, để đến giai đoạn bị nhiễm trùng thì việc điều trị bệnh sỏi thận sẽ gặp nhiều khó khăn. Bác sĩ thường chỉ dám đặt một ống vào thận để dẫn lưu mủ ra ngoài, rồi chờ cho tình trạng nhiễm trùng giảm đi, bệnh nhân khá hơn mới dám điều trị triệt để.

Suy thận cấp

  • Xảy ra khi cả hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc. Khi đó bệnh nhân sẽ không có một giọt nước tiểu nào cả và tình trạng có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp điều trị trong vòng vài ngày.

Suy thận mãn tính

  • Khi thận bị sỏi, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần dần chủ mô thận. Các bạn nên biết cả hai thận có khoảng chừng một triệu đơn vị thận. Trong suốt quá trình đó, luôn luôn có một số đơn vị thận chết đi qua thời gian mà không bao giờ có hiện tượng tái sinh.
  • Nếu vắng khoảng 50% số đơn vị thận, người ta vẫn có thể sống một cách bình thường. Nhưng nếu vắng đến 75%, tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Lúc đó, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp rất tốn kém để duy trì sinh mạng như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.
  • Ghép thận thì nước ta chưa có điều kiện để phát triển nhân rộng, còn thận nhân tạo thì chỉ có một vài trung tâm có, chi phí để chạy thận nhân tạo định kỳ suốt đời thì chỉ có một số hiếm hoi các gia đình có đủ khả năng tài chính để chịu đựng.

Vỡ thận

  • Vỡ thận xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm gặp.
  • Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân bị sỏi thận vẫn là việc thăm khám, phát hiện sớm bệnh để điều trị. Để tránh bị biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng. Khi điều trị cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát sỏi thận vì mỗi lần tái phát là nguy cơ suy thận lại tăng lên.

Tắc đường tiểu

  • Những hòn sỏi hình thành trong lòng đường tiểu như đài thận, bồn thận, bọng đái đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây bế tắc. Khi đó, hệ niệu đạo sẽ phản ứng co bóp mạnh để cố gắng tống hòn sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn. Điều đó sẽ dẫn đến các cơn đau bão thận. Gây ra hiện tượng thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Nếu hòn sỏi được lấy ra kịp thời hiện tượng này có thể mất đi.
  • Còn không, sau một thời gian ứ nước kéo dài, đôi khi thận không còn khả năng hồi phục nữa nên sau đó, dù đã khỏi bệnh rồi mà khi siêu âm, thận vẫn còn ứ nước độ I hoặc độ II. Gây ra hiện tượng bí tiểu.

Phòng suy thận khi bị bệnh sỏi thận

  • Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra.
  • Suy thận sẽ làm suy giảm chức năng sản xuất một số hormon do thận sinh ra. Vì vậy, suy thận có thể sinh ra bệnh tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày. Suy thận cũng làm giảm sức khỏe sinh sản, giảm khả năng tình dục và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.
  • Sỏi thận có thể do tình cờ phát hiện khi khám bệnh định kỳ hoặc do khám một loại bệnh khác (đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, hoặc thoát vị đĩa đệm). Hoặc sỏi thận được phát hiện khi siêu âm ổ bụng vì một lý do nào đó.
  • Dù là lý do gì đi chăng nữa nhưng khi bị sỏi thận thì không được chủ quan, xem thường (vì có nhiều trường hợp không có biểu hiện gì kèm theo) để đề phòng suy thận có thể xảy ra. Muốn vậy, nên khám bệnh định kỳ hoặc mỗi khi thấy cơ thể bất thường (đau, mỏi thắt lưng, rối loạn tiểu tiện hoặc sốt không rõ nguyên nhân…) thì cần đi khám bệnh để hy vọng phát hiện sỏi thận càng sớm càng tốt.
  • Khi đã được xác định bị sỏi thận thì cần điều trị tích cực theo đơn thuốc và tư vấn của bác sĩ. Tùy theo mức độ của bệnh mà bác sĩ khám bệnh sẽ có hướng điều trị cụ thể.
  • Nếu ở mức độ còn có thể điều trị nội khoa để bào mòn sỏi, cộng thêm uống nhiều nước (nếu có thể) để tống sỏi ra ngoài thì có thể dùng các loại thuốc Tây y hoặc Đông y. Tất nhiên uống thuốc gì, liều lượng bao nhiêu là do bác sĩ khám bệnh chỉ định. Nếu bác sĩ thấy tính chất, vị trí và kích thước của sỏi thận không cho phép điều trị nội khoa thì sẽ giải quyết bằng phương pháp ngoại khoa (mổ lấy sỏi).

Bệnh nhân bị sỏi thận cần lưu ý:

  • Uống đều đặn 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thải lọc những chất căn bã.
  • Tránh ăn mặn để thận phải làm việc quá tải.
  • Tránh xa các các đồ uống, chất kích thích dễ gây lắng sỏi như bia, rượu, thuốc lá, sô cô la…
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “biến chứng của bệnh sỏi thận”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Có Thể Bạn Quan Tâm

Để lại một bình luận

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666