Bệnh Dạ Dày là căn bệnh phổ biến, nó ảnh hưởng tới 15-30% dân số ở các nước phương Tây, số người từ 40 tuổi trở lên bị rối loạn chức năng tiêu hóa chiếm tới 20%, tỷ lệ người mắc các bệnh dạ dày ở các nước châu Á thấp, chỉ khoảng 5-15%. Tuy nhiên đây là căn bệnh thường gặp, đặc biệt hay tái phát khi chuyển mùa.
Không ẩm thấp như mùa Xuân, không nóng nực như mùa Hè và không lạnh cóng như mùa Đông, mùa Thu với tiết trời khô ráo, mát mẻ tưởng chừng là mùa lý tưởng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải vậy, mùa Thu gây ra nhiều rắc rối cho nhiều người, đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Nguyên nhân bệnh dạ dày hay tái phát vào mùa thu:
- Bệnh dạ dày thường tái phát vào mùa thu bởi khi đó, thời tiết chuyển từ mùa nóng sang lạnh. Sự kích thích của không khí lạnh làm lượng histamin trong máu tăng, dịch chua của dạ dày cũng bài tiết nhiều hơn, dạ dày bị co bóp mạnh khiến người bệnh dễ bị viêm dạ dày. Nếu người bệnh có tiền sử viêm dạ dày, nguy cơ tái phát bệnh sẽ càng cao. Ngoài ra thời tiết thay đổi, chênh lệch nhiệt độ nhiều làm giảm sức đề kháng và tính thích ứng của cơ thể, bệnh càng dễ phát sinh.
- Khi thời tiết trở nên mát mẻ, khiến mỗi người cảm thấy ăn ngon miệng hơn, từ đó ăn nhiều hơn, tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, là nguyên nhân khiến bệnh dạ dày trở lại.
- Thời tiết lạnh, những người nghiện thuốc lá có lý do để làm ấm cơ thể bằng một điếu thuốc. Thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến gia tăng dịch axit dạ dày gây trào ngược dạ dày – thực quản.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Cơ thể khó chống lại các tác ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, gây căng thẳng cho dạ dày.
- Uống thuốc kháng sinh: Mùa Thu cũng là mùa khởi phát nhiều bệnh về hô hấp (viêm họng, khàn tiếng, cảm cúm, cảm lạnh…) và tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…), với việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau sẽ tạo yếu tố thuận lợi cho viêm loét dạ dày tái phát.
- Ăn nhiều hơn: Thời tiết mát mẻ khiến người ta cảm thấy ăn ngon miệng và ăn nhều hơn, từ đó ăn nhiều hơn, tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa.
- Stress, trầm cảm: Trầm cảm theo mùa (seasonal affective disorder – SAD, winter depression) hay rối loạn cảm xúc theo mùa là một rối loạn khí sắc thường xảy ra vào mùa Đông và Thu. Bệnh có nhiều đặc điểm chung với trầm cảm như thường xuyên cảm thấy buồn phiền do vậy dễ bị nhầm lẫn với căn bệnh này, đặc điểm khác biệt lớn là trầm cảm theo mùa có tính chất chu kỳ rõ rệt và khi qua khỏi mùa bị ảnh hưởng người mắc lại có sức khỏe tâm lý như bình thường. Trầm cảm theo mùa được cho là có nguyên nhân từ sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa. Stress và trầm cảm cũng chính là nguyên nhân khiếm viêm loét dạ dày trở nên nặng nề hơn.
- Hút thuốc lá: Thời tiết mát mẻ khiến những người nghiện thuốc lá càng hút thuốc nhiều hơn. Hút thuốc lá làm suy yếu tác dụng điều trị của thuốc đối kháng histamin-2, có thể kích thích bài tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược tá tràng vào dạ dày, làm tăng nguy cơ và tác hại của vi khuẩn Hp và làm tăng sản xuất các gốc tự do, vasopressin tiết bởi tuyến yên, tiết endothelin bởi niêm mạc dạ dày và sản xuất các yếu tố kích hoạt tiểu cầu.
Dấu hiệu không nên bỏ qua của bệnh đau dạ dày:
- Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày có thể là đau, đầy hơi, trướng bụng, có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, đau ở vùng thượng vị lúc đói hoặc sau khi ăn. Bệnh diễn tiến nặng nếu có các dấu hiệu chán ăn hoặc nôn ra máu, hay phân có màu đen.
- Bình thường, trong dạ dày luôn có sự cân bằng giữa lượng axit và lớp bảo vệ, khi sự cân bằng này bị phá vỡ có thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày gây viêm, loét. Sự cân bằng của môi trường trong dạ dày bị tác động bởi chế độ ăn uống, như ăn quá nhiều thực phẩm có nhiều chất béo, có tính kích thích, tính axit như thực phẩm chua, cay, nóng hay do thay đổi cơ học do bản thân người bệnh bị stress.
- Khi bị viêm loét dạ dày, dù là nguyên nhân nào, biểu hiện đau bụng, đau ngay dưới xương ức là rất phổ biến. Đau nặng hơn có thể sau khi ăn hoặc nửa đêm, khi bụng đói. Một số dấu hiệu đau dạ dày rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp hay tiêu hóa khác như đau họng, khàn tiếng (do chứng trào ngược gây nên)…. hay các bệnh của hệ tiêu hóa có thể gây nên cơn đau lan tỏa được thể hiện ở dạ dày như sỏi mật, viêm tụy…
- Bệnh viêm dạ dày là bệnh hay tái phát, nhất là với những đối tượng có lối sống thiếu khoa học, có tiền sử mắc bệnh hoặc thường xuyên gặp stress, dùng thuốc thiếu kiểm soát… Điều trị viêm dạ dày tái phát thường theo đợt, giống điều trị viêm dạ dày cấp tính. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ bởi nếu không điều trị đúng và đủ liều bệnh sẽ nhanh chóng quay trở lại.
Phòng tái phát bệnh dạ dày bằng cách nào ?
- Để phòng chống tái phát bệnh dạ dày vào mùa thu, những người có tiền sử mắc bệnh này, cần phải chú ý mặc đủ ấm, ngoài ra cần rèn luyện sức khỏe để tăng khả năng thích nghi với sự thay đổi thời tiết, giảm khả năng phát bệnh. Đối với ăn uống, cần duy trì chế độ ăn khoa học, không nên ăn quá no, ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn, không hút thuốc lá, uống rượu, cà phê.
- Loét dạ dày thường biểu hiện ở việc đau dạ dày khi đói, cơn đau sẽ giảm đi khi ăn hoặc uống các thuốc chống axit. Do vậy người đau dạ dày tuyệt đối không để bụng đói, luôn mang theo mình các loại bánh quy, thực phẩm chứa tinh bột để có thể ăn ngay khi cảm thấy đau.
- Cần hạn chế thói quen ăn uống vô độ, đây là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày tái phát khi chuyển mùa.
- Một trong những điều kiện tiên quyết tránh tái phát bệnh dạ dày là cần có lối sống lạc quan, tránh các áp lực không đáng có, tránh stress. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc giảm đau, các thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Nếu bị bệnh dạ dày, người bệnh cần đi khám ngay và tuân thủ chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “bệnh dạ dày tại sao hay tái phát vào mùa thu”. |
Để lại một bình luận