Uống trà thảo dược đúng cách giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giúp dưỡng sinh…tuy nhiên không nên lạm dụng hoặc sử dụng thường xuyên với số lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Uống trà thảo dược đúng cách giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết chống chọi là một số bệnh cơ bản. Việc sử dụng trà thảo dược như một loại thuốc bổ cho sức khỏe đã được lưu truyền từ rất lâu tới nay nhưng sử dụng như thế nào hiệu quả, uống trà thảo dược có tốt không hay cách pha trà thảo dược tốt nhất… không phải ai cũng biết.
Hiện nay, một ly trà thảo dược với hương vị thơm ngon, tính năng giải nhiệt cũng như mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đã dần trở thành lựa chọn hàng ngày của nhiều người. Tuy nhiên, không phải trà thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên là có thể sử dụng thoải mái mà bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây để vừa có thể thưởng thức một ly trà ngon, vừa tốt cho sức khỏe.
Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm: |
Uống trà thảo dược đúng cách phát huy tối đa tác dụng
Không uống trà để qua đêm:
- Nhiều người có thói quen ngâm trà thảo dược trong ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau có thể uống ngay sau khi thức giấc mà không mất thời gian đun, tuy nhiên đây là cách làm không khoa học và còn ảnh hưởng đến sức khỏe vì nước trà để lâu, đặc biệt là qua đêm, sẽ bị biến chất, vitamin B, C dần bị phân hủy, đồng thời, lượng caffeine trong nước trà cũng tăng cao, nếu uống nhiều sẽ kích thích trung khu thần kinh, khiến cơ thể trở nên khó chịu. Bạn chỉ nên pha trà ngay trước khi uống và tuyệt đối không để trà qua đêm.
Uống trà không thể vội:
- Dù trà thảo dược có thể uống ngay sau khi đun 5 – 10 phút, song nếu bạn để trà nguội hẳn mới uống thì tác dụng sẽ được phát huy triệt để hơn. Để chờ trà nguội, bạn nên để nguyên trong ấm sau đó mở nắp để không ảnh hưởng đến chất lượng trà.
Không nên uống trà quá ngọt:
- Trà thảo dược thường được uống với mục đích giải nhiệt, do vậy nên chọn loại có vị đắng hoặc thanh thanh, tránh những loại có nhiều đường vì sẽ phản tác dụng, khiến có thể dễ “bốc hỏa” hơn.
Không thể lạm dụng:
- Trà thảo dược tuy được xem là tốt cho sức khỏe nhưng cũng không nên uống nhiều một lúc, càng không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Đối với người có tố chất yếu ớt, nếu thường xuyên dùng trà thảo dược với tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì vị, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Trẻ nhỏ cũng không nên cho uống trà thảo dược do phủ tạng còn non nớt.
Phụ nữ cần thận trọng khi dùng trà thảo dược:
- Vì trà thảo dược có tính hàn nên phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nên hạn chế sử dụng vì giai đoạn này cơ thể đã thiếu hụt chất sắt, nếu lại uống trà thảo dược vào sẽ làm tổn hại đến chức năng dạ dày, gây chóng mặt, đau bụng. Phụ nữ mang thai khi uống trà thảo dược pha đặc cũng ảnh hưởng đến nhịp tim, không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mới sinh uống nhiều trà thảo dược cũng dễ có nguy cơ hậu sản.
Tác dụng của trà thảo dược
- ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết trà dược liệu, hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ một loại chế phẩm dùng trà hoặc lấy trà làm chủ phối hợp với các vị thuốc khác. Còn hiểu theo nghĩa rộng, là chỉ một dạng thực – dược phẩm gồm một hay nhiều loại dược liệu hoặc thực phẩm được chế biến và sử dụng như trà uống hàng ngày nhưng kỳ thực không có chút lá trà nào trong thành phần.
- “Như vậy, trà dược liệu là một dạng thuốc thang đặc biệt sử dụng dưới dạng nước hãm (xung tễ) hoặc nước ngâm (bào tễ). Hiện nay, nhờ công nghệ phát triển, người ta còn bào chế trà dược hoà tan bằng cách đưa dung dịch trà thuốc đã xử lý theo quy trình pha chế thích hợp vào máy sấy phun sương làm khô thành dạng bột để dễ sử dụng và bảo quản”, BS Hoàng nói.
- Cho đến nay, người ta công nhận trà có một số tác dụng như: giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hoá, giảm mỡ máu, chống béo phì, cải thiện trí nhớ, chống viêm loét tiêu hoá, kháng khuẩn tiêu viêm, chống oxy hoá, giảm đường máu, dự phòng các bệnh lý mạch máu não, dự phòng hình thành sỏi tiết niệu, sỏi đường mật… “Về công dụng của các dược liệu khác, tuỳ lựa chọn, bào chế, liều dùng, cách dùng mà tạo nên tác dụng riêng biệt và nét đặc trưng của từng loại trà dược”, BS Hoàng cho biết.
- Theo PGS.TS.DS Nguyễn Phương Dung, trưởng khoa y học cổ truyền kiêm trưởng bộ môn bào chế đông dược, đại học Y dược TP.HCM, để phòng bệnh, người bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau, trái như: bí đao, đậu bắp, khổ qua, rau đắng… với liều tương đương lượng thực phẩm ăn hàng ngày.
- “Với những loại trà thảo dược không phải là rau trái ăn hàng ngày như: hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, thìa canh, bá bệnh, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng… thì không nên sử dụng thường xuyên. Đây là các dược liệu có tính năng chữa bệnh nhất định, có thể đưa đến tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của chúng”, DS Dung nói.
Lưu ý khi sử dụng trà thảo dược:
- Trà thảo dược là dược liệu, vì vậy không thể uống nhiều một lúc, càng không thể dùng lâu. Hầu hết trà thảo dược lợi tiểu, do đó không nên uống trước khi đi ngủ, khi đói (nhất là khi vừa ngủ dậy vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa). Không nên uống trà thảo dược ngay sau bữa ăn vì chất tanin sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng, khó tiêu… Không nên uống trà để qua đêm. Cũng không ngâm trà thảo dược trong ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau dậy uống, vì không khoa học và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “nguồn gốc của trà”. |
Trả lời