Thuốc Quý Từ Cây Chè Đắng

Thuốc Quý Từ Cây Chè Đắng; Chè đắng phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình, mọc rải rác trên núi đá vôi gần bờ khe suối.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây chè đắng là lá bánh tẻ, được thu hái quanh năm, đem về tãi mỏng, phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô. Khi dùng sao khô cho thơm.

Lá chè đắng có vị rất đắng, sau có cảm giác ngọt ở họng, có tác dụng tăng lực, tiêu viêm giải biểu. Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu được dùng để pha nước uống như trà hàng ngày làm cho người khỏe mạnh, đỡ mệt mỏi khi làm việc trí óc căng thẳng hoặc gặp những bất lợi về thời tiết như trời quá nóng, hay quá lạnh.

Gần đây, những công trình nghiên cứu trong nước còn cho thấy lá chè đắng có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, giảm cholesterol máu, giải độc, bảo vệ gan, kích thích thần kinh mà không hề làm mất ngủ.

Thuốc Quý Từ Cây Chè Đắng

Thuốc Quý Từ Cây Chè Đắng:

  • Lá phơi khô ủ cho mềm rồi cuộn chặt lại như tổ sâu kèn, đóng gói thành túi 100g, 200g hoặc 500g. Ngày dùng 1-2g (tương đương với 1-2 lá đã cuộn tổ) cho vào nước ấm, đổ nước sôi vào hãm uống. Hâm đến khi nước chè loãng thì thôi.
  • Lá chè đắng khô đem tán nhỏ, rây bột rồi đóng túi lọc, mỗi túi có 0,5g bột. Khi dùng pha với nước sôi như các loại trà túi lọc khác, mỗi lần 1 túi ngày 2-3 lần.
  • Dùng phối hợp, lá chè đắng và lá bạch quả lượng hai thứ bằng nhau, để nguyên củ lá hoặc tán thành bột khô, mỗi lần dùng 1g bột hỗn hợp, pha uống trong ngày như uống trà. Thuốc làm tăng tuần hoàn não, tăng cường trí nhớ.

Chè Đắng Thay Cho Nước Uống Có Được Không ?

  • Về tính chất, sách Y lâm soạn yếu viết: Khổ đinh trà có vị ngọt đắng, tính đại hàn (rất lạnh); Sách Bản thảo tái tân viết: vào các kinh Tỳ và Can.
  • Về tác dụng, sách Y lâm soạn yếu viết: Chữa chứng nhiệt, phát cuồng do thời khí; Theo sách Bản thảo cương mục thập di: Có tác dụng trừ phong, hoạt huyết và tuyệt thai (làm cho phụ nữ không có thai được).
  • Theo sách Bản thảo tái tân: Có tác dụng tiêu thực hóa đờm, trừ phiền chỉ khát, lợi nhị tiện (đại tiện và tiểu tiện); Theo Trung Quốc y học đại từ điển: Có tác dụng tán can phong, thanh đầu mục, chữa tai ù, tai nặng, tai chảy mủ…
  • Như vậy có thể thấy, chè đắng là loại thuốc chữa bệnh – không được xếp vào loại thuốc bổ. Đã là thuốc chữa bệnh, thì chỉ khi có bệnh mới nên sử dụng.
  • Thế nhưng, có một số người nói rằng uống chè đắng thấy người dễ chịu, ăn khỏe và ngủ ngon hơn trước là lẽ vì sao? Thiển nghĩ, đó là vì chè đắng đã giúp cho những người đó chữa khỏi một số bệnh nào đó; bệnh khỏi tất nhiên người dễ chịu, ăn ngon, ngủ yên. Có điều, vì chè đắng là thuốc chữa bệnh, nên phải dùng đúng người, đúng bệnh, đúng liều lượng – dưới sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn.
  • Thuốc chữa bệnh không phải thứ dùng cho mọi người. Đến như “nhân sâm” – vị thuốc đại bổ, được tôn vinh là “tinh hoa của trời đất”, “thuốc trường sinh bất lão”, “cải lão hoàn đồng”… đã được cả Đông y và Tây y công nhận, nếu sử dụng không hợp lý, không đúng đối tượng và liều lượng, cũng có thể gây nên những tác hại khôn lường. Nhân sâm là vị thuốc đại bổ như vậy, nhưng từ xưa đến nay, cả Đông y và Tây y đều không khuyến cáo mọi người dùng nhân sâm pha trà uống thay nước hàng ngày.

Chè đắng, tất nhiên có tác dụng rất tốt đối với một số người bị mắc một số bệnh nhất định. Tuy nhiên, đó không thể là thứ có thể sử dụng thường xuyên và lâu dài cho tất cả mọi người.

Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “thuốc quý từ cây chè đắng”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Lưu

Có Thể Bạn Quan Tâm

Để lại một bình luận

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666