Tăng Kali Máu Trong Bệnh Thận Là Gì ? là tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện và cấp cứu nhanh chóng. Bởi, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, chẩn đoán và xử lý sớm là việc làm cấp thiết mà người bệnh và bác sĩ cần phối hợp thực hiện.
Kali là một dạng ion dương, loại ion này nằm chủ yếu trong tế bào. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động bình thường của tế bào. Theo nghiên cứu, ở người khỏe mạnh, lượng kali trong tế bào chiếm đến 98.99% tổng số kali tồn tại trong cơ thể.
Để kali thay đổi còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là thể tích dịch nội bào, ngoại bào và sự cân bằng acid bazơ. Ngoài ra, sự thay đổi này còn liên quan đến quá trình chuyển hóa protid, quá trình phân bào và các yếu tố tăng trưởng khác.
1. Tăng Kali Máu Trong Bệnh Thận Là Gì ?
Ở người bình thường, lượng kali lý tưởng bên ngoài tế bào đo được nồng độ từ 3.5 mmol/l cho đến 5 mmol/l, kali trong tế bào từ 120 mmol/l đến 140 mmol/l. Hiện tượng tăng kali máu xảy ra khi nồng độ kali trong máu vượt mức 5 mmol/l. Đây là tình trạng nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.
Tình trạng này thường xảy ra ở người mắc bệnh thận, nhất là suy thận cấp và mãn tính. Lúc này, thận đã mất đi chức năng đào thải và kiểm soát kali máu khiến nồng độ kali máu thay đổi. Cần nhanh chóng cấp cứu, xử lý bởi hiện tượng tăng kali máu trong bệnh thận khá nguy hiểm. Trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.
Những người mắc chứng suy thận hoặc bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao gặp phải tình trạng bất ổn kali máu. Do sự rối loạn chức năng thận dẫn đến hiện tượng mất cân bằng nội môi kali. Theo thống kê gần đây, tình trạng tăng kali máu có tới 40% – 50% tỷ lệ bệnh nhân là người suy thận mạn.
Ngoài ra, tăng kali máu trong bệnh thận cũng có thể xảy ra ở người có can thiệp điều trị bằng biện pháp ghép thận, điều trị ức chế miễn dịch hoặc sử dụng các chất ức chế calcineurin. Tỷ lệ ghi nhận được khoảng 44% – 73%.
1.1. Nguyên Nhân Gây Tăng Kali Máu Trong Bệnh Thận:
Bình thường, kali trong cơ thể được hấp thụ thông qua lượng thức ăn mà bạn nạp vào mỗi ngày. Kali sẽ được hấp thụ thụ động tại niêm mạc ruột, chủ yếu ở đại tràng. Theo nghiên cứu, một người bình thường có khẩu phần ăn đầy đủ sẽ nạp từ 50 mmol – 100 mmol kali trong một ngày.
Thận là nơi đảm nhận nhiệm vụ bài tiết kali, chiếm 90%, phần còn lại sẽ được đào thải qua phân. Trong thận, ống lượn xa và các ống góp sẽ làm nhiệm vụ bài xuất kali, nhờ vào hoạt hóa của aldosteron.
Hoạt tính của aldosteron tại ống góp có thể làm kích thích đến quá trình bài xuất ion H+ ở ống thận. Đồng thời, khi người bệnh sử dụng các thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin trong suy thận cấp có thể gây ức chế đến aldosteron.
Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến quá trình bài xuất kali trong ống thận dẫn đến nguy cơ tăng kali máu. Cơ chế ảnh hưởng đến sự điều hòa bài tiết cụ thể như sau:
Hệ thống feedback kaki là aldosteron.
Nồng độ pH trong máu, đặc biệt là toan máu có thể gây giảm quá trình bài tiết kali và ngược lại.
Có sự tăng tốc của dòng chảy ở ống thận gây tăng bài tiết kali.
Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của kali giữa màng tế bào như:
Nhiễm toan, tăng chuyển hóa protein, mất nước nội bào, tăng áp lực thẩm thấu: Khiến cho kali di chuyển từ trong ra ngoài tế bào nhiều hơn khiến nồng độ kali máu tăng.Người ta đo được, nếu độ pH của người bệnh thận giảm 0.1 có thể khiến kali máu tăng lên đến 0,3 – 1,3 mEq/l.
Nhiễm kiềm, cường giao cảm, ảnh hưởng từ insulin: Gây kích hoạt kali di chuyển từ ngoài vào trong tế bào kiến nồng độ kali máu giảm.
Ở người bình thường khỏe mạnh có chế độ dinh dưỡng đảm bảo hiếm khi phải đối mặt với tình trạng bất ổn kali máu. Riêng người mắc bệnh thận, nhất là suy thận cấp và mãn tính việc đào thải kali qua nước tiểu bị giảm thiểu đáng kể. Bên cạnh đó, nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng dư kali hoặc sử dụng thuốc điều trị có tác dụng phụ gây giữ kali có nguy cơ cao bị tăng kali máu.
Tình trạng tăng kali máu trong bệnh thận như đã đề cập có thể xảy ra ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, đặc biệt vào những ngày không lọc máu. Đồng thời, hiện tượng toan chuyển hóa xảy ra ở người suy thận nặng cũng là nguyên nhân khiến nồng độ kali máu tăng cao.
Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như tình trạng xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn hoặc hoại tử ở người bệnh thận là nguy cơ tiềm tàng gây tăng kali máu. Cần tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này để việc điều trị, kiểm soát được diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả hơn.
1.3. Triệu Chứng Tăng Kali Máu Trong Bệnh Thận:
Theo ghi nhận của nhiều bệnh nhân bị tăng kali máu trong bệnh thận sẽ có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như sau:
Triệu chứng lâm sàng:
Người bệnh gần như khó nhận biết tăng kali máu thông qua các triệu chứng lâm sàng, bởi chúng thường xuất hiện khá muộn. Chỉ đến khi kali máu tăng cao, giai đoạn cấp tính sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim và cơ vân. Cụ thể:
Rối loạn dây thần kinh: Tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác tê, ngứa, dị cảm nhất là ở các khu vực như miệng, hai chân,…Ngoài ra, người bị tăng kali máu lúc này còn có biểu hiện thờ ơ, lú lẫn, tâm thần không ổn định.
Rối loạn cơ vân: Người bệnh mệt, yếu cơ, gân xương bị mất đi khả năng phản xạ bình thường, đôi khi mềm liệt, kèm theo đó là tình trạng khó thở, khí lưu thông qua phổi giảm do cơ hô hấp bị liệt.
Triệu chứng về tim: Rối loạn nhiệm tim, ngừng tim. Triệu chứng này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh.
Triệu chứng về tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện, thiểu niệu hoặc vô niệu.
Triệu chứng tại cơ trơn: Người bệnh thường xuyên nôn, tiêu chảy, ruột không hoạt động bình thường, có khi liệt gây khó khăn cho việc đại tiểu tiện, tiêu hóa thức ăn.
Triệu chứng cận lâm sàng:
Thông qua các biện pháp kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định các ảnh hưởng của việc tăng kali máu trong bệnh thận cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Xét nghiệm điện giải đồ: Kali máu lớn hơn 5 mmol/l, trường hợp tăng cao hơn 6.5 mmol/l có nguy cơ gây tử vong.
Điện tim: Khi kali máu vượt 5.5 mmol/l người bệnh sẽ bị thay đổi điện tim sớm. Mặc dù vậy, triệu chứng này còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người bệnh. Hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra chính xác mối liên hệ giữa tăng kali máu và sự thay đổi điện tim.
Trường hợp tăng kali cấp kết hợp với hạ natri, calci và toan máu, sự thay đổi điện tim mạnh mẽ hơn khi kali máu tăng chậm.
Khi mắc bệnh về thận, bạn nên lưu ý vấn đề dung nạp lượng kali từ thức ăn và xử lí khi gặp tác dụng phụ của thuốc trong thời gian điều trị Bởi, tình trạng tăng kali máu trong bệnh thận khá phức tạp và nguy hiểm. Nếu chậm trễ xử lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh.
2. Câu Kỷ Tử Tốt Cho Bệnh Thận:
- Theo Đông y, Kỷ Tử có vị ngọt, tính bình; vào kinh can và thận, có tác dụng tu dưỡng can thận, nhuận phế, ích tinh, minh mục. Dùng cho các chứng can thận âm hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt ù tai, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, liệt dương di tinh, bệnh tiểu đường, viêm gan mạn, vô sinh, đái đường…
Trích đoạn y văn cổ:
- Sách Bản thảo kinh tập chú: “bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo”.
- Sách Dược tính bản thảo: “bổ ích tinh bất túc, minh mục an thần”.
- Sách Thực liệu bản thảo: “trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao”.
- Sách Bản thảo cương mục: “tư thận, nhuận phế”.
- Sách Bản thảo kinh sơ: “chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc. là thuốc tốt ích tinh, minh mục”.
- Sách Cảnh nhạc toàn thư: “dùng với Thục địa là rất hay, thuốc làm sáng mắt, rõ tai, ích tinh cố tủy, kiêïn cốt cường cân, thiện bổ lao thương, chỉ tiêu khát, chân âm hư mà bụng rốn đau không khỏi, dùng nhiều rất hay”.
- Sách Trùng khánh đường tùy bút: “Câu kỷ tử chuyên bổ huyết, không dùng thuốc nào hơn ( chuyên bổ dĩ huyết, phi tha dược sở năng cập dã)”.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide Kỷ tử.
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt.
- Chất Betain là chất kích thích sinh vật cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ.
- Có tác dụng hạ cholesterol của chuột cống, chất Betain của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết.
- Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, hưng phấn ruột ( tác dụng như cholin), chất Betain thì không có tác dụng này.
- Nước sắc Khởi tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ.
- Có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các tác giả Nhật bản có báo cáo năm 1979 là: lá và quả.
- Khởi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm. Các tác giả Trung quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc lá ( lá, quả và cuống quả của Kỷ tử Ninh hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người.
Những Ai Nên Dùng Kỷ Tử ?
- Người thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Người can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
Cách Dùng Kỷ Tử:
- Dùng 8 – 25 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày hoặc có thể dùng ngâm rượu.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Kỷ Tử:
Kỷ Tử Được Dùng Làm Thuốc Trong Các Trường Hợp:
Tư thận, dục âm (bổ thận, nuôi dưỡng chân âm): Trị chứng thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Bài Hoàn câu kỷ: khởi tử, hoàng tinh liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước nóng.
Dưỡng can, minh mục (nuôi can, làm sáng mắt): Trị chứng can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
- Bài 1: Kỷ cúc địa hoàng hoàn: khởi tử 12g, cúc hoa 12g, thục địa 16g, đan bì 6g, sơn dược 8g, phục linh 8g, sơn thù 8g, trạch tả 8g. Nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối loãng hoặc nước nóng. Trị các chứng can thận âm hư, sốt về chiều, mồ hôi trộm, nhìn sự vật thấy hoa mắt, đau mắt khô rát.
- Bài 2: Rượu câu kỷ: khởi tử ngâm trong rượu 5 – 7 ngày, chắt ra. Ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh. Trị yếu gan sinh đau mắt, ra gió chảy nước mắt; có tác dụng bổ dưỡng, chống yếu mỏi cơ, bảo vệ mỹ dung…
Món Ăn Và Bài Thuốc Từ Kỷ Tử:
- Chim câu hầm hoàng kỳ, kỷ tử: Khởi tử 30g, hoàng kỳ 60g, chim câu non 1 con. Chim câu làm sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào, hầm cách thủy, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.
- Cháo kỷ tử: Khởi tử 30g, gạo tẻ 100g; đường trắng, mật lượng thích hợp. Nấu cháo gạo tẻ và kỷ tử. Khi ăn thêm đường mật. Dùng cho các trường hợp đau lưng, tê bại hai chân, đau đầu, ù tai hoa mắt chóng mặt.
- Rượu kỷ tử nhân sâm ngũ vị tử: khởi tử 30g, nhân sâm 9g, ngũ vị tử 30g, rượu trắng 500ml. Các dược liệu ngâm trong rượu. Sau 7 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 30 – 50ml, chia làm 1 hoặc 2 lần vào bữa ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, thiếu máu, viêm gan mạn, thị lực giảm.
Kiêng kỵ: Người có thực nhiệt (nhiễm trùng, viêm tấy), đàm thấp, tiêu chảy không dùng.
Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Kỷ Tử ( Câu Kỷ Tử ) Giá: 400.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Kỷ Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Tăng Kali Máu Trong Bệnh Thận Là Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đương Quy, Amakong, Ba Kích Tươi, Ba Kích Tím, Đỗ Trọng.
Để lại một bình luận