Tăng Huyết Áp Trong Bệnh Thận Mạn là tình trạng thường gặp. Do việc tăng huyết áp và bệnh thận có mối quan hệ tương quan, tác động lẫn nhau. Người mắc bệnh về thận có thể nhận thấy triệu chứng thông qua việc thay đổi huyết áp. Tuy nhiên không thể chủ quan, bởi khi huyết áp tăng cao quá mức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, đe dọa tính mạng của người bệnh thận mạn.
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra vấn đề về tim mạch và thận. Ngược lại, bệnh thận mạn cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp thứ phát, độc lập với các nguyên nhân tim mạch khác.
Cụ thể, bệnh thận mạn là thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng suy giảm chức năng, cấu trúc của thận diễn ra trong thời gian dài. Có nhiều nguy cơ khác nhau gây nên chứng bệnh này. Trong đó, đáng chú ý nhất là tình trạng tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp xảy ra thường xuyên khiến rối loạn hoạt động của thận.
Trường hợp người bị tăng huyết áp nhưng không kiểm soát về lâu dài sẽ để lại tổn thương trên diện rộng. Các cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất là não bộ, tim mạch, thận, mắt,…Theo thống kê, tình trạng tăng huyết áp có mức độ ảnh hưởng lớn, tác động đến khoảng 30% dân số thế giới và 90% bệnh nhân mắc bệnh thận mạn.
Tóm lại, mối quan hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận mạn được hiểu là mối quan hệ có tính tương quan hai chiều. Tăng huyết áp sẽ khiến hệ thống động mạch của thận bị tổn thương làm cản trở quá trình lưu thông máu đến thận. Lâu dần, thận bị thiếu hụt dưỡng chất và oxy gây suy giảm chức năng nghiêm trọng.
Đồng thời, theo chiều ngược lại thận sẽ phản ứng tiết ra những hormone giúp kiểm soát lượng muối và nước trong cơ thể. Nếu chúng bị dư thừa sẽ tác động dẫn đến tình trạng cao huyết áp. Vòng tròn luẩn quẩn này sẽ gây ra không ít vấn đề cho cơ thể bệnh nhân. Nguy hiểm hơn có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.
1. Tăng Huyết Áp Trong Bệnh Thận Mạn Có Nguy Hiểm Không ?
Như đã đề cập, tăng huyết áp trong bệnh thận mạn vừa là nguyên nhân gây bệnh vừa là biến chứng mà bệnh nhân có thể phải đối mặt. Tuy nhiên, cả hai vấn đề là bệnh thận mạn và tăng huyết áp đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý về tim mạch nguy hiểm cho người bệnh.
Nếu tình trạng tăng huyết áp kéo dài có thể khiến mạch máu trong cơ thể tổn thương nghiêm trọng. Sự phá hủy diễn ra không kiểm soát có thể gây ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp đến các cơ quan thiết yếu của cơ thể, trong đó có thận.
Việc cao huyết áp ở người bệnh thận mạn khiến cho cầu thận bị phá hủy bộ lọc. Điều này khiến độc tố và dung dịch tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Mạch máu chứa lượng nước dư thừa quá lớn khiến huyết áp tăng cao và gây ra nhiều biến chứng tim mạch, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Thận vốn dĩ là bộ phận quan trọng đối với việc điều hòa huyết áp của cơ thể. Khi cơ quan này bị tổn thương, huyết áp không được kiểm soát có thể gây ra nhiều hậu quả mà người bệnh không thể lường trước được. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh thận mạn nên lưu ý vấn đề kiểm soát và ổn định huyết áp để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
1.1. Phương Pháp Theo Dõi Huyết Áp Trên Người Bệnh Thận Mạn Và Ngược Lại:
Người bệnh thận mạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất ổn. Đồng thời, người mắc bệnh cao huyết áp cũng cần theo dõi để tránh gặp biến chứng suy thận mạn. Cụ thể:
Theo dõi huyết áp cho người bệnh thận mạn
Đo huyết áp thường xuyên và đảm bảo thực hiện đúng phương pháp. Người bệnh có thể thực hiện kiểm tra tại nhà hoặc đến các phòng khám, cơ sở uy tín để đo huyết áp. Một số trường hợp, bệnh nhân phải theo dõi huyết áp thông qua holter huyết áp. Mức bình ổn huyết áp bao gồm:
Đo tại phòng khám nhỏ hơn 140/90 mmHg.
Đo tại nhà nhỏ hơn 135/85 mmHg.
Đo vào ban ngày nhỏ hơn 135/85 mmHg.
Đo vào ban đêm nhỏ hơn 120/70 mmHg.
Theo dõi bệnh thận mạn cho người bệnh cao huyết áp
Như đã đề cập, đối tượng cao huyết áp có nguy cơ cao mắc bệnh thận mạn. Do đó, người bệnh cần theo dõi định kỳ chức năng thận để phòng tránh các biến chứng. Đồng thời tầm soát albumin nước tiểu để nhận diện sớm dấu hiệu bệnh thận.
Trong đó, hiện tượng tiểu đạm là triệu chứng nhận diện tổn thương của thận rõ ràng nhất. Thông qua đó, bác sĩ có thể phân tầng nguy cơ, kết hợp đánh giá điều trị được hiệu quả nhất.
1.2. Điều Trị Bệnh Thận Mạn Do Tăng Huyết Áp:
Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn có thể gây ra các triệu chứng như choáng váng, mờ mắt, nước tiểu sẫm màu, có mùi bất thường… Bệnh nhân nên thăm khám để xác định vấn đề và điều trị sớm. Mục tiêu của việc điều trị là giúp bệnh nhân ổn định huyết áp và ức chế quá trình phát triển của bệnh thận mạn.
Trường hợp bệnh nhân bị suy thận nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị biến chứng và chuẩn bị cho bước thay thế thận thông qua chạy thận, thẩm phân phúc mạc. Đồng thời, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc nhằm ổn định huyết áp.
Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hạ huyết áp khi chưa được chỉ định. Do thuốc tân dược có thể gây ra các tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng quá liều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, tạo điều kiện cho bệnh thận mạn biến chứng nguy hiểm, đe dọa mạng sống của người bệnh.
Ngoài ra, để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:
Chế độ ăn ít hơn 2g muối mỗi ngày: Đây là yếu tố giúp bệnh nhân bị bệnh thận mạn giảm thiểu rủi ro bị tăng huyết áp. Cụ thể, với chế độ ăn ít hơn 3g muối mỗi ngày, người bệnh sẽ giảm được 10 mmHg huyết áp. Nếu ăn ít hơn 6g muối mỗi ngày, bệnh nhân sẽ giảm được 25% đạm niệu. Trong đó, định lượng 5g muối thường xấp xỉ bằng 1 muỗng cà phê gạt ngang.
Duy trì cân nặng cân đối: Nếu bạn đang bị thừa cân nên cố gắng giảm cân về mức cân đối. Bởi người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn người bình thường, đặc biệt còn có thể ảnh hưởng cho tình trạng bệnh thận mạn. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, bạn nên giảm cân về số cân lý tưởng. Điều này sẽ giúp giảm huyết áp, đạm niệu và làm chậm quá trình phát triển suy thận. Theo nghiên cứu, nếu người bệnh giảm 4% cân nặng có thể giảm tới 30% đạm niệu. Tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia để có chế độ giảm cân, duy trì vóc dáng phù hợp và an toàn nhất.
Tập thể dục: Vận động cơ thể giúp tuần hoàn máu tốt hơn, đồng thời giúp bệnh nhân ổn định huyết áp, cân nặng tốt nhất. Theo đó, bạn có thể đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức mỗi tuần khoảng 150 phút. Thời lượng tương đương 30 phút mỗi ngày và 5 lần mỗi tuần.
Hạn chế rượu bia: Rượu bia là thức uống chứa chất kích thích có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Do đó, bệnh nhân mắc chứng thận mạn nên hạn chế hoặc tốt nhất nên tránh xa thức uống này để việc điều trị đạt hiệu quả tốt, giảm nguy cơ biến chứng cao huyết áp gây hại cho tim mạch. Nam giới nên giữ mức thấp hơn 14 đơn vị rượu bia trong tuần, nữ thấp hơn 8 đơn vị. Mỗi đơn vị tương ứng với 83.3 ml rượu vang, xấp xỉ 220ml bia.
Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhất là gây biến chứng cho hệ tim mạch, nguy cơ tử vong cao. Do đó, bệnh nhân nên theo dõi huyết áp thường xuyên, áp dụng các biện pháp ổn định huyết áp để bảo vệ sức khỏe, góp phần hiệu quả cho công tác điều trị và kiểm soát bệnh thận.
2. Câu Kỷ Tử Tốt Cho Bệnh Thận:
- Theo Đông y, Kỷ Tử có vị ngọt, tính bình; vào kinh can và thận, có tác dụng tu dưỡng can thận, nhuận phế, ích tinh, minh mục. Dùng cho các chứng can thận âm hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt ù tai, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, liệt dương di tinh, bệnh tiểu đường, viêm gan mạn, vô sinh, đái đường…
Trích đoạn y văn cổ:
- Sách Bản thảo kinh tập chú: “bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo”.
- Sách Dược tính bản thảo: “bổ ích tinh bất túc, minh mục an thần”.
- Sách Thực liệu bản thảo: “trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao”.
- Sách Bản thảo cương mục: “tư thận, nhuận phế”.
- Sách Bản thảo kinh sơ: “chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc. là thuốc tốt ích tinh, minh mục”.
- Sách Cảnh nhạc toàn thư: “dùng với Thục địa là rất hay, thuốc làm sáng mắt, rõ tai, ích tinh cố tủy, kiêïn cốt cường cân, thiện bổ lao thương, chỉ tiêu khát, chân âm hư mà bụng rốn đau không khỏi, dùng nhiều rất hay”.
- Sách Trùng khánh đường tùy bút: “Câu kỷ tử chuyên bổ huyết, không dùng thuốc nào hơn ( chuyên bổ dĩ huyết, phi tha dược sở năng cập dã)”.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide Kỷ tử.
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt.
- Chất Betain là chất kích thích sinh vật cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ.
- Có tác dụng hạ cholesterol của chuột cống, chất Betain của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết.
- Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, hưng phấn ruột ( tác dụng như cholin), chất Betain thì không có tác dụng này.
- Nước sắc Khởi tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ.
- Có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các tác giả Nhật bản có báo cáo năm 1979 là: lá và quả.
- Khởi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm. Các tác giả Trung quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc lá ( lá, quả và cuống quả của Kỷ tử Ninh hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người.
Những Ai Nên Dùng Kỷ Tử ?
- Người thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Người can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
Cách Dùng Kỷ Tử:
- Dùng 8 – 25 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày hoặc có thể dùng ngâm rượu.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Kỷ Tử:
Kỷ Tử Được Dùng Làm Thuốc Trong Các Trường Hợp:
Tư thận, dục âm (bổ thận, nuôi dưỡng chân âm): Trị chứng thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Bài Hoàn câu kỷ: khởi tử, hoàng tinh liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước nóng.
Dưỡng can, minh mục (nuôi can, làm sáng mắt): Trị chứng can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
- Bài 1: Kỷ cúc địa hoàng hoàn: khởi tử 12g, cúc hoa 12g, thục địa 16g, đan bì 6g, sơn dược 8g, phục linh 8g, sơn thù 8g, trạch tả 8g. Nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối loãng hoặc nước nóng. Trị các chứng can thận âm hư, sốt về chiều, mồ hôi trộm, nhìn sự vật thấy hoa mắt, đau mắt khô rát.
- Bài 2: Rượu câu kỷ: khởi tử ngâm trong rượu 5 – 7 ngày, chắt ra. Ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh. Trị yếu gan sinh đau mắt, ra gió chảy nước mắt; có tác dụng bổ dưỡng, chống yếu mỏi cơ, bảo vệ mỹ dung…
Món Ăn Và Bài Thuốc Từ Kỷ Tử:
- Chim câu hầm hoàng kỳ, kỷ tử: Khởi tử 30g, hoàng kỳ 60g, chim câu non 1 con. Chim câu làm sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào, hầm cách thủy, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.
- Cháo kỷ tử: Khởi tử 30g, gạo tẻ 100g; đường trắng, mật lượng thích hợp. Nấu cháo gạo tẻ và kỷ tử. Khi ăn thêm đường mật. Dùng cho các trường hợp đau lưng, tê bại hai chân, đau đầu, ù tai hoa mắt chóng mặt.
- Rượu kỷ tử nhân sâm ngũ vị tử: khởi tử 30g, nhân sâm 9g, ngũ vị tử 30g, rượu trắng 500ml. Các dược liệu ngâm trong rượu. Sau 7 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 30 – 50ml, chia làm 1 hoặc 2 lần vào bữa ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, thiếu máu, viêm gan mạn, thị lực giảm.
Kiêng kỵ: Người có thực nhiệt (nhiễm trùng, viêm tấy), đàm thấp, tiêu chảy không dùng.
Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Kỷ Tử ( Câu Kỷ Tử ) Giá: 400.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Kỷ Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Tăng Huyết Áp Trong Bệnh Thận Mạn”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đương Quy, Amakong, Ba Kích Tươi, Ba Kích Tím, Đỗ Trọng.
Để lại một bình luận