Tân Di Hoa Có Tác Dụng Gì ? Theo Đông y, tân di có vị cay, tính ôn; vào kinh phế và vị. Có tác dụng khu phong giải biểu, thông khiếu chỉ thống. Dùng cho các trường hợp đau đầu, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau răng, viêm xoang mũi má cấp hoặc mạn tính… Liều dùng và cách dùng: 4-12g bằng cách nấu, pha, hãm, bột. Về tác dụng sinh học, tân di làm giãn mạch cục bộ, tăng cường lưu lượng máu nên cải thiện tình trạng vi tuần hoàn, giảm đau và tiêu viêm, ức chế virut cúm và một số vi khuẩn (tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu khuẩn týp A, trực khuẩn lỵ); chống dị ứng…
Tân di còn có tên mộc bút hoa, mộc lan, bạch mộc liên, ngọc lan hoa, ứng xuân hoa, ngọc đường xuân, vọng xuân hoa, khương phác hoa. Tân di là nụ hoa mộc lan (Magnolia liliflora Desr.), họ mộc lan (Magnolinaceae). Về thành phần hóa học, tân di có các monoterpenoid và phenylpropanoid, tinh dầu bay hơi.
Tân di có hình trứng, kích thước nhỏ. Sau khi phơi khô, nụ hoa có màu xám đen và được bao phủ lớp lông dày, mịn có màu trắng xám. Nên thu hoạch khi hoa chưa nở (thường là vào cuối thu – đầu xuân). Sau khi hái về đem cắt bỏ cành rồi phơi âm can đến khi khô hoàn toàn.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Tân Di Hoa:
Tính vị: có vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào kinh Phế, Vị.
Theo Đông Y:
Công dụng: Thông khiếu, chỉ thống, giải biểu và khu phong.
Chủ trị: Tắc nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu do viêm xoang hoặc viêm mũi.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng kháng nấm: Nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế mạnh đối với nấm da.
Tác dụng đối với huyết áp: Chích tĩnh mạch hoặc tiêm dịch chiết từ tân di vào khoang bụng của súc vật gây tê nhận thấy tác dụng hạ áp rõ rệt. Tuy nhiên khi cho súc vật uống nước sắc tân di thì không có tác dụng hạ huyết áp.
Nước tắc dược liệu có tác dụng kích thích tử cung của chó, thỏ và làm giảm dịch tiết ở mũi.
Tân di có tác dụng giãn mạch, tăng lưu thông máu và ức chế một số virus/ vi khuẩn gây nhiễm trùng hô hấp trên như virus cúm, trực khuẩn bạch cầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn type A, trực khuẩn lỵ…
Cách Dùng Tân Di Hoa:
Tân di được sử dụng ở dạng sắc, hãm, thuốc bột hoặc dùng để chế biến các món ăn hỗ trợ điều trị và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên tân di có nhiều lông nên có thể gây kích thích cổ họng khi sử dụng, để làm giảm tình trạng này nên cho dược liệu vào túi vải trước khi đem sắc hoặc hãm. Liều dùng thông thường: 4 -12g/ ngày.
Canh trứng tân di bạc hà ty qua đằng: ty qua đằng 60g, tân di 10g, trứng gà 2 quả. Ty qua đằng cắt đoạn rửa sạch; cho vào xoong, nấu; khi trứng gần chín lấy ra bóc vỏ lại cho vào nấu tiếp, đồng thời thêm bạc hà tươi 10g nấu thành canh. Ngày ăn 1 lần, đợt dùng 5 – 10 ngày. Dùng tốt cho người viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi.
Canh tân di trứng gà: tân di 9g, trứng gà 3 quả. Nấu canh cho ăn. Dùng cho người viêm mũi, viêm xoang mũi.
Tân di hầm rượu nóng: tân di 10g, rượu trắng lượng thích hợp. Đun sôi, uống nóng. Chữa đau nhức vùng mặt hàm (đau dây thần kinh V), đau bụng, đau đầu ngạt mũi.
Trà lợi đàm: chi tử 20g, bạc hà 6g, thương nhĩ tử 12g, tân di 12g. Dược liệu cùng tán vụn, pha hãm cùng với chè. Ngày uống 1 ấm. Đợt dùng 7 – 20 ngày. Thích hợp cho người viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sung huyết sưng nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi chân má.
Những Lưu Ý Khi Dùng Tân Di Hoa:
Kiêng dùng cho người âm hư hỏa vượng.
Cần thận trọng khi bào chế thuốc nhỏ mũi nhằm hạn chế nguy cơ nóng rát niêm mạc mũi và nhiễm trùng.
Phân Phối Tân Di Hoa Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Tân Di Giá: 460.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Tân Di Hoa Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Tân Di Hoa Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Tân Di Hoa Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Ba Kích Tím, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đỗ Trọng, Đương Quy, Amakong.
Để lại một bình luận