Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bạch Chỉ: Theo nghiên cứu dược lý, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau… Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,… Thường được dùng làm thuốc giảm đau, chữa cảm mạo, viêm xoang, viêm mũi, mụn nhọt sưng đau, viêm tuyến vú, thông kinh nguyệt…
Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương… Cây được trồng làm thuốc, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
Cây cao khoảng 1m hay hơn, sống lâu năm. Thân hình trụ rỗng, không phân nhánh. Lá to có cuống, phần dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần lông chim, mép khía răng, có lông ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép mọc ở ngọn. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt.
Rễ hình trụ, màu nâu nhạt hoặc màu vàng, dài khoảng 3 – 5cm, có mùi thơm hắc, vị cay của tinh dầu. Đầu cổ rễ hơi vuông và thu nhỏ dần xuống đầu dưới. Mặt ngoài vỏ rễ lồi lên nhiều nốt nhỏ nằm ngang, xếp thành 4 hàng dọc theo thân rễ.
Bẻ ngang rễ thấy cứng, không xơ. Ruột rễ mềm, chất bột, màu trắng ngà, phía ngoài xốp. Có tầng sinh gỗ dạng vòng tròn, trong đó gỗ chiếm 1/2 – 1/3 đường bán kính.
1. Những Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bạch Chỉ
Tính vị
Theo Trấn Nam Bản Thảo: Vị cay, ngọt nhẹ, tính ấm.
Theo Vược Cật Đồ Khảo: Vị cay, mùi hôi, ít độc.
Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, Trung Dược Đại Từ Điển và Đông Dược Học Thiết Yếu: Vị cay, tính ấm.
Quy kinh
Bạch chỉ có thể quy vào các kinh Bàng quang (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Phế, Tỳ, Vị ( Trung Dược Đại Từ Điển, Lôi Công Bào Chính Luận), Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu, Trân Châu Nang) và kinh Can (Bản Thảo Kinh Giải).
Tác dụng dược lý và chủ trị
Tác dụng kháng khuẩn: Shigella và Salmonella chứa trong thảo dược có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, rất phù hợp điều trị các bệnh ngoài da.
Tác dụng giảm đau: Thảo dược chứa nhiều dung dịch Acid Acetic 6%o giúp giảm đau hiệu quả. Thuyên giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, đau răng,…
Thư giãn đầu óc: Loại dược liệu này còn có tác dụng gây hưng phấn khu thần kinh, tạo cảm giác thư thái, thoải mái sau một ngày làm việc căng thẳng.
Tác dụng chống viêm: Vị thuốc này còn có công dụng chống viêm hiệu quả, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của mầm bệnh.
Dùng trong tai mũi họng: Hiện nay người ta thường sử dụng bột Angelica Dahurica Benth. Et Hook để bào chế là các loại thuốc điều trị bệnh tai mũi họng.Một số công dụng khác: Theo Đông y, bạch chỉ còn có công dụng tán hàn, phát biểu, thẩm thấp, hoạt huyết, giải độc…
Theo y học cổ truyền
Trị nữ giới bị xích đới, âm đạo sưng, cơ nhục sưng, lậu hạ, huyết bế, đầu phong, nóng lạnh, chảy nước mắt (theo Bản Kinh).
Trị răng đau, tiểu ra máu, vết thương do đâm chém, mũi chảy máu, xoang mũi, bón, giải độc do rắn cắn, xương chân mày đau nhức, huyền vận (theo Bản Thảo Cương Mục).
Hoạt lạc, bổ huyết mới, chỉ thống, bổ thai lậu, phá huyết hư, bài nùng, sinh cơ. Chủ trị vú sưng đau, lở ngứa, mụn nhọt, loa lịch, mắt đỏ, trĩ lậu, mắt có mộng và phát bối (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Giải biểu, táo thấp, giải độc, tán hàn, khu phong, chỉ thống. Chủ trị răng đau, lông mi đau, xoang mũi viêm, đầu đau, đau vùng trước trán, mụn nhọt, bỏng nhiệt, ghẻ lở, rắn cắn, xích bạch đới và ngứa ngoài da (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Trị nôn mửa, chóng mặt, phong tà, hông sườn đau, khát lâu ngày, mắt ngứa (theo Biệt Lục).
Làm sáng mắt, trị phong tà, trừ mủ, cầm nước mắt, phụ nữ băng huyết, bụng lưng đau, tiểu ra máu, ói nghịch (theo Dược Tính Luận).
Trị đau bụng do khí lạnh, ngứa da do lạnh, cơ thể đau do phong thấp ứ trệ (theo Trấn Nam Bản Thảo).
Hoạt huyết, giảm đau, táo thấp, tiêu mủ, trừ phong hàn, sinh da non, ung nhọt (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
2. Cách Dùng Bạch Chỉ Chữa Bệnh
Chữa cảm lạnh: Bạch chỉ 3g, đậu khấu 3g, cam thảo 3g, sinh khương 5g, thông bạch 3g, đại táo 6g. Sắc uống cho ra mồ hôi thì thôi.
Chữa viêm mũi sinh đau đầu: Bạch chỉ 9g, thương nhĩ tử 9g, tân di 9g, bạc hà 4,5g. Tán mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 2 – 3 lần. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa mụn nhọt đau nhức, mưng mủ, nhưng chưa vỡ: Bạch chỉ 3g, thanh bì 3g, đương quy 4g, tạo giác thích 2g, xương truật 3g, ý dĩ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 3 ngày.
Chữa đau bụng kinh: Bạch chỉ 8g; ngưu tất, đan sâm, mỗi vị 12g; quế chi, can khương, bán hạ chế, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 ngày trước kỳ kinh.
Chữa bế kinh do ứ trệ máu: Bạch chỉ 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung 10g; quế chi, tía tô, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 – 7 ngày trước kỳ kinh.
Trị hôi miệng: Bạch chỉ 30g, xuyên khung 30g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt ngô, ngày ngậm 2 – 3 viên. (Dược liệu Việt Nam).
2.1. Những Lưu Ý Khi Dùng Bạch Chỉ Chữa Bệnh
Để quá trình điều trị bệnh được rút ngắn và đạt hiệu quả cao nhất cũng đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình bạn cần lưu ý một số điều sau:
Không áp dụng các bài thuốc một cách bừa bãi, thiếu khoa học. Đặc biệt, tuyệt đối không được mua và sử dụng cây bạch chỉ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Với một số trường hợp nôn mửa vì hỏa, huyết nhiệt… sử dụng bạch chỉ sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Người bệnh bị nhức đầu vì vỡ mụn nhọt, huyết hư, âm hư hỏa uất,… cũng không được sử dụng thảo dược.
Bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng để được chỉ định liều lượng phù hợp với cơ địa.
Với trường hợp phụ nữ mang thai, trẻ em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng bạch chỉ.
Trong khi sử dụng các thảo dược bạn không nên dùng thêm các loại thuốc kháng sinh để bảo toàn công dụng của thuốc cũng như sức khỏe người bệnh.
Bạch chỉ có thể gây ảnh hưởng đến khí huyết. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn người bệnh không nên sử dụng dược liệu quá nhiều trong một thời gian gian.
Các trường hợp dùng thảo dược nhiều ngày không hiệu quả hoặc cơ thể có xuất hiện biểu hiện lạ cần ngưng sử dụng và đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, từ bỏ thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích… thay vào đó là luyện tập thể thao mỗi ngày để tăng cường thể lực, sức khỏe.
Phân Phối Bạch Chỉ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Bạch Chỉ Giá: 350.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Bạch Chỉ Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Bạch Chỉ Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bạch Chỉ”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Nghệ Vàng, Chè Dung Vàng, Lá Khổ Sâm, Nụ Vối, Phan Tả Diệp, Táo Mèo, Tinh Bột Nghệ Vàng, Bạch Thược.
Để lại một bình luận