Rễ Cỏ Tranh Có Tác Dụng Gì ? Theo y học cổ truyền, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn; vào phế vị và tiểu trường. Có tác dụng lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt lợi niệu. Trị sốt nóng, nôn, chảy máu cam, tiểu đục tiểu ra máu, phù nề vàng da, tiểu rắt tiểu buốt. Ngày dùng 10 – 15g (dạng tươi 30 – 60g) bằng cách sắc, vắt ép lấy nước.
Cỏ tranh là loại cỏ sống lâu năm, thân và rễ chắc khỏe. Chiều cao trung bình của thân khoảng từ 30 – 90cm, lá dài và hẹp có chiều dài từ 15 – 30cm, rộng khoảng 3 – 6mm. Gân lá nổi lên ở giữa, mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc. Hoa có hình chùy, dài từ 5 – 20cm màu trắng bạc, phủ lông nhỏ, mềm và dài.
Chế biến: Đào lấy thân và rễ, cắt bỏ phần cổ rễ. Sau đó đem rửa sạch, loại bỏ lá, rễ con và đem phơi khô. Thảo dược sau khi chế biến có mặt ngoài trắng ngà hoặc vàng nhạt, có nếp nhăn dọc và nhiều đốt trên thân rễ (mỗi đốt dài khoảng 1 – 3.5cm).
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Rễ Cỏ Tranh:
Tính vị:
Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn.
Hoa có vị ngọt, tính ôn.
Cây cỏ tranh có vị ngọt hàn (sách Bản kinh ghi chép).
Cỏ tranh không đọc (sách Danh y biệt lục ghi chép).
Quy kinh:
Vào kinh Tâm, Tỳ, Vị.
Nhận thủ thiếu âm, dương minh, túc thái âm (sách Bản thảo kinh sơ ghi chép).
Nhập Vị Can (sách Bản thảo cầu chân ghi chép).
Nhận thủ thiếu âm, túc thái âm, dương minh kinh, thái âm (sách Đắc phối bản thảo).
Theo y học cổ truyền:
Tác dụng tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, trừ phục nhiệt, tiểu tiện khó khăn, thổ huyết, tiểu ra máu và chảy máu cam.
Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện, thanh lọc, tẩy độc cho cơ thể.
Chữa nóng sốt, niệu huyết, thổ huyết và khát nước.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng đến quá trình đông máu: Bột cỏ tranh có khả năng rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương thỏ nhằm thúc đẩy quá trình đông máu.
Tác dụng ức chế vi khuẩn: Nước sắc từ cây cỏ tranh có tác dụng ức chế trực khuẩn Sonnei và Flexner (không có tác dụng với trực khuẩn Shigella).
Tác dụng lợi niệu: Dùng thuốc sắc kiệt thụt dạ dày thỏ khỏe mạnh cho thấy có tác dụng lợi niệu (tác dụng mạnh nhất sau 5 – 10 ngày sử dụng). Cỏ tranh có chứa nhiều muối kali do đó có khả năng kích thích tiểu tiện.
Độc tính: Dùng nước sắc bơm nuôi thỏ nhà với liều 25g/ kg. Sau 36 giờ, hoạt động của thỏ bị ức chế, hô hấp tăng nhưng có hồi phụ và khả năng vận động chậm. Nếu tiêm tĩnh mạch với liều từ 10 – 15g/ kg, thỏ thở gấp, vận động giảm nhưng có hồi phục. Trường hợp tiêm tĩnh mạch với liều 25g/ kg, thỏ chết sau 6 giờ.
Những Lưu Ý Khi Dùng Rễ Cỏ Tranh:
Người tạng hàn hoặc đang suy nhược cơ thể nên cẩn trọng khi dùng cây cỏ tranh. Phụ mang thai, người hư hòa không nên sử dụng thảo dược này.
Cây cỏ tranh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc và tác động tiêu cực đến kết quả điều trị. Cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng những bài thuốc từ thảo dược này.
Phân Phối Rễ Cỏ Tranh Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Rễ Cỏ Tranh Giá: 140.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Rễ Cỏ Tranh Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Rễ Cỏ Tranh Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Rễ Cỏ Tranh Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bông Mã Đề, Cây Nhọ Nồi, Cây Râu Mèo, Cỏ Xước, Hạt Ý Dĩ, Kim Tiền Thảo, Quả Chuối Hột, Râu Ngô Khô, Tầm Gửi Cây Gạo Tía, Tang Bạch Bì.
Để lại một bình luận