Quả La Hán Có Tác Dụng Gì ? Theo Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón, bệnh tiểu đường. Liều dùng, cách dùng: 9 – 15g/ ngày; có thể sắc hoặc hãm uống. Xin giới thiệu một số bài thuốc và thực đơn chữa bệnh có quả la hán.
Do có các saponin tritecpen có vị ngọt đặc biệt cao, nên quả la hán rất phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu gần đây cho thấy la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hóa. Đặc biệt tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng, rất thích hợp cho các giảng viên, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm, giải khát.
Về thành phần hóa học, quả la hán có 25 – 38% đường (10 – 18% fructose và 5 – 15% glucose); có saponin tritecpen (mogroside V có độ ngọt gấp 300 lần saccharose và mogroside VI có độ ngọt gấp 126 lần saccharose), chất nhầy (D-mannitol), protein, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng có ích (Mn, Fe, Zn, Se, Iốt…).
Cây la hán là một loại thực vật lưỡng niên dạng thân leo. Thân cây có thể dài từ 1 – 3 mét. Dọc thân mọc nhiều tua cuốn có khả năng bấm vào cây khác để leo lên. Lá la hán hình trái tim, một đầu ngọn. Chiều dài lá khoảng 10 – 20 cm, bề ngang khoảng 3,5 – 12cm. Lá rụng theo mùa. Cây mọc hoa dạng chùm. Mỗi chùm chứa 2 – 3 hoa. Hoa có cuống dài khoảng 3 – 5 cm. Cánh hoa sắc vàng nhạt, mỏng.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Quả La Hán:
Theo y học cổ truyền:
Tính vị: Vị ngọt, tính mát, không chứa độc.
Quy kinh: Kinh Phế, kinh Tỳ.
Công dụng: Thanh nhiệt, giảm sốt, long đờm, chữa ho, dịu cổ họng, giải độc, nhuận trường, giải khát…
Chủ trị: Nóng trong người, táo bón, ho, ho có đàm, cổ họng khô khát, viêm đường hô hấp, viêm họng cấp…
La hán – Dược liệu quý giúp đẩy lùi viêm họng
Theo các tài liệu ghi chép của Y học cổ truyền, quả la hán có tính mát và vị ngọt, đặc biệt không chứa độc và tác dụng vào hai kinh Phế và Đại Trường. Do đó, dược liệu tự nhiên này có tác dụng hóa đàm chỉ khát, nhuận phế, nhuận tràng và lợi hầu. Vì vậy, có thể sử dụng vị thuốc này để điều trị chứng táo bón kinh niên do ruột khô và các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như:
- Bệnh viêm họng.
- Ho phế nhiệt.
- Ho gà.
- Đàm hỏa nội kết.
- Chữa đàm hỏa ho.
- Huyết táo.
- Viêm phế quản cấp hay mạn.
- Viêm amidan.
Không chỉ riêng Đông y, các nhà nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra tác dụng hữu ích của quả la hán đối với sức khỏe tổng thể. Trong dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất có lợi như vitamin C, mangan, kẽm, sắt, niken, đường glucose,…. Những hoạt chất này có công dụng kháng khuẩn, giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển ở vòm hầu họng. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan và các bệnh hô hấp khác.
Không những thế, hoạt chất mogrosid có trong quả la hán còn có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Vì thế giúp nâng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể và vòm họng khỏi sự tấn công của gốc tự do, giúp ngằn ngừa bệnh tật. Bên cạnh tác dụng chữa viêm họng, thường xuyên uống nước la hán quả còn có công dụng phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch và huyết áp.
Tác dụng Y học hiện đại
Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa: Nhờ mogrosid có tác tụng chống oxy hóa cực mạnh, chậm tiến trình lão hóa, ngăn chặn các gốc tự do.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường, ngăn ngừa béo phì: Nhờ vị ngọt tự nhiên cũng như hàm lượng calo khá thấp, nên La hán phù hợp cho người cơ địa béo phì, đang kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, Y học Trung Quốc cũng đã sử dụng dược liệu để điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, đồng thời hạ đường huyết…
Thanh nhiệt, nhuận trường: Làm mát cơ thể, hỗ trợ trị táo bón.
Ức chế vi khuẩn, giảm viêm: Khi thực hiện nghiên cứu trên những người bị sâu răng, nha chu, cho thấy dược liệu giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng răng miệng.
Chống dị ứng: Dược liệu có khả năng kháng histamin, giúp giảm ngứa, chống viêm do dị ứng.
Những Lưu Ý Khi Dùng Quả La Hán:
Trong quán trình sử dụng quả la hán chữa viêm họng, các bạn nên lưu ý những thông tin sau:
Các nghiên cứu hiện đại cho biết quả la hán có nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt rất thích hợp đối với người có thể chất “nhiệt”. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn không nên quá lạm dụng. Trung bình mỗi người mỗi ngày chỉ nên uống nước sắc từ 1 – 2 quả. Bởi việc sử dụng quá nhiều nước la hán quả có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ tiêu chảy,…
Mặc dù vị ngọt của nước la hán quả cao gấp trăm lần đường mía nhưng chúng không phải là đường. Do đó, người mắc bệnh béo phì hoặc đái tháo đường có thể sử dụng thức uống giải khát này.
Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước uống từ quả la hán.
Người bị dị ứng với các hoạt chất chứa trong la hán quả không nên dùng.
Không nên dùng nước uống quả la hán quả chung với các loại thuốc, thảo dược, hoặc thực phẩm chức năng khác để tránh tương tác gây tác dụng phụ.
Người mắc bệnh ho do cảm, tiêu chảy, lạnh bụng hoặc tỳ vị hư hàn,… tốt nhất nên kiêng.
Với các cách chữa viêm họng bằng quả la hán nêu trên, các bạn có thể áp dụng mỗi ngày để kiểm soát triệu chứng bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm họng nặng kèm theo sốt cao, co giật,… bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và chỉ định biện pháp khắc phục kịp thời, giúp ngăn ngừa biến chứng.
Phân Phối Quả La Hán Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Quả La Hán Giá: 290.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Quả La Hán Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Quả La Hán Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Quả La Hán Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Cát Cánh, Mạch Môn, Chỉ Thực, Kha Tử.
Để lại một bình luận