Ô Dược Có Tác Dụng Gì ? Ô dược có tinh dầu và alkaloid (khung aporrphin: oduocin, oxoduocin). Theo Đông y, ô dược có vị cay, tính ôn; vào kinh Tỳ, Phế và Thận, Bàng quang. Tác dụng hành khí chỉ thống, ôn thận tán hàn, kiện vị. Trị chứng hàn uất khí trệ, thận dương bất túc, bàng quang hư lãnh. Liều dùng: 6 – 12g.
Cây thân gỗ, cao khoảng 1 đến 15m, nhiều cành gầy và có màu đen nhạt, toàn cây toả ra mùi thơm rất đặc trưng, dễ chịu. Rễ cây hình thoi hơi cong, nhọn ở 2 đầu, phần giữa phình to ra, dài khoảng 10 – 13cm. Vỏ ngoài màu nâu vàng hoặc nâu nhạt vàng, có nếp nhăn dọc và các vằn nứt ở ngang thân rễ. Đặc biệt rễ ô dược rất cứng khó bẻ gãy – là bộ phận làm thuốc có dược tính nhiều nhất.
Lá ô dược mọc so le, cuống lá gầy và dài khoảng 7 – 10mm. Lá có hình bầu dục, tán lá rộng 2cm, dài 6cm, có gân chính và 2 gân phụ. Gân phụ chạy từ điểm cách cuống của lá khoảng 2mm đến khoảng ⅔ lá. Mặt trên lá bóng và lõm xuống còn mặt dưới phủ lông nhưng lồi lên, về sau lông nhẵn dần.
Bông hoa mọc hợp thành các chùm nhỏ đường kính 3 – 4mm và có màu trắng hồng nhạt. Cây có quả nang hình trứng, có màu đen, khi chín quả có màu đỏ, bên trong có chứa duy nhất 1 hạt.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Ô Dược:
Tính vị: có vị đắng, cay, tính ôn/ ấm, không có độc.
Quy kinh: vào kinh Phế, Tỳ, dương minh Vị, túc thiếu âm Thận.
Theo y học cổ truyền:
Có nhiều sách cổ nghiên cứu và ghi chép về vị thuốc quý này. Theo đó, ô dược là vị thuốc có tính ấm, vị cay ôn, đắng và không độc, quy vào các kinh Tỳ, Phế, Thận, Vị và Bàng quang.
Công dụng: Hành khí chỉ thống, khai uất, kiện vị tiêu thực, khứ hàn, thuận khí, ôn thận tán hàn,…
Chủ trị các chứng: Đau bụng, đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, ăn vào hay nôn mửa, đau bụng dưới do lạnh bàng quang, đau bụng kinh, tiểu nhiều do bàng quang hư hàn, nhiễm khí lạnh, trẻ bị giun sán, sung huyết, mắc chứng đái són, đái dầm, đái đêm nhiều.
Theo các nghiên cứu y học hiện đại
Những nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, trong rễ cây ô dược có chứa thành phần chủ yếu là tinh dầu và ancaloit.
Cụ thể rễ cây thuốc gồm có: Lindera Acid, Bomeol, Linderatrenolide, Linden One, Linder Azulene, Laurolitsine, Chamazulene, Isolinderoxide, Neolindera Lactone,…
Chuyển hóa, tăng trọng lượng ở chuột.
Chuyển hóa, tăng nhu động ruột, giảm đầy hơi, có tác dụng với vị trường ở chó.
Kích thích tiết dịch ruột, đẩy khí ra ngoài, giảm trương lực ruột ở thỏ.
Ô dược dạng bột khô rút ngắn thời gian cần thiết để tái tạo Calci hóa huyết tương, giúp cầm máu, đông máu nhanh chóng.
Ô dược dùng để làm thuốc chữa đau bụng, khó tiêu, ăn vào bị nôn mửa.
Những Lưu Ý Khi Dùng Ô Dược
Trong các tài liệu Đông y thì cây ô dược là vị thuốc quý không độc, nhưng khi sử dụng phải lưu ý những điều sau để an toàn và tốt nhất cho sức khỏe:
Đối tượng không nên dùng: người bị khí huyết hư, nội nhiệt.
Phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú nên hỏi ý kiến người có chuyên môn trước khi dùng ô dược.
Mỗi ngày chỉ nên dùng tối đa 10g ô dược trong các bài thuốc, không nên lạm dụng.
Chú ý phân biệt những loại cây thuốc dễ nhầm lẫn với ô dược để đảm bảo và chữa bệnh tốt nhất.
Phân Phối Ô Dược Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ô Dược Giá: 360.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Ô Dược Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ô Dược Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Ô Dược Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Củ Tam Thất Bắc, Củ Tam Thất Nam, Quả Tam Thất, Hoa Tam Thất.
Để lại một bình luận