Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Chè Đắng; Trà đắng sử dụng ở nước ta, chủ yếu được chế biến từ lá non của cây chè đắng Cao Bằng, đồng bào địa phương gọi đó là “ché khôm”. Trà đắng còn có tên là “trà đinh”, vì lá chè hái về, thường được cuộn nhỏ lại như cái đinh. Tại Trung Quốc, trà đắng được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước, gọi là “khổ đinh trà” (“khổ” = đắng, “đinh” = cái đinh).
Tác dụng trị liệu của khổ đinh trà được ghi chép đầu tiên trong sách “Bản thảo phùng nguyên” do Trương Lộ biên soạn, ấn hành năm 1695. Khổ đinh trà ở Trung Quốc được chế biến từ lá và búp của nhiều loài cây khác nhau, nguồn gốc khá phức tạp, chủ yếu từ hai loài cây: Thứ nhất là cây “câu cốt”, tên khoa học là Ilex cornuta Lindl. ex Paxt; thứ hai là cây “đại diệp đông thanh”, tên khoa học là Ilex latifolia Thunb.
Chè đắng Cao Bằng là loài cây bản địa, thuộc loại cây gỗ to, cao 10-15m; có những cây cổ thụ, đã trên trăm tuổi, cao hơn 20m, đường kinh thân gốc tới 120cm. Hiện nay, trà đắng đang được phát triển trồng và khai thác mạnh, tiêu thụ chủ yếu ở trong nước, còn xuất khẩu bán ở nhiều nơi. Riêng Công ty chè đắng Cao Bằng, cũng đã sản xuất ra nhiều loại sản phẩm như chè búp xoắn, chè tan, chè túi lọc, cốm trà đắng…
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Chè Đắng:
Như trên đã nói, theo quan điểm về dược lý của Đông y, trà đắng là loại thuốc có vị đắng và rất lạnh (đại hàn); thuộc nhóm thuốc “thanh nhiệt tả hỏa”, nên dễ gây tổn thương dương khí và ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa của tỳ vị. Do đó, một số trường hợp và đối tượng sau đây, nói chung không nên dùng chè đắng:
- Bị cảm lạnh: Mùa Đông là giai đoạn dễ bị cảm lạnh. Người bị cảm lạnh nên sử dụng những loại thức ăn và đồ uống có tính ôn nhiệt (ấm nóng) như gừng, quế, tía tô, kinh giới, … để có thể trừ khử khí lạnh trong cơ thể. Nếu bị cảm lạnh, mà lại uống trà đắng, ắt sẽ cản trở quá trình phát tán phong hàn; sẽ khiến bệnh kéo dài, hoặc có thể dẫn đến những biến chứng ngoài sự mong muốn.
- Người tạng hàn (thể chất hư hàn): “Hư hàn” còn gọi là “dương hư”. Đó là tình trạng dương khí của cơ thể bị thiếu hụt, quá trình chuyển hóa, sưởi ấm, hóa sinh, phòng vệ, … đều bị giảm sút ở mức độ nhất định. Đặc điểm nổi bật nhất của người tạng hàn (thể chất hư hàn) là rất sợ lạnh; mùa đông là chân tay lạnh ngắt. Ngoài ra còn thường có những biểu hiện như tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc diện nhợt nhạt, vã mồ hôi (tự hãn), tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, đau bụng ỉa chảy; chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhớt, … Người tạng hàn nên sử dụng nhiều những loại thứ ăn ấm nóng, như thịt dê, thịt chó, … cũng vẫn không sợ bị “bốc hỏa”. Thế nhưng, sau khi uống trà đắng vào, thì cảm giác sợ lạnh sẽ tăng lên nhiều; nói chung không có lợi đối với việc cải thiện thể chất. Thậm chí, mỗi khi uống vào, là sẽ bị đau bụng tiêu chảy.
- Viêm dạ dày, người già và trẻ nhỏ: Nói chung, ở những người bị viêm dạ dày – ruột mạn tính, thường có những biểu hiện mà Đông y gọi là “tỳ vị hư hàn”, khi bụng bị nhiễn lạnh hoặc ăn loại thức có tính hàn lương, rất dễ bị đau bụng ỉa chảy. Uống trà đắng, sẽ khiến các chứng trạng hư hàn càng thêm trầm trọng. Người cao tuổi dương khí đã suy, hoặc trẻ nhỏ dương khí vẫn còn non nớt, nói chung không nên uống trà đắng; vì uống trà đắng vào, dễ dẫn đến những tác dụng phụ bất lợi, như rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng ỉa chảy.
- Phụ nữ đang hành kinh: Cơ thể phụ nữ trong thời gian hành kinh, đang ở trong trạng thái mất máu, sức đề kháng của cơ thể những ngày này nói chung giảm xuống. Nếu uống trà đắng, một loại nước uống có tính đại hàn, dễ dấn tới tình trạng khí huyết ngưng kết, kinh huyết khó bài xuất ra ngoài, gây nên thống kinh (đau bụng khi hành kinh), thậm chí có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Còn những phụ nữ bị mắc bệnh thống kinh, ngay cả trong những ngày bình thường, khi không có kinh, nói chung cũng không nên sử dụng trà đắng.
- Sản phụ mới sinh đẻ: Phụ nữ vừa mới sinh con, cơ thể còn đang suy nhược, nói chung nên dùng nhiều thức ăn hoặc vị thuốc có tính ôn bổ. Trà đắng có tính đại hàn, không những không có lợi đối với sự phục hồi của tử cung, mà còn có thể gây tổn thương tỳ vị (chức năng tiêu hóa). Rất dễ dẫn đến tình trạng bụng lạnh đau triền miên, rất khó chữa khỏi.
- Cuối cùng, cũng nên lưu ý thêm một điều, theo “Trung Dược đại từ điển”, thực nghiệm trên động vật cho thấy, khổ đinh trà (trà đắng) có tác dụng chống thụ thai ở chuột, với hiệu suất lên tới 80-90%. Do đó chị em phụ nữ đang có thai hoặc chuẩn bị có con, tốt nhất là không nên sử dụng.
Mô Tả Cây Chè Đắng:
- Cây gỗ cao 6-20m, có thể tới 35m, đường kính thân 20-60cm, có cây đạt tới 120cm. Cành thô, màu nâu xám, không có lông; nhánh non hình trụ tròn có nhiều gờ nhỏ. Lá đơn, mọc so le, dai như da, mỏng hình thuôn dài hoặc hình giáo ngược, có kích thước thay đổi: ở cây trưởng thành, lá thường dài 11-17cm, rộng 4-6cm; chóp lá có mũi nhọn ngắn hoặc tù, gốc hẹp dần; mép lá có răng dạng răng cưa nhỏ gần đều nhau, đầu răng màu đen, mặt tren màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, không lông; gân bên 10-14 đôi; cuống lá dài 1.5-2cm.
- Cụm hoa đực có trục dài cỡ 1cm, dạng ngù, thường có 20-30 hoa có cuống mảnh dài 4-5mm; dài hoa có đường kính cỡ 3mm; lá dài 4, hình trứng hoặc hình tròn dạng tam giác; cánh hao 4, hình trứng ngược, dài 3,5-4mm; nhị 4, ngắn hơn hay dài bằng cánh hoa. Cụm hoa cái dạng chùm giả, gồm 3-9 hoa, có cuống thô, dài 4-6mm. Quả hạch gần hình cầu, đường kính cỡ 1cm, ở trên cuống ngắn 2-3mm, khi chín màu đỏ. Hạt hình thuôn, dài 7mm, rộng 4mm, mặt lưng và mặt trên có vân và rãnh dạng mắt lưới.
Bán Chè Đắng Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cả Hợp Lý – Giao Hàng Toàn Quốc
Chè Đắng Cao Bằng Giá: 360.000 Đ / Kg
Địa Chỉ Bán Chè Đắng Uy Tín:
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “những lưu ý khi sử dụng chè đắng”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Trà Hoa Nhài, Trà Hoa Hồng, Trà Hoa Cúc, Giảo Cổ Lam.
Để lại một bình luận