Những Lưu Ý Khi Dùng Phụ Tử: Phụ tử là một trong 4 cây thuốc quý (sâm, nhung, quế, phụ). Phụ tử là rễ con của cây Ô đầu – một loài thực vật thân cỏ, mọc thẳng đứng, chiều cao khoảng 60 – 100cm, toàn thân có lông ngắn bao phủ. Lá cây chia làm 3 thùy, hình trứng ngược, mép lá có răng cưa ở nửa trên, đường kính khoảng 4 – 7mm. Hoa mọc thành chùm dày, có màu xanh tím, chùm hoa dài khoảng 6 – 15cm. Quả có 5 đại, dài 2 – 3mm, hạt có vảy.
Phụ tử là một loại dương dược có tính chất rất táo, hồi dương, bổ thận mệnh môn hỏa, thoái phong hàn thấp. Nó thường được dùng trong các bài thuốc bổ dương, hồi dương cứu nghịch.
Trong Đông y, vị thuốc phụ tử được xếp vào nhóm thuốc hồi dương cứu nghịch chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương thoát) do mất nước, mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng, trụy mạch: sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi dính, mạch vi muốn tuyệt). Sử dụng bên ngoài cơ thể, phụ tử được dùng để ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại. Tùy cách chế biến mà có các sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc giảm dần từ diêm phụ (trị bán thân bất toại) – hắc phụ (hồi dương cứu nghịch) – bạch phụ (trị ho trừ đàm). Củ cái được gọi là ô đầu, củ con mọc ra gọi là phụ tử.
Hình Ảnh Dược Liệu Phụ Tử
Những Lưu Ý Khi Dùng Phụ Tử:
Phụ tử có vị cay (tân), đắng (khổ) có độc, đại nhiệt thuần dương, tính phù mà không trầm vì vậy khi dùng Phụ tử, nó tẩu tán, thông hành 12 kinh mạch, không đến cố định nơi nào (vô sở bất chí). Phụ tử có chức năng dẫn các vị thuốc bổ khí để dẫn dương quy nguyên, dẫn thuốc bổ huyết để tư nguyên âm bất túc, dẫn các vị thuốc phát tán để khai tấu lý, để trừ phong hàn ở biểu (cùng Sinh khương, Quế chi ôn kinh, tán hàn phát hãn), dẫn thuốc ôn noãn xuống hạ tiêu, trừ hàn thấp tại lý.
Phụ tử dùng để trị thương hàn ở 3 kinh âm (tam âm thương hàn). Người ta cho rằng, Phụ tử là thuốc trị âm chứng. Thương hàn truyền biến qua 3 kinh âm, hàn vào bên trong, thân tuy rất nóng mà mạch lại trầm tế, hoặc quyết âm phúc bệnh, môi xanh tím, co quắp cần dùng Phụ tử ngay. Nếu trường hợp âm cực dương kiệt mà tán dùng Phụ tử sẽ làm trì hoãn sự thoát dương.
Lý Đông Viên trị chứng âm thịnh cách dương (chứng mà âm quá thịnh gây ngưng tắc bên trong, khiến âm dương vị tế, dương vượt lên gây ra giả nhiệt), tuy thương hàn mà mặt đỏ mắt đỏ (diện xích mục xích), phiền khát, mạch nhanh nổi, khi ấn xuống thì tán ngay, dùng Khương Phụ thang gia Nhân sâm, ra mồ hôi là đỡ, thật là thần kỳ !
Phụ tử trị trúng hàn trúng phong, khí quyết đàm quyết (người hư hàn mà quyết nên dùng). Trị ho (khái nghịch) do phong hàn. Trị nôn mửa (ẩu uế) do vị hàn. Trị chứng tắc nghẽn tiêu hóa do hàn đàm vị lãnh dùng Can khương, Phụ tử, Nhân sâm, Bạch truật.
Trị chứng tiết tả do chân hỏa bất túc. Trị chứng hoắc loạn chuyển cân do hàn khách tại trung tiêu tỳ vị (hoắc loạn, có nghĩa là trên thổ dưới tả) hoặc hạ tiêu can thận (chuyển cân, do thổ tả quá nhiều gây mất nước, điện giải sinh ra co quắp), hoắc loạn do nhiệt cấm dùng.
Trị các bệnh khác như đau nhức xương khớp (phong tý), trưng hà tích tụ, bệnh của Đốc mạch, bệnh lý cột sống, trẻ em hoảng sợ, mụn nhọt lở loét không lành… những chứng trên do hàn lãnh gây ra (âm thịnh chủ nội hàn, dương hư sinh ngoại hàn).
Phụ tử có tác dụng trợ dương thoái âm, trừ tà trừ quỷ (theo Bản thảo vị tải), thông kinh đả thai (thông kinh lạc, phá hỏng thai). Các bệnh thuộc âm chứng thường dùng Can khương, Phụ tử nên uống nguội đây là pháp nhiệt nhân hàn dụng. Khi Âm hàn ở phía dưới, hư hỏa vượt lên, biểu hiện giả nhiệt, dùng các thuốc hàn làm âm càng thịnh, nếu dùng các thuốc nhiệt, mà uống nóng thì cự cách bất nạp, dùng thuốc nhiệt mà uống nguội hoặc lạnh thì thuốc đi xuống mà hạ được ách nghịch, khi hàn trong cơ thể đã tiêu, dương được dẫn xuống, đây là sự vi diệu của phép phản trị.
Những Lưu Ý Khi Dùng Phụ Tử
Cũng như thuốc hàn uống nóng điều trị nhiệt chứng, đó được gọi là hàn nhân nhiệt dụng, nghĩa cũng tương đồng. Theo nội kinh: “Chính giả chính trị, phản giả phản trị”. Như dụng hàn trị nhiệt, dụng nhiệt trị hàn, đó là pháp chính trị. Như lấy hàn trị hàn, lấy nhiệt trị nhiệt, đó là phép phản trị hay còn gọi là tòng trị. Vương Hiếu Cổ cho rằng: “Dùng Phụ tử để bổ hỏa, cần phòng cạn thủy. Như người âm hư, uống thuốc bổ dương lâu ngày, hư hỏa càng vượt, chân âm càng hư tổn, làm khô tinh huyết, khí không có nơi nương tựa, tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.”
Củ cái được gọi là Ô đầu, củ con mọc ra được gọi là Phụ tử. Phụ tử sống thì có tính phát tán, dùng chín có tác dụng tuấn bổ. Trong bài thuốc Ma hoàng Phụ tử Tế tân thang, Phụ tử chế phối với Ma hoàng với ý nghĩa trong phát có bổ. Bài thuốc tứ nghịch thang dùng Sinh Phụ tử phối với Can khương với ý nghĩa trong bổ có phát. Phụ tử có tính tẩu tán không cố định (tẩu nhi bất thủ), đi xuống 1 cách dũng mãnh, hành được cái trệ của Địa hoàng.
Phụ tử vị cam khí nhiệt, tuấn bổ nguyên dương. Trường hợp dương vi muốn tuyệt, cần hồi sinh khởi tử, không thể không dùng Phụ tử, như Trương Trọng Cảnh dùng Tứ nghịch thang, Chân vũ thang, Bạch thông thang… Là những phương thuốc có Phụ tử trong thành phần.
Theo y học cổ truyền, người ta thường dùng các bài cổ phương như Khí hư dùng Tứ quân tử thang, huyết hư dùng Tứ vật thang, hư nhiều thì gia thêm thục Phụ tử. Tứ quân, Tứ vật là những phương thuốc bổ bình hòa, khoan hoãn, còn Phụ tử là vị thuốc tuấn bổ, giúp tăng công lực bổ hư.
Cách Bào Chế Dược Liệu Phụ Tử:
Hắc phụ phiến: Chọn phụ tử cỡ vừa, sau đó đem ngâm với nước muối mặn trong 3 – 5 ngày. Đem nấu sôi lên, bỏ nước, đem vớt rễ ra, rửa sạch và thái thành từng phiến dày. Tiếp tục ngâm với nước muối hạt cùng với thuốc nhuộm (có màu trà đặc). Sau đó đem rửa sạch đến khi dùng lưỡi nếm không thấy bị cay tê. Cuối cùng đem dược liệu đồ chín, sấy khô 1 nửa và đem phơi khô hoàn toàn.
Diêm phụ tử: Chọn thứ rễ hơi to, rửa sạch và ngâm với nước muối pha. Mỗi ngày vớt rễ ra phơi cho đến khi thấy tinh thể muối hóa cứng bên ngoài phụ tử. Sau đó giần sơ qua để loại bỏ bớt muối trên dược liệu là dùng được.
Đạm phụ phiến: Dùng diêm phụ phiến ngâm với nước, ngày thay nước từ 2 – 3 lần cho hết muối. Sau đó cho dược liệu vào nồi cùng với đậu đen và cam thảo, đổ thêm nước vào, nấu cho thấm đến khi cắt ra và nếm lưỡi không thấy vị tê, cay là được. Cuối cùng bỏ hết đậu đen và cam thảo, cạo bỏ vỏ, chẻ làm 2 miếng, thêm nước và nấu trong 2 giờ. Khi dược liệu chín, đem để ráo và ủ cho mềm, sau đó cắt thành miếng và phơi khô là dùng được.
Bạch phụ phiến: Chọn loại rễ nhỏ, đem ngâm với muối mặn trong vài ngày. Sau đó đem đun sôi cho đến khi dược liệu chín nhừ, vớt ra, bóc bỏ vỏ ngoài và cắt thành từng phiến. Dùng dược liệu rửa nhiều lần với nước cho đến khi còn vị cay tê, sau đó lấy ra đem đồ chín, phơi khô nửa chừng và xông với lưu huỳnh cho khô hoàn toàn là dùng được.
Hoặc dùng Diêm phụ tử rửa sạch, ngâm trong nước qua 1 đêm, bỏ cuống và vỏ, sau đó cắt miếng và ngâm với nước cho đến khi không còn vị cay, tê. Vớt dược liệu ra đem tẩm với nước gừng trong 1 – 3 ngày, sau đó vớt ra, đồ chín và sấy khô 7 phần. Cuối cùng cho vào nồi rang với lửa to để nước gừng bay hoàn toàn, đem dược liệu ra và để nguội dùng dần.
Phân Phối Phụ Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Phụ Tử Giá: 250.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Phụ Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Phụ Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Những Lưu Ý Khi Dùng Phụ Tử”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Cẩu Tích, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Dây Đau Xương, Cốt Toái Bổ, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng.
Để lại một bình luận