Những Điều Cần Biết Về Hoàng Kỳ: Theo Đông y, Hoàng Kỳ có vị ngọt, tính ôn. Rễ phơi khô có tác dụng bổ khí, cố biểu, còn có tác dụng giải độc, sinh cơ và lợi niệu. Người xưa cho rằng hoàng kỳ có tác dụng giải độc, bồi bổ tỳ – vị, bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, dùng trị các chứng Tỳ khí hư nhược, các chứng khí bất nhiếp huyết, trung khí huyết hạ hãm, tỳ phế khí hư, khí huyết lưỡng suy, khí hư phát nhiệt, tăng cường chức năng tạng phủ.
Hoàng kỳ có 2 dạng chế biến: loại sống tác dụng ích khí, cố biểu, chỉ hãn, lợi thuỷ, tiêu thũng, bài nùng sinh cơ; dùng cho các trường hợp tự hãn, đạo hãn, tê bại, phù nề, sang thương. Loại sao với mật tác dụng bổ trung ích khí, thăng dương cử hãn. Ngày dùng 8 – 12g, có thể đến 63 – 100g.
Những Điều Cần Biết Về Hoàng Kỳ:
Y học hiện đại, trong hoàng kỳ có chứa các glucozid, glucose, sacarose, mucin, resin, acid amin, choline, acid folic, sitosterol, flavonoid, Fe, Mn, Zn. Có tác dụng tăng sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, oxy hóa, bảo vệ tế bào, làm mạnh tim, gan, dạ dày, tử cung, ngừa ung thư…
Tên gọi khác: Miên hoàng kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ và Tiễn kỳ.
Tên khoa học: Astragalus membranaceus.
Tên dược: Radix Astragali.
Họ: Đậu / Cánh bướm (danh pháp khoa học: Fabaceae)
Đặc Điểm Của Cây Hoàng Kỳ:
Cây hoàng kỳ là thực vật thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc thẳng đứng, cao khoảng 60 – 70cm, thân cây phân thành rất nhiều nhánh. Lá mọc so le, dạng kép lông chim, trung bình mỗi lá kép gồm khoảng 15 – 25 lá chét. Lá chét có phiến hình trứng, có lông trắng ở trên trục lá.
Hoa tự dài hơn lá, tràng hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa thường rơi vào khoảng tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 8 – 9. Quả hình đậu dẹt, mặt ngoài có lông ngắn, bên trong chứa hạt màu đen, hình thận. Rễ cây có hình trụ, đường kính từ 1 – 2cm, vỏ ngoài màu vàng nâu hoặc màu nâu đỏ, rễ dài và đâm sâu vào trong lòng đất.
Cây hoàng kỳ Mông cổ không có khác biệt so với hoàng kỳ thông thường. Tuy nhiên số lượng lá chét thường nhiều hơn (khoảng 12 – 18 đôi), kích thước lá chét nhỏ và tràng hoa dài hơn.
Bộ phận dùng: Rễ cây hoàng kỳ được thu hái để làm thuốc.
Phân bố: Hoàng kỳ phát triển mạnh ở vùng đất pha cát, mọc nhiều tại tỉnh Tứ Xuyên, Hoa Bắc, Bửu Kê, Diên An,… ở Trung Quốc. Ở nước ta, loài thực vật đã được di thực vào Đà Lạt và Sapa nhưng số lượng không nhiều.
Thu hái và sơ chế:
Thu hái rễ ở cây từ 3 năm tuổi trở lên nhưng tốt nhất là cây có từ 6 – 7 năm tuổi. Thường thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sau khi đào rễ về, đem rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và 2 đầu, sau đó dùng sấy hoặc phơi khô.
Nên chọn thứ rễ nhiều thịt, to mập, ruột vàng và thịt dai. Rễ sau khi bào chế có hình trụ dài, đường kính từ 1.5 – 3.5cm, bên ngoài có màu nâu xám, vàng tro và có vân chạy dọc. Ruột có màu vàng, dai và ít xơ.
Hoàng kỳ được bào chế theo những cách sau đây:
Sinh kỳ (hoàng kỳ sống): Đem rễ ủ cho mềm, thái thành miếng mỏng 1 – 2mm, đem phơi khô hoặc sấy nhẹ.
Chích kỳ (hoàng kỳ tẩm mật sao): Hòa mật ong với nước sôi. Thái phiến, đem ủ trong nước mật, sau đó sao vàng cho đến khi cầm không thấy dính là được. Để dược liệu nguội, bảo quản dùng dần. Cứ 10kg hoàng kỳ thì dùng 2.5 – 3kg mật ong để tẩm.
Thành phần hóa học: Hoàng kỳ chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm Cholin, Acid amin, Betain, Alcaloid, Sacarose, Glucose, Soyasaponin, Linolenic acid, Palmatic acid, Coriolic acid, beta-Sitosterol, Protid, Vitamin P, Acid folic, Kumatakenin…
Tính vị: Vị ngọt, tính ấm.
Quy kinh: Quy vào kinh Tỳ, Phế, Đại trường và Tâm.
Hình Ảnh Cây Hoàng Kỳ
Tác Dụng Của Hoàng Kỳ:
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Chất Astragalosid IV trong dược liệu có tác dụng đối với hệ miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan, kháng virus.
Isoflavonoid trong hoàng kỳ có tác dụng chống thiếu máu cục bộ, chống oxy hóa, kháng viêm đối với bệnh viêm khớp mãn tính và ức chế virus gây hại.
Tác dụng trên hệ miễn dịch: Chiết xuất Polysaccharid trong hoàng kỳ giúp làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu đa nhân và đại thực bào, từ đó điều chỉnh chức năng tế bào T, tăng hoạt tính interkeukin-2 và tăng chức năng miễn dịch của cơ thể.
Tác dụng đối với tim mạch: Dược liệu có tác dụng tăng cường co bóp tim – tác dụng rõ nhất ở những trường hợp suy tim.
Tác dụng lợi niệu: Có tác dụng lợi niệu khi mới dùng nhưng sử dụng kéo dài thì không nhận thấy tác dụng rõ rệt.
Tác dụng chống viêm: Astramembrannin trong dược liệu có tác dụng ức chế tính thấm của mao mạch do histamine và serotonin ở liều tiêm tĩnh mạch 50mg/ kg.
Tác dụng kháng khuẩn: Dược liệu có tác dụng ức chế lỵ Shigella, phế cầu, liên cầu khuẩn dung huyết và tụ cầu vàng.
Tác dụng phát triển cơ thể và kéo dài tuổi thọ: Trong nuôi cấy tế bào in vitro nhận thấy dược liệu làm tăng hoạt động của tế bào, kéo dài tuổi thọ và giúp tế bào tăng trưởng nhanh hơn.
Tác dụng hạ áp: Hoàng kỳ có tác dụng giãn mạch nên có thể làm hạ huyết áp.
Tác dụng bảo vệ gan: Dược liệu làm tăng albumin, protein trong huyết thanh, bảo vệ gan và giảm hàm lượng glycopen trong cơ quan này.
Tác dụng đối với tử cung: Hoàng kỳ gây co bóp ở ruột thỏ co lập nhưng gây hưng phấn đối với tử cung co lập ở chuột cống có thai.
Độc tính: Hoàng kỳ có độc tính thấp.
Theo Đông Y:
Tác dụng: Hoàng kỳ dùng sống có tác dụng tiêu thũng, sinh cơ, ích vệ, lợi thủy, cố biểu, mạnh gân xương, trưởng nhục, bổ huyết, trường phong, phá trưng tích và thác độc. Dùng nướng có tác dụng bổ trung và ích khí.
Chủ trị: Bệnh phong hủi, các bệnh ở trẻ nhỏ, ung nhọt lở loét lâu ngày, phong tà khí, gầy ốm, tiêu chảy, đau bụng, hư suyễn, hàn nhiệt, tai diếc, thận hư suy, vết thương lâu liền miệng, viêm thận mãn, tiểu đường…
Cách Dùng Hoàng Kỳ:
Hoàng kỳ được dùng ở dạng sắc, tán bột, làm hoàn hoặc dùng ngoài. Nếu dùng trong, sử dụng từ 12 – 20gr / ngày. Trong trường hợp cần thiết có thể tăng lên 80g/ ngày.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Hoàng Kỳ:
Hoàng kỳ kê nhục thang: hoàng kỳ 30g, nấm hương (hoặc các loại nấm ăn khác) 150g, thịt gà nạc 250g, gừng tươi 15g, hành 20g. Nấm được ngâm mềm, rửa sạch. Xoong đặt trên bếp lửa cho dầu chiên sôi, cho thịt gà, gừng, hành vào xào chín, cho tiếp muối ăn, chút rượu, nấm và một lượng nước thích hợp, đun khoảng 30 phút – 1 giờ. Cho thịt gà và nấm hương ra đĩa, rắc bột tiêu; thêm cải bẹ hoặc súp lơ vào nước canh, đun sôi tiếp cho chín, đổ lên đĩa. Dùng cho trung lão niên nam nữ suy nhược hay bị cảm cúm, hồi hộp, tức ngực, đau đầu quên lẫn.
Chim câu hầm hoàng kỳ câu kỷ tử: hoàng kỳ 60g, kỷ tử 30g, chim câu 1 con (làm sạch bỏ ruột). Cho vào nồi cách thủy và lượng nước thích hợp. Hầm chín. Khi ăn thêm muối, bột ngọt, gia vị khác. Dùng cho các trường hợp sa trực tràng, sa dạ dày, sa tử cung, sa thận, các trường hợp xổ bụng, thoát vị.
Thịt rắn hầm hoàng kỳ: hoàng kỳ 60g, tục đoạn 10g, thịt rắn 1.000g, gừng tươi 15g, thịt mỡ lợn bỏ bì 30g. Chảo nóng trên bếp cho lửa to vừa, đổ mỡ lợn cho sôi chảy mỡ, cho thịt rắn vào tiếp tục khuấy đảo cho chín trong khi cho thêm chút rượu. Đổ sang xoong nấu, cho hoàng kỳ, tục đoạn đã được ngâm mềm sẵn cùng với gừng, hành, muối mắm và một lượng nước thích hợp, bung hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ, cho thêm hạt tiêu, gia vị tùy ý. Dùng cho các bệnh nhân bị phong tê thấp, viêm khớp dạng thấp và các trường hợp đau mỏi cột sống, thắt lưng, tay chân liên quan đến đau mỏi do thời tiết, do các di chứng…
Cháo hoàng kỳ: hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, bạch truật 15g, phục linh 15g, cam thảo 6g, gạo tẻ 60g. Sắc dược liệu lấy nước bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo. Dành cho người cao tuổi suy nhược, thở ngắn, thở gấp; hoặc bị cảm cúm ăn vào các buổi sáng.
Hoặc: hoàng kỳ 30g, da nhím nướng 15g, gạo tẻ 60g. Hoàng kỳ, da nhím nấu lấy nước bỏ bã, cho gạo tẻ vào nấu cháo. Dành cho người cao tuổi ăn điều trị bệnh trĩ xuất huyết dai dẳng, ăn khi đói.
Hoặc: hoàng kỳ 30g, xuyên khung 30g, gạo nếp 60g. Hoàng kỳ, xuyên khung nấu lấy nước, bỏ bã, cho gạo tẻ vào nấu cháo. Dành cho phụ nữ bị động thai dọa sẩy, chia 2 lần ăn trong ngày.
Tim lợn chấm hoàng kỳ: hoàng kỳ sao rượu, tán mịn dùng để chấm trộn với tim lợn luộc ăn. Dành cho phụ nữ sa tử cung, huyết trắng, lở ngứa.
Kiêng kỵ: Thực chứng, nhiệt chứng và âm hư hỏa vượng đều không được dùng.
Một Số Lưu Ý Khi Dùng Hoàng Kỳ:
Hoàng kỳ ghét Bạch tiễn bì và Miết giáp, sợ vị Phòng phong.
Cấm dùng cho trường hợp hư chứng, thực chứng và âm hư hỏa vượng.
Phân Phối Hoàng Kỳ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Hoàng Kỳ Giá: 300.000 Đ / Gói 500Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Hoàng Kỳ Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Hoàng Kỳ Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Những Điều Cần Biết Về Hoàng Kỳ”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Huyền Sâm.
Để lại một bình luận