Nhài Cây Thuốc Quý

Cây Nhài ( Cây Thuốc Và Vị Thuốc Quý )

nhài cây thuốc quý

Cây Nhài ở nhiều vùng nước ta được trồng để làm cây cảnh và lấy hoa, lá, rễ làm thuốc chữa bệnh; hoa còn được dùng ướp chè và cho vào thực phẩm để thực phẩm thơm, ngon. Trong hoa có một chất béo thơm, thành phần chủ yếu là chất este Benzyl acetat, alcool linalol, anthranilat metyl và indol.

Theo Đông y, hoa nhài tính ôn, vị cay ngọt, vào kinh tâm, tỳ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ, điều kinh lợi niệu, chữa trị các bệnh lao phổi, thổ huyết, viêm khớp cấp tính, cảm nhiễm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, đái tháo đường, bệnh về vú, ung thư thũng độc, đau bụng ỉa chảy, lị, mụn nhọt.

Rễ vị đắng, tính ôn, hơi độc, có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, viêm mũi, đòn ngã bị thương. Trong cuốn sách cổ Trung Quốc – Bản thảo cương mục có viết “Muốn làm cho người mê trong 01 ngày, cho người đó uống rượu có khoảng 3cm rễ cây Nhài, nếu muốn cho mê trong 02 ngày, cho uống đoạn rễ dài 6cm”.

Nhài, Lài – Jasminum sambac (L.), Ait., thuộc họ Nhài – Oleaceae.

Mô tả cây Nhài:

  • Cây nhỡ có khi leo, cao 0,5-3m, có nhiều cành mọc xoà ra. Lá hình trái xoan bầu dục, bóng cả hai mặt, có lông ở dưới, ở kẽ những gân phụ. Cụm hoa ở ngọn, thưa hoa. Lá bắc hình sợi. Hoa màu trắng, thơm ngát. Quả hình cầu, màu đen bao bởi đài tồn tại, có 2 ngăn.

Bộ phận dùng:

  • Hoa, lá và rễ – Flos, Folium et Radix Jasmini.

Nơi sống và thu hái:

  • Cây gốc ở Ấn Độ, được trồng làm cảnh khắp nơi. Hoa thường dùng để ướp trà hoặc để làm thơm thức ăn. Vào mùa thu đông, đào lấy rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào hè thu, khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học:

  • Chỉ mới biết trong hoa có một chất béo thơm, hàm lượng 0,08%. Thành phần chủ yếu của chất béo này là parafin, ester formic acetic-benzoic-linalyl và este anthranylic metyl và indol.

Công dụng của cây Nhài:

  • Hoa và lá nhài có vị cay và ngọt, tính mát; có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt giải biểu, lợi thấp. Rễ có vị cay ngọt, tính mát, hơi có độc; có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần.
  • Hoa và lá dùng trị ngoại cảm phát sốt, đau bụng, ỉa chảy, lỵ, mụn nhọt độc. Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều. Lá cũng dùng trị bạch đới. Lá khô ngâm trong nước rồi làm thành dạng thuốc đắp trị loét ngoan cố. Rễ trị mất ngủ, đòn ngã bị thương. Còn dùng để điều kinh. Cũng dùng nước sắc bôi trị viêm mũi, viêm giác mạc.

Cách dùng:

  • 3 – 5g hoa, lá dạng thuốc sắc, còn dùng hoa pha làm trà uống; dùng 1 – 1,5g rễ nghiền trong nước.
  • Người có thai và cơ thể suy nhược không nên dùng.

Đơn thuốc:

  • Ngoại cảm phát sốt, ỉa chảy: Hoa Nhài 6g, Chè xanh 10g, Thảo quả 3g, sắc uống.
  • Đau mắt: Hoa nhài 6g, dùng riêng hay phối hợp với Kim ngân hoa và hoa Bạch cúc, mỗi vị 9g, đun sôi lấy nước xông rồi uống. Hoặc lấy lá giã vắt lấy nước, trộn với lòng trắng trứng gà đắp.
  • Mất ngủ: Rễ Nhài 1 – 1,5g, nghiền trong nước, lấy hỗn dịch uống.
  • Rôm sẩy: Lá Nhài vò vào nước để tắm, có thể phối hợp với lá Ngải cứu.
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “cây nhài”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Có Thể Bạn Quan Tâm

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666