Mua Đỗ Trọng Ở Đâu Tốt ?
|
Bán Đỗ Trọng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Đỗ Trọng Giá: 250.000 Đ / Kg
Giới Thiệu Tổng Quan Về Đỗ Trọng:
Theo y học cổ truyền, Đỗ Trọng có tác dụng hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối, di tinh, đái đêm, liệt dương, phụ nữ có thai, động thai, chữa cao huyết áp.
Tên khoa học: Cortex Eucommiae.
Nguồn gốc đỗ trọng:
- Vỏ thân đã phơi hay sấy khô của cây Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.), họ Đỗ trọng (Eucommiaceae).
- Nước ta có trồng được cây này ở một số vùng núi cao, có khí hậu mát.
- Dược liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Thành phần hoá học chính đỗ trọng: Nhựa, tinh dầu.
Công Dụng Của Đỗ Trọng:
- Bổ trung, ích tinh khí, kiện cân cốt, cường chí (Bản Kinh).
- Nhuận can táo, bổ can hư (Bản Thảo Bị Yếu).
- Bổ can, thận, cường cân cốt, an thai (Trung Dược Học).
- Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
- Hỗ trợ điều trị âm nang ngứa chảy nước, tiểu gắt, lưng đau (Bản Kinh).
- Hỗ trợ điều trị chân đau nhức không muốn bước (Biệt Lục).
- Hỗ trợ điều trị lưng gối đau nhức, vùng bìu dái lở ngứa, âm hộ ngứa, tiểu són, có thai bị rong huyết, trụy thai (Bản Thảo Bị Yếu).
- Hỗ trợ điều trị chứng thận hư, lưng đau, liệt dương, thai động, thai lậu, trụy thai (Trung Dược Học).
- Hỗ trợ điều trị cột sống đau nhức, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, thai động, Rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Cách dùng, liều lượng sử dụng đỗ trọng: 5-12g mỗi ngày dạng thuốc sắc, ngâm rượu hay cao lỏng.
Chú ý khi sử dụng đỗ trọng:
- Hiện nay trên thị trường có vị thuốc đỗ trọng nam, đây là vỏ thân của một số cây, ví dụ vỏ thân của cây Đỗ trọng nam (cây San hô) (Tatropha multifida L.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), cây Cao su (Hevea brasilensis (H.B.K.) Muell.-Arg.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)…
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đương Quy, Amakong, Ba Kích Tươi, Ba Kích Tím.
Trả lời