Mẹo Hay Chữa Tổ Đỉa Với Rau Răm: Chữa tổ đỉa bằng rau răm là bài thuốc dân gian được sử dụng từ rất lâu đời. Tuy nhiên, cách sử dụng như thế nào cho đúng và tác động mà rau răm mang lại có thực sự đẩy lùi bệnh tổ đỉa hay không thì nhiều người vẫn chưa rõ.
Rau răm còn có tên gọi khác là thủy liễu, đây là loại rau gia vị quen thuộc thường dùng ăn kèm với một số món ăn. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng làm vị thuốc trong điều trị một số bệnh lý thường gặp.
Theo Đông y, rau răm có tính ấm, vị cay với tác dụng tiêu thực, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, chống viêm. Nhờ đem lại hiệu quả tốt trong việc kháng viêm mà từ lâu rau răm đã được ông bà ta sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa.
Nhiều nghiên cứu từ y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong rau răm có chứa một số loại tinh dầu như:
- Dodecanal.
- Decanal.
- α-humulene.
- β-caryophyllene.
- Decanol.
Các tinh dầu trên đây có tác dụng tốt trong việc làm dịu da, đồng thời ức chế các phản ứng viêm và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu mà bệnh tổ đỉa gây ra.
1. Mẹo Hay Chữa Tổ Đỉa Với Rau Răm:
Sau đây là một số cách sử dụng rau răm trong điều trị bệnh tổ đỉa mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.
Dùng rau răm đơn thuần:
Việc chỉ sử dụng rau răm đơn thuần thì công tác chuẩn bị nguyên liệu sẽ trở nên đơn giản hơn. Trong điều trị bệnh tổ đỉa thì rau răm không được sử dụng theo đường uống mà thường đắp trực tiếp ngoài da.
Chuẩn bị:
- 1 nắm rau răm.
Thực hiện:
- Rau răm đem rửa sạch, để ráo.
- Giã nát rau răm rồi đắp lên vùng da tổn thương.
- Để nguyên trong 30 phút rồi rửa sạch và lau khô da.
Với bài thuốc này có thể thực hiện 1 – 2 lần/ngày tùy thuộc vào mức độ bệnh. Bạn có thể tăng lượng rau răm cần sử dụng lên nếu các triệu chứng bệnh xuất hiện trên diện rộng.
Kết hợp rau răm với trầu không
Trầu không cũng là một loại dược liệu có tính sát khuẩn cao. Ngoài ra nó còn chứa các hoạt chất như carvacrol, chavicol, alkaloid… như một dạng kháng sinh tự nhiên có tác dụng tốt trong ức chế sự phát triển của một số loại nấm, vi khuẩn.
Khi kết hợp rau răm với trầu không, công hiệu điều trị sẽ có xu hướng tăng lên. Bài thuốc này cũng được dùng ngoài da.
Chuẩn bị:
- 1 nắm rau răm.
- 10 – 15 lá trầu không.
Thực hiện:
- Rau răm và lá trầu đem rửa sạch, để ráo rồi vò nát.
- Đun sôi với khoảng 2 lít nước (có thể thêm vài hạt muối).
- Để nước ấm rồi dùng để ngâm và rửa vùng da bị tổ đỉa.
Sử dụng nước rau răm và trầu không để rửa vùng da bị tổn thương không chỉ giúp sát khuẩn mà còn có tác dụng giảm ngứa. Đồng thời sẽ cung cấp độ ẩm cho da và loại bỏ các tế bào da bị bong tróc.
1.1. Lưu Ý Khi Dùng Rau Răm Chữa Bệnh Tổ Đỉa
Phương pháp dùng rau răm chữa bệnh tổ đỉa mặc dù đã được sử dụng rất phổ biến từ lâu đời nhưng bạn vẫn cần cẩn trọng. Hãy chú ý đến những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro ngoại ý phát sinh.
Cần chọn nguồn nguyên liệu chất lượng, đảm bảo yếu tố an toàn, vệ sinh.
Trước khi thực hiện các bài thuốc bằng rau răm, hãy vệ sinh và lau khô vùng da bị tổ đỉa.
Dùng rau răm chỉ là liệu pháp hỗ trợ. Bạn tuyệt đối không được lạm dụng hay thay thế các liệu pháp điều trị từ bác sĩ.
Rau răm có thể gây nóng da nếu dùng quá nhiều. Chính vì vậy khi chữa tổ đỉa bằng rau răm bạn cần dùng đúng cách cũng như tần suất.
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà tác dụng của bài thuốc sẽ khác nhau. Và không phải cơ địa của người bệnh nào cũng phù hợp với bài thuốc này.
Nếu dùng rau răm sau khoảng từ 5 – 7 ngày mà không thấy khả quan, bạn không nên tiếp tục sử dụng.
Nếu thấy vấn đề gì phát sinh khi chữa bệnh tổ địa bằng rau răm, lập tức ngưng và tìm đến sự hỗ trợ của người có chuyên môn.
Ngoài việc sử dụng rau răm để chữa bệnh tổ đỉa, bạn cần phải nghiêm ngặt tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó, để bệnh nhanh khỏi, cần tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Đồng thời hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, uống đủ nước mỗi ngày để tăng sức đề kháng và hỗ trợ cho quá trình làm lành tổn thương trên da.
2. Điều Trị Tổ Đỉa Với Lá Đơn Đỏ:
- Theo y học cổ truyền, Lá Đơn Đỏ có vị đắng ngọt, tính mát; có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, khu phong, trừ thấp, lợi niệu, giảm đau. Có thể dùng độc vị đơn lá đỏ để hỗ trợ điều trị các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, tiểu tiện ra máu, tiêu chảy lâu ngày.
- Ở Ấn Độ, rễ được dùng hỗ trợ điều trị sốt, lậu, ăn kém ngon, tiêu chảy và kiết lỵ; còn được dùng hỗ trợ điều trị chỗ đau và loét mạn tính.
- Lá và hoa cũng được dùng hỗ trợ điều trị lỵ, khí hư, thống kinh, ho ra máu và viêm phế quản xuất huyết. Người ta còn dùng nước sắc hoa hay vỏ cây để rửa mắt đau, vết thương và loét.
- Hỗ trợ điều trị cảm sốt, nhức đầu, phong thấp đau nhức.
- Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, đau bụng do tích huyết.
- Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa, tiểu đục ra máu.
Những Ai Nên Dùng Lá Đơn Đỏ ?
- Người bị nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng.
- Người bị huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa, tiểu đục ra máu.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Lá Đơn Đỏ:
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng:
- Lá Đơn 8-12g (lá khô), dưới dạng nước sắc, ngày dùng một thang, uống 2 – 3 lần, sau bữa ăn; có thể uống nhiều ngày, cho tới khi hết các triệu chứng.
Hỗ trợ điều trị nhọt vú,vú sưng tấy, đỏ đau:
- Đơn lá đỏ 15-20g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra có thể dùng lá khô, đem vò vụn, sao nóng, bọc vải mỏng chườm nhẹ vào nơi sưng đau.
Hỗ trợ điều trị zona và mẩn ngứa:
- Đơn lá đỏ (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt.
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy lâu ngày:
- Đơn lá đỏ (sao vàng) 15g, gừng nướng 4g, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 1 giờ rưỡi.
Hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu, kiết lỵ ở trẻ em: lá đơn đỏ 12g, sắc uống, ngày một thang.
Hỗ trợ điều trị dị ứng:
- Dùng cây lá đơn (sao vàng) 40g, sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Uống nhiều ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Có thể uống nhắc lại vài đợt để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Dùng trong trường hợp dị ứng, lở ngứa, nổi sần, do huyết trệ:
- Đơn lá đỏ 15g, sài đất 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, thổ phục linh 12g, đan bì 10g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị nhọt độc, đinh râu, lở ngứa:
- Phối hợp với các loại lá tươi như lá cỏ thài lài, lá bầu đất, lá đậu ván, đồng lượng. Tùy theo diện tích bề mặt của mụn, nhọt, to hay nhỏ mà lượng lá có thể dùng nhiều hay ít. Các loại lá rửa sạch, giã nát, rồi đắp và băng lại nơi bị bệnh, ngày 1 lần.
Hỗ trợ điều trị lỵ:
- Hoa đơn đỏ 10 – 15g/ ngày, sắc uống trước bữa ăn. Rễ tươi ngâm rượu (100g dược liệu ngâm trong 400ml rượu 30 độ), sau 2 tuần là được, mỗi lần uống 20 – 30ml, ngày 2 – 3 lần trước bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị chấn thương bầm tím, đau nhức người do ngã:
- Dùng rễ cây đơn lá đỏ 20g, sắc 500ml nước và 200ml rượu, đun nhỏ lửa còn 200ml, lọc bỏ bã, thêm 30g đường trắng trộn đều uống. Dùng mỗi liệu trình 5 ngày. Ngoài ra, dùng rễ cây đơn lá đỏ 20g phần, giã nát, cho thêm ít rượu, trộn đều, sao nóng, đắp lên những chỗ sưng rồi dùng băng cố định lại, sau 3 giờ thay thuốc, ngày đắp 2 lần.
Phân Phối Lá Đơn Đỏ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Lá Đơn Đỏ Giá: 70.000 Đ / Gói 500Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Lá Đơn Đỏ Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Lá Đơn Đỏ Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Mẹo Hay Chữa Tổ Đỉa Với Rau Răm”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Lá Hồng Rừng, Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Ích Mẫu, Lá Sen, Tam Thất Nam, Trà Hoa Kim Ngân, Lá Tắm Người Dao, Cao Lá Tắm Người Dao.
Để lại một bình luận