Lá Sen Có Tác Dụng Gì ? Theo y học cổ truyền, lá sen có vị khổ (đắng), hơi chát, tính mát, lợi về kinh can, tỳ, vị; có công dụng giúp sức cho tỳ, vị, nâng cao trung khí, hạ nhiệt, làm tan ứ tụ và cầm máu. Phù hợp điều trị nôn ra máu, đổ máu cam, đại tiện ra máu, miệng khát, tâm phiền, phù thũng máu tụ, băng huyết, hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể.
Lá sen là bộ phận của cây mọc lên khỏi mặt nước, còn có tên gọi khác là hà diệp hay liên diệp. Phần cuống lá dài, phía ngoài có gai nhỏ. Phiến lá có hình khiên, to, đường kính khoảng từ 60 – 70cm tùy thuộc vào thổ nhưỡng.
Phần mặt trên của lá hơi nhám, thường có màu lục tro. Còn phần mặt dưới thì nhẵn bóng có màu nâu nhạt với gân nổi gờ lên. Mỗi lá sẽ có từ khoảng 17 – 23 gân mọc tỏa tròn hình nan hoa. Lá sen giòn, dễ vụn nát và có mùi thơm dễ chịu.
Sen là loại cây mọc tự nhiên hoặc được trồng nhiều tại các vùng đàm lầy, ao hồ ở nhiều nơi như các nước Đông Dương, Malaixia hay châu Đại Dương. Riêng ở nước ta, cây sen có thể được tìm thấy ở khắp nơi, điển hình nhất là các tỉnh Tây Nam Bộ.
Lá sen có thể được thu hái quanh năm nhưng thời điểm tháng 7 – 9 là phổ biến nhất. Ngoài ra, nhiều tài liệu Đông y cho rằng, nên thu hái lá khi cây bắt đầu nở hoa.
Sau khi cắt những lá bánh tẻ về thì cần lau cho sạch và cắt bỏ phần cuống. Tiếp đến đem phơi nắng cho héo rồi gấp thành hình bán nguyệt và phơi tiếp cho khô hẳn.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lá Sen:
Tính vị: Theo các tài liệu cổ thì dược liệu có vị đắng và tính bình.
Quy kinh: Được quy vào 3 kinh là Tỳ, Vị và Can.
Lá sen giúp ngủ ngon
Do lá sen có chứa chất alkaloid – một chất chống tăng huyết áp, điều hòa nhịp tim và một số chức năng khác của cơ thể, vì vậy, trà lá sen có thể giúp chúng ta ổn định nhịp tim, hạn chế được cảm giác bồn chồn do tim đập mạnh từ đó giúp dễ ngủ và ngon giấc hơn.
Ngoài ra, chất alkaloid còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể rất hiệu quả, nên việc dùng trà sen vào mùa hè oi bức là điều rất được khuyến khích.
Lá sen giúp giảm mỡ máu
Có khá ít những thực phẩm có khả năng giúp giảm mỡ máu, nhưng trà lá sen lại là một trong số ít đó.
Nhờ chứa 2 loại chất quan trọng trong lá sen là alkaloid và flavonoid, việc duy trì sử dụng trà lá sen giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất lipid nên làm giảm lượng cholesterol xấu (nguyên nhân chính dẫn đến mỡ máu, gan nhiễm mỡ) đồng thời làm gia tăng cholesterol tốt. Từ đó, giúp ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm mỡ máu, hạn chế xơ vữa động mạch và rối loạn nhịp tim.
Lá sen chống chảy máu
Lá sen có khả năng chống chảy máu cho cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể.
Do có chứa quercetin và flavonoids nên lá sen có khả năng tái tạo thành mao mạch nhanh chóng, hạn chế được một số tình trạng chảy máu bên trong cơ thể như đi tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu dạ dày,… Vì vậy, trà lá sen đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, những người từng bị xơ cứng động mạch hay tai biến mạch máu não.
Hơn thế nữa, khi dùng lá sen để đắp lên các vết thương bị chảy máu ngoài da như đứt tay,… cũng giúp ngăn chặn máu chảy nhiều hơn, giúp cầm máu nhanh chóng.
Lá sen hỗ trợ giảm cân
Một công dụng rất tiêu biểu nữa của trà lá sen mà mọi người nên biết, đặc biệt là chị em phụ nữ đó chính là công dụng hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả.
Các tinh chất có trong lá sen giúp hỗ trợ hoạt động chuyển hóa và loại bỏ các chất lỏng dư thừa của lá lách, ngăn chặn tình trạng axit béo và carbohydrate chuyển hóa thành các mô mỡ, gây béo phì, thừa cân.
Bạn có thể dùng lá sen tươi cùng một ít gạo tẻ đem đi nấu cháo hoặc uống trà lá sen mỗi ngày kết hợp với các bài tập thể dục thích hợp để sớm lấy lại vóc dáng mong muốn.
Lưu ý: nên uống trà lá sen trước 30 phút ăn cơm và sau 1 tiếng ăn cơm để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cảm giác ngon miệng khi dùng cơm nhé.
Lá sen giúp làm sáng da
Một làn da khỏe đẹp ngoài việc cần chăm sóc bên ngoài thì các yếu tố bên trong cũng cần được lưu ý.
Lá sen nhờ có khả năng làm mát và thanh nhiệt cơ thể do có chứa chất alkaloid, nên chị em phụ nữ dùng trà lá sen sẽ giúp gan và thận được hoạt động tốt hơn, cơ thể được giải độc, thanh mát từ bên trong, từ đó, giảm thiểu tình trạng mụn nhọt, sạm da.
Ngoài ra, chị em có thể dùng trà lá sen ấm để rửa mặt, điều này giúp lấy đi bụi bẩn trong lỗ chân lông, làm sạch da và tẩy da chết nhẹ cho vùng da mặt, giúp da mặt láng mịn và trắng sáng lên từng ngày.
Lá sen giúp ổn định đường huyết
Hoạt chất nuciferin trong lá sen có tác dụng kích thích tiết insulin, chất này có khả năng giúp hỗ trợ đưa glucose từ máu vào các tế bào trong cơ thể một cách nhịp nhàng hơn, giúp cung cấp đủ năng lượng và máu để các tế bào cũng như cơ thể hoạt động tốt và hiệu quả hơn nhờ đường huyết ổn định.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Lá Sen
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng lá sen, cần chú ý đến các vấn đề sau:
Không dùng cho phụ nữ mang thai hay đang trong thời kỳ cho bé bú.
Phụ nữ khi đang hành kinh không nên uống nước lá sen.
Dùng lá sen lâu dài có thể làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý.
Những người thể hàn không nên dùng lâu dài. Các triệu chứng dùng kéo dài dễ gặp là mệt mỏi, tim đập thất thường, giảm trí nhớ.
Tránh dùng nước lá sen thay thế nước lọc khi đang sử dụng các thực phẩm giảm cân khác.
Lá sen là vị thuốc rất hữu ích với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cũng như điều trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để được khuyến cáo về liều dùng cũng như bài thuốc phù hợp. Những thông tin về dược liệu mà bài viết có đề cập đến chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho chỉ dẫn chuyên môn.
Phân Phối Lá Sen Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Lá Sen Khô Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý: Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Lá Sen Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Lá Sen Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Lá Sen Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Cao Atiso, Cao Atiso Trường Xuân, Cao Chè Vằng, Lá Hồng Rừng, Hồng Hoa, Ích Mẫu, Lá Tắm Người Dao, Lá Huyết Dụ, Tam Thất Nam, Trà Hoa Hồng, Hạt Sen.
Để lại một bình luận