Lá Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì ? Theo Đông y, lá dâu có vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng. Liều dùng và cách dùng: 6-15g; có thể nấu, hãm, sắc…
Cây gỗ, cao 2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3).
Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.
Cây dâu tằm (Morus alba) tại Việt Nam gọi đơn giản là cây dâu, hay cây dâu trắng có nguồn gốc từ khu vực phía Đông Châu Á. Thường gọi là dâu trắng để phân biệt và thống nhất trong cách gọi tên với các loài dâu khác cũng thuộc chi Dâu tằm như dâu đỏ, dâu đen không có ở Việt Nam.
Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. (Bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình; Lâm Đồng và rải rác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long).
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lá Dâu:
Lá chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic …); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric …., tanin. Quả có đường, protid, tanin, vitamin C.
Đầu tiên, chúng ta sẽ nói đến điều đã làm nên sự nổi bật của loại nước này – lá dâu tằm, là một loại thảo dược được sử dụng đa dạng trong chế biến từ cả việc ăn trực tiếp, làm siro tới ngâm rượu.
Ngoài ra, loại lá dâu tằm còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào bao gồm các axit amin như alanin, sarcosine, protid, vitamin C, vitamin B1, vitamin D, các loại axit hữu cơ như tanin, isobutyric.
Lưu ý, theo Phó Giáo Sư Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Bay của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trước khi dùng lá dâu tằm để chữa bất kỳ bệnh lý nào thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để xem có phù hợp để sử dụng hay không, từ đó mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ổn định huyết áp
Resveratrol là một flavonoid thiết yếu và tác động trực tiếp đến hoạt động của một số cơ chế nhất định trong mạch máu con người, chủ yếu làm cho chúng ít bị tắc nghẽn bởi angiotensin, một loại hoạt chất có thể gây co thắt mạch máu.
Trên thực tế, resveratrol làm tăng sản xuất oxit nitric, hay còn được xem là một loại thuốc giãn mạch. Do đó, nó làm thư giãn các mạch máu, giảm thiểu hình thành cục máu đông và các vấn đề về tim như đột quỵ, đau tim. Resveratrol có tồn tại trong lá dâu tằm, mang lại cân bằng và điều chỉnh huyết áp rất hiệu quả và ổn định.
Điều trị chứng mất ngủ
Nhờ những đặc tính dược lý từ các dưỡng chất như caroten, tanin, vitamin C, colin, adenin, pentosan, đường, canxi malat và canxi cacbonat… của lá dâu tằm mà y học cổ truyền từ xa xưa đã dùng loại lá này trong việc điều trị chứng mất ngủ kinh niên vì nó không chỉ hỗ trợ giảm sự căng thẳng, mệt mỏi mà còn khiến bạn ngủ ngon và yên giấc hơn.
Phòng ngừa cảm lạnh
Lá dâu tằm có vị đắng ngọt tính hàn, mang lại tác dụng phân tán gió nhiệt, nhuận phổi, trị phổi khô. Đây là loại lá có hai công dụng thanh, nhuận rõ ràng, giúp bạn điều trị cảm cúm.
Làm đẹp da
Dựa vào hoạt chất α-hydroxy axit tồn tại trong thành phần lá dâu được biết đến là một nguyên liệu làm đẹp da lý tưởng cho chị em phụ nữ, bao gồm điều trị nám và tàn nhang. Ngoài ra, lá dâu tằm còn hỗ trợ tẩy các tế bào chết và tái tạo làn da mới giúp trẻ hóa da.
Làm sáng mắt
Loại lá này rất tốt trong việc làm cho mắt đỡ mệt mỏi, khử khuẩn và ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm ở mắt. Ngoài ra còn sáng mắt hơn vì dưỡng chất vitamin B1 và tăng cường thị lực nhờ vitamin C có trong lá dâu tằm.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Lá Dâu Tằm:
Mặc dù lá dâu tằm không có quá nhiều tác dụng phụ, nhưng sử dụng quá liều hoặc không đúng cách sẽ dẫn đến một số tác động tiêu cực cho cơ thể:
Giảm khả năng hấp thụ tinh bột trong cơ thể: Lượng tinh bột khi đi vào cơ thể sẽ bị suy giảm một cách rõ rệt nếu như bệnh nhân dùng lá dâu tằm quá nhiều. Đây là một trong những tác dụng phụ của việc tiêu thụ lá dâu tằm quá nhiều.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường huyết: Dựa trên một báo cáo của Mỹ, khi cho 50 người tiêu thụ các loại thực phẩm có liên quan đến dâu tằm thì kết quả sau buổi thử nghiệm cho thấy lượng đường huyết của họ đều bị giảm một cách đáng kể.
Gây ung thư da: Hợp chất hydroquinone có trong lá dâu tằm mặc dù đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc làm đẹp da nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến ung thu lớp biểu bì dưới da.
Suy giảm chức năng của thận: Lượng kali trong lá dâu tằm tác động xấu rất nhiều tới bàng quang và thận. Chính vì vậy, các bệnh nhân cần cân nhắc khi sử dụng các chế phẩm từ dâu tằm.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo những người bị suy nhược cơ thể, cảm nhẹ, ho nhẹ, người bị tiêu chảy kéo dài, đau bụng và phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng loại nước lá dâu tằm này.
Nước lá dâu tằm sẽ mang những lợi ích tuyệt vời đến các bạn, nhưng các bạn hãy lưu ý về điều kiện sức khỏe của mình để cân nhắc sử dụng loại nước này nhé. Chúc các bạn có sức khỏe thật tốt !
Phân Phối Lá Dâu Tằm Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Lá Dâu Khô Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Lá Dâu Tằm Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Lá Dâu Tằm Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Lá Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Cao Atiso Trường Xuân, Cao Bá Bệnh Trường Xuân, Cao Atiso, Cây Lá Gan, Cây Mật Gấu, Diệp Hạ Châu, Hoa Atiso, Hoàng Bá, Cà Gai Leo, Rễ Cây Atiso, Xạ Đen, Nhân Trần, Quả Dứa Dại.
Để lại một bình luận