La Bặc Tử Giá Bao Nhiêu ? là câu hỏi mà hiện nay được nhiều khách hàng quan tâm. Giá cả luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng khi tìm mua la bặc tử. Thông thường sẽ không có mức giá chung cho la bặc tử bởi mỗi địa chỉ khác nhau sẽ bán giá la bặc tử khác nhau. Hơn nữa chất lượng của la bặc tử cũng có nơi tốt, nơi không tốt vì vậy người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng. Giá la bặc tử có giá dao động từ 300.000 Đ – 330.000 / Kg.
Phân Phối La Bặc Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Bảng Giá La Bặc Tử – La Bặc Tử Giá Bao Nhiêu ?
Trọng Lượng ( Quy Cách Đóng Gói ) |
Đơn Giá |
500Gr / Gói |
300.000 Đ / Kg |
Địa Chỉ Bán La Bặc Tử Uy Tín: Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối La Bặc Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
La bạc tử là hạt già của cây củi cải trắng. Cây củ cải là cây thảo, sống lâu năm. Lá hình mũi mác, chụm ở đất. Hoa chùm có màu hơi tím hoặc trắng. Hạt có hình tròn dẹp, dài có màu nâu đỏ hoặc nâu đen, xếp thành cuối tràng hạt. Rễ củ phình to, có màu trắng, có hình trụ tròn dài hoặc hình cầu tròn.
La Bặc Tử chủ yếu có chứa chất erucic acid, oleic acid, linolenic acid, linoleic acid, glycerol sinapate, raphanin… Theo y học cổ truyền, la bặc tử vị hăng, ngọt, tính bình. Vào kinh phế, tỳ, vị. Có tác dụng tiêu thực, phúc trướng đầy, giáng khí hóa đàm. Chủ trị các chứng thực tích, chậm tiêu, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu… Sau đây là một số phương thuốc có hạt củ cải (ba lặc tử).
Hình Ảnh Dược Liệu La Bặc Tử
Những Cách Dùng La Bặc Tử:
Cắt cơn hen suyễn:
Bài 1: hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô 12g. Sắc uống. Chữa người già bị viêm phế quản mạn tính.
Bài 2: Tam tử dưỡng thân thang: hạt cải củ sao 12g, hạt tía tô sao 12g, bạch giới tử sao 12g. Tán bột thô, cho vào túi vải, sắc với 400ml lấy 200ml, chia uống 3 lần trong ngày. Chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn hơi đi ngược.
Bài 3: hạt cải củ sao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo sống 8g. Sắc uống. Chữa viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.
Bài 4: hạt củ cải sao, hạt bồ kết đốt tồn tính; liều lượng bằng nhau. Tán bột mịn, luyện với mật ong làm viên. Mỗi lần uống 4g, ngày uống 2 – 3 lần. Trị đờm suyễn, ngực căng thở gấp.
Chữa các chứng bệnh tiêu hóa kém, ăn uống bị đầy, hơi không lưu thông, tức ngực, trướng bụng:
Bài 1: hạt cải củ sao 12g, chỉ xác 8g, thần khúc sao 16g. Sắc uống. Chữa tiêu hóa kém, mồm hôi, bụng trướng, đại tiện khô.
Bài 2: hạt cải củ 12g, tỏi 1 củ. Hạt cải củ nghiền thành bột, tỏi củ giã nát thêm nước lọc lấy nước. Uống bột thuốc và nước tỏi, với nước đun sôi còn nóng. Chữa lỵ mót rặn đại tiện.
Có thể kết hợp hạt cải củ cải với tiểu hồi hương, đại hoàng để chữa bí đại tiện đơn thuần.
Ngoài ra, la bặc tử dùng trong bệnh sởi, ngạt khí than.
Hạt củ cải chiêu nước hồ: hạt củ cải tươi nghiền nát, mỗi lần uống 6g, uống cùng với nước hồ hoặc nước cơm. Ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp ban sởi mọc chậm không đều, hoặc sau khi ban sởi mọc có viêm khí phế quản ho nhiều đờm.
Nước cải củ tươi: củ cải hay cả cây cải tươi giã nát vắt lấy nước cho uống. Trị ngạt do khói than.
Kiêng kỵ: hạt cải củ có thể hao tổn khí (sức lực) nên người sức yếu (khí hư) không bị đầy tích, đờm trệ không uống.
2 Bài Thuốc Quý Dùng La Bặc Tử:
“Hàm thị y thông” – Bài Tam tử dưỡng thân thang:
Thành phần: Tô từ 6 -12g, La bặc tử 6 -12g, Bạch giới tử 4 – 8g.
Phong hàn nặng tăng lượng Tô tử.
Ngực đau nhiều tăng lượng Bạch giới từ.
Bụng đầy, ăn không tiêu tăng lượng La bặc tử.
Cách dùng: Các vị cùng tán nhỏ, mỗi lần hãm uống không quá 12g, ngày uống 2 lần.
Công dụng:
Có tác dụng thuận khí, giáng nghịch, hóa đờm, tiêu trệ, ôn Phế.
Trị ho, khỏ thở, ngực đầy, đờm nhiều, hen suyễn, người bệnh rêu lười trắng nhờn, mạch hoat.
Trị hen Phế quản dùng bài này thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Địa long; hàn uất thêm Tế tân, Can Khương, Hạnh nhân; nhiệt thịnh thêm Xuyên bối mẫu, Tri mẫu, Liên kiều; hư chứng thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Ngũ vị tử; thực chứng thêm Ngân hoa, Thạch cao, Xạ can.
“Thiên gia diệu phương” – Bài Gia vị tam tử dưỡng thân thang:
Thành phần: Bạch giới tử 10g; Tô tử 10g; La bặc tử 10g; Nguyên sâm 30g; Sinh sơn dược 60g
Cách dùng: Sắc, chia uống 3 lần trong ngày.
Công dụng:
Có tác dụng phù chính, khu tà.
Chữa khí thủng Phổi (Giản Phế nang), ho suyễn, có tác dụng tốt đối với chứng đờm suyễn của người già, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Bài này dùng nhiều sơn dược, nguyên sâm để phù chính khí, giúp Bạch giới, La bặc trừ đờm, định suyễn.
Tác Dụng Của La Bặc Tử
Tác Dụng Của La Bặc Tử:
Tính vị:
Vị cay, tính ôn (Trấn Nam Bản Thảo).
Vị cay, tính nhiệt (Ngọc Thu Bản Thảo).
Vị cay, ngọt, tính bình (Trung Dược Học và Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh:
Kinh Phế, Vị, Tỳ (Trung Dược Học).
Kinh Phế, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kinh Phế, Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).
Kinh Tỳ, Vị (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
Theo y học cổ truyền:
La bạc tử có tác dụng: tiêu thực trừ trướng đầy, giáng khí hóa đàm. Chủ trị các chứng: thực tích, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu (ho suyễn có đờm).
Trích đoạn y văn cổ:
Sách Nhật hoa tử bản thảo: “thổ phong đàm, tiêu thũng độc”.
Sách Nhật dụng bản thảo: “trị hoàng đản và da mắt vàng, nước tiểu nóng đỏ”.
Sách Bản thảo cương mục: “hạ khí đình suyễn, trừ đàm tiêu thực, trừ trướng đầy, lợi đại tiểu tiện, chỉ khí thống, hạ lợi hậu trọng (trị chứng lị mót rặn), phát sang chẩn (trị chứng lỡ phát ban)”.
Sách Y lâm soạn yếu thám nguyên: “sanh dung, thổ phong đàm, khoan hung cách, thác sang chẩn. Thục dung hạ khí tiêu đàm, công kiện tích, liệu hậu trọng (trị mót rặn)”.
Sách Y học trung trung tham tây lục: “La bạc tử vô luận sống hay sao đều có thể thuận khí khai uất, tiêu trướng trừ mãn, là loại thuốc hóa khí chứ không phải phá khí. Phàm thuốc lý khí, uống độc vị uống lâu thì tổn thương khí, còn La bạc tử sao chín tán thành bột, mỗi sau bữa ăn uống một ít để tiêu thực thuận khí thì không tổn thương khí vì thuốc giúp ăn nhiều hơn, phần khí được bổ dưỡng”.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
Thuốc nước chiết xuất có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, thương hàn và trực khuẩn đại tràng. Nước ngâm kiệt thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da. Thành phần có tác dụng kháng khuẩn là Bạc tử tố (raphanin, in vitro thuốc trộn lẫn với ngoại độc tố vi khuẩn, thuốc có tác dụng giải độc vi khuẩn rõ rệt, nếu raphanin hòa loãng 1:200 có thể trung hòa 5 liều chí tử của độc tố tetanos (uốn ván), nếu pha loãng 1:500, thuốc có thể trung hòa 4 liều chí tử của độc tố bạch hầu.
Nước chiết xuất của thuốc có tác dụng hạ áp từ từ mà rõ rệt và kéo dài.
Bài thuốc “Cốt chất tăng sinh hoàn” (Thục địa, Kê huyết đằng, Nhục thung dung, Dâm dương hoắc, Cốt toái bổ, La bạc tử) có tác dụng kháng viêm rõ, trong bài thuốc thành phần kháng viêm là: Thục địa, Nhục thung dung, La bạc tử. Bài thuốc có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên, vỏ thượng thận; đó là cơ sở của tác dụng kháng viêm.
Những Lưu Ý Khi Dùng La Bặc Tử:
Tránh nhầm lẫn la bặc tử với bạch giới tử (hạt của cây cải canh). Bạch giới tử có kích thước nhỏ nhưng vị cay hơn la bặc tử.
Không dùng hạt củ cải cho người sức yếu (khí hư), thể hao tổn khí, không bị đầy tích và đờm trệ đọng.
Nên hạn chế dùng củ cải cho người có tỳ vị hư hàn.
Hạt Củ Cải là vị thuốc nam quý, có công dụng chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, ho, hen suyễn… Tuy nhiên phần lớn các bài thuốc từ dược liệu này đều được lưu truyền trong phạm vi nhân dân. Vì vậy bạn nên tham khảo người có chuyên môn trước khi thực hiện nhằm kiểm soát các rủi ro và tác dụng không mong muốn.
Phân Phối La Bặc Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
La Bặc Tử Giá: 300.000 Đ / Kg
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đương Quy, Amakong, Ba Kích Tươi, Ba Kích Tím, Đỗ Trọng.
Để lại một bình luận