Kim Tiền Thảo Có Tác Dụng Gì ? Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy kim tiền thảo có tác dụng: lợi tiểu, lợi mật, kháng sinh, kháng viêm, giãn mạch, hạ huyết áp. Công dụng chủ yếu lợi mật, thông tiểu tiện, thường dùng chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, phù thũng, viêm đường tiết niệu, khó tiêu. Ngày dùng 10 – 30g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Kim tiền thảo là dạng cây thảo, chủ yếu mọc bò sát đất, sống lâu năm. Cây có chiều dài từ 0.4 – 1m. Cành có hình trụ, được bao phủ lông nhung màu gỉ sắt. Lá mọc so lé gồm có 1 – 3 chét, rộng khoảng 2 – 4cm, dài 2.5 – 4.5cm. Lá chét giữa có hình mắt chim, các lá bên hình bầu dục. Mặt trên của lá có màu lục, mặt dưới có phủ lông trắng bạc, sờ vào có cảm giác mềm.
Cụm hoa thường mọc ở ngọn hoặc nách lá, hoa màu hồng, mỗi cụm có 2 – 3 bông. Quả thõng, hình cung, có 3 đốt. Cây ra hoa vào tháng 6 – 9, sai quả vào tháng 9 – 10.
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Kim Tiền Thảo:
Tính vị: có ngọt, mặn, tính hơi hàn (theo sách Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xuất bản năm 1985).
Qui kinh: vào kinh Can đởm, Thận và Bàng quang (theo sách Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xuất bản năm 1985).
Theo y học cổ truyền:
Công dụng:
Thông lâm, lợi thủy, tiêu tích tụ (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trị đau răng, ghẻ lở (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Lợi thủy, giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tiêu sạn (theo Trung Dược Học).
Trị sỏi (theo Trung Dược Học).
Trị thận viêm, sỏi thận, sỏi bàng quang, ghẻ lở, bệnh về mắt.
Chủ trị:
Trị sỏi thận, hoàng đản, tiểu buốt, gan mật kết sỏi (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trị thạch lâm, hoàng đản, sỏi mật, ung nhọt do nhiệt độc, các chứng nhiệt lâm (theo Trung Dược Học).
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tác dụng lên tim mạch: Đem nước sắc kim tiền thảo chích vào chó gây mê nhận thấy hạ áp lực động mạch, tăng tuần hoàn mạch vành, giảm lượng oxy ở tim và làm chậm nhịp tim, tuần hoàn ở não và thận đều tăng. Thực hiện tương tự ở heo nhận thấy cơ tim co lại.
Tác dụng đối với hệ bài tiết: Nước sắc từ dược liệu có tác dụng lợi tiểu đối với chuột và thỏ.
Tác dụng đối với bệnh nhiễm khuẩn: Dùng nước sắc kim tiền thảo trị ho gà nhận thấy có tiến triển. Thí nghiệm cho thấy thảo dược này có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, lỵ.
Tác dụng lên mật: Thực hiện tiêm thuốc cho chó gây mê nhận thấy tăng tác dụng bài tiết mật, giảm đau ống mật và hết vàng da.
Tác dụng đối với sỏi: Dùng nước sắc kim tiền thảo có thể trị được sạn ở đường tiểu và mật.
Tác dụng điều trị các bệnh ở ngực: Nước cốt kim tiền thảo tươi có khả năng cải thiện bệnh tuyến vú viêm.
Cách Dùng Kim Tiền Thảo:
Dùng kim tiền thảo ở dạng thuốc sắc, cao lỏng, tán bột làm hoàn… Nên dùng 20 – 40g/ ngày. Dùng tươi có thể tăng liều lượng gấp đôi.
Những Lưu Ý Khi Dùng Kim Tiền Thảo:
Những người bị tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng (theo sách Dược Học Thiết Yếu).
Phụ nữ có thai không nên dùng.
Tránh sử dụng nhầm thành câu Thóc lép.
Không nên dùng quá nhiều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, gây đau bụng, đầy chướng bụng, buồn nôn và mất đi tác dụng vốn có của nó. Đặc biệt khi dùng quá nhiều kim tiền thảo gan sẽ phải hoạt động quá tải, dẫn đến chức năng bị suy giảm nghiêm trọng. Từ đó, mang đến nhiều hậu quả khó lường đối với sức khỏe của người bệnh.
Phân Phối Kim Tiền Thảo Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Kim Tiền Thảo Giá: 140.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Kim Tiền Thảo Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Kim Tiền Thảo Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Kim Tiền Thảo Có Tác Dụng Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bông Mã Đề, Cây Râu Mèo, Cỏ Xước, Cây Nhọ Nồi, Hạt Chuối Hột Rừng, Quả Chuối Hột Rừng, Râu Ngô, Rễ Cỏ Tranh, Tầm Gửi Cây Gạo Tía, Quả Dứa Dại.
Để lại một bình luận