Ké Đầu Ngựa Và Những Bài Thuốc Quý: Theo Đông y, Ké Đầu Ngựa (Thương Nhĩ Tử) có vị ngọt, tính ôn, có ít độc; vào kinh phế, can. Có tác dụng khu phong chỉ thống, trừ thấp sát khuẩn. Dùng trị nhức đầu do phong hàn, viêm mũi, chảy nước mũi, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau đầu do phong hàn, chân tay co rút, đau khớp do phong thấp.
Ở Trung Quốc, quả được dùng chữa viêm tấy, dầu ép từ quả chữa bệnh về bàng quang, bệnh herpes và bệnh viêm quầng do liên cầu. Lá ké đầu ngựa có tác dụng làm săn, lợi tiểu, làm thay đổi sự dinh dưỡng, chống bệnh gian mai và cũng được dùng trong lao hạch và herpes. Rễ ké đầu ngựa là cất bổ đắng được dùng trị ung thư và lao hạch. Cao rễ được dùng tại chỗ trị vết loét, mụn nhọt, áp-xe.
Sách thuốc Đông y xếp ké đầu ngựa vào nhóm thuốc “Tân ôn giải biểu” – nghĩa là loại thuốc ấm, có tác dụng giải cảm lạnh và chữa trị một số bệnh do ngoại tà xâm phạm vào phần “biểu” (mặt ngoài) của cơ thể. Liều lượng thường 10 – 16g một ngày, dạng thuốc sắc hay thuốc cao.
Giới Thiệu Về Vị Thuốc Ké Đầu Ngựa:
Trong số các vị thuốc thường dùng trị xoang mũi, có một vị thuốc khá đặc biệt: thân quả bao bọc bởi một lớp gai mềm – đó là vị thuốc ké đầu ngựa, rất được trọng dụng trong các bài thuốc trị viêm xoang mũi. Ngay từ thời cổ đại, người Hy Lạp đã sử dụng ké đầu ngựa để tạo nên thực phẩm màu nhuộm vàng còn ở các nước Á Đông thì sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Tên khác: Xương nhĩ, thương nhĩ tử, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma.
Tên khoa học: Xanthium strumarium L.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Đặc Điểm Sinh Thái Của Ké Đầu Ngựa:
- Là loại cây thân thảo có chiều cao từ 50 – 80 cm. Thân cây hình trụ có màu lục và lông cứng. Lá hình tim tam giác, mọc so le với chiều dài 4 – 10 cm và rộng 4 – 12 cm. Mép khía răng của lá không đều, có lông ngắn và cứng ở cả hai mặt lá. Cuống lá dài 10 cm, có gân chính 3.
- Cụm hoa mọc đầu cành hoặc ở kẽ lá, có màu lục nhạt. Có hai loại đầu hoa cùng gốc, những đầu hoa ở trên nhỏ là hoa lưỡng tính, có hình ống, không có mào lông, tràng có 5 thùy, còn những đầu khác mang hoa cái, không có tràng và mào lông. Quả bế đôi có hình trứng, ở đầu có hai sừng nhọn và xung quanh phủ đầy gai móc. Chiều dài của quả 12 – 15 mm và rộng 7 mm.
Hình Ảnh Cây Ké Đầu Ngựa
Phân bố: Ké đầu ngựa mọc ở khắp nơi trên nước ta nhưng tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.
Bộ phận dùng: Quả và thân cây.
Thu hái: Vào khoảng tháng 5 – 9.
Cây ké đầu ngựa thường được chế biến thành cao thương nhĩ hoặc thương nhĩ hoàn (thuốc viên). Cách làm cụ thể như sau:
- Cao thương nhĩ: Toàn bộ cây ké đầu ngựa sau khi thu hoạch được rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó, nấu với nước và lọc bã cô thành cao mềm. Thông thường, cao thương nhĩ rất dễ bị lên men nên khi đóng chai nên đậy kín nắp, tránh trường hợp nắp bị đẩy gây chảy ra ngoài. Mỗi ngày dùng 6 – 8 gram hòa tan với nước ấm rồi uống. Thời gian dùng từ 1 – 2 tháng.
- Thương nhĩ hoàn: Sử dụng cây ké đầu ngựa, loại bỏ phần rễ, cắt ngắn và rửa sạch. Sau đó, cho vào nấu sôi trong vòng 1 tiếng. Sau đó, lọc lấy nước 1. Còn phần bã, thêm nước và tiếp tục đun sôi 1 tiếng nữa. Tiếp đó, lọc lấy nước, bỏ bã và trộn chung nước sắc 1 và 2, nấu cô thành cao mềm. Cuối cùng thêm một lượng bột vừa đủ, trộn đều và vo thành viên. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 16 – 20 gram, trước bữa ăn.
Thành phần hóa học: Ké đầu ngựa có những thành phần chính như saponin, alcaloid, iod và chất béo.
Tính vị: Tính ấm, vị đắng, hơi có độc.
Quy kinh: Phế.
Tác Dụng Của Ké Đầu Ngựa:
Trong Đông Y, ké đầu ngựa là một loại thảo dược có vị ngọt, tính ôn, chưa được rất nhiều loại bệnh như:
- Làm giảm thân nhiệt, giảm cường độ co bóp tim, lợi tiểu. Cây ké đầu ngựa thường được dùng với đinh lịch, thương nhĩ để chữa các bệnh về đường tiết niệu.
- Rễ cây có tác dụng giảm đường huyết. Ngoài ra rễ cây ké đầu ngựa còn có thể chữa các bệnh như ung thư hay lao hạch.
- Chống dị ứng và có thể kháng histamin. Cây ké đầu ngựa thường được dùng với cam thảo, sinh địa, hoàng cầm để chữa trị các chứng dị ứng.
- Có tác dụng ức chế thần kinh trung ương bởi cây có chứa chất xanthumin.
- Kháng viêm nhờ ꞵ-sitosterol-D-glucosi. Cây ké đầu ngựa có tác dụng rất tốt trong việc chữa lỡ loét hay mụn nhọt nhờ các kháng viêm này.
Năm 1969, 1970, Việt Nam đã chế biến thành công viên chữa bướu cổ từ cao ké. Ngoài ra cây thuốc này còn có tác dụng tán phong, giúp ra mồ hôi, có tác dụng trong việc chữa phong hàn, phong thấp, mờ mắt, đau nhức. Chúng còn có tác dụng chữa đau họng, đau răng, hắc lào, lỵ. Lá cây có thể dùng làm săn, lợi tiểu, dùng để chữa bệnh giang mai, lao hạch.
Rễ có thể chế biến dùng trong việc trị ung thư và bệnh lao hạch. Quả và hạt có thể tán nhỏ làm thành phần thuốc mỡ để chữa các bệnh về da như ngứa, vết sâu bọ cắn hay ghẻ. Dầu ké có tác dụng chữa bệnh về bàng quang. Nước ép từ cây có thể chữa sốt rét, bệnh về đường tiết niệu.
Cách Dùng Ké Đầu Ngựa:
- Ké đầu ngựa được dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc cao. Liều lượng dùng từ 10 – 16 gram mỗi ngày. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cũng nên lưu ý, nên kiêng thịt ngựa và lơn khi uống thuốc.
Ké Đầu Ngựa Và Những Bài Thuốc Quý:
- Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau khớp, thiên về thấp tà, sưng đau tê bại, đau nặng nhưng không di chuyển chỗ đau; nhức đầu do cảm lạnh: ké đầu ngựa 8 – 12g. Sắc uống.
- Hỗ trợ điều trị khớp sưng đau: thương nhĩ, dùng lá, phơi trong râm cho khô, tán bột, mỗi lần dùng 200g, thêm 50g gạo, nấu thành cháo, nghiền nát, trộn thuốc bột làm thành viên. Ngày uống 16 – 20g, lúc đói.
- Hỗ trợ điều trị thấp khớp, viêm khớp: ké đầu ngựa 10g, vòi voi 20g, lá lốt 10g, ngưu tất 10g. Tán bột, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê (8g), hãm với nước sôi, uống ngày 2 lần.
- Hỗ trợ điều trị viêm đa khớp tiến triển: ké đầu ngựa 12g, ngưu tất 16g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 12g, cành dâu 12g, tỳ giải 12g, cà gai leo 12g, lá lốt 10g. Sắc uống, ngày 1 thang.
- Hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi, chảy nước mũi, viêm mũi: ké đầu ngựa 8g, tân di 8g, bạch chỉ 12g, bạc hà 4g. Sắc uống.
- Hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi, họng đau, nhức đầu, tắc mũi, ngạt mũi: ké đầu ngựa 20g, bạch chỉ 6g, hoàng kỳ 30g, kinh giới 10g, tế tân 4g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Sắc thuốc lấy nước, cho vào nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường. Ngày ăn 1 lần, đợt 7 – 10 ngày.
- Hỗ trợ điều trị viêm mũi xuất tiết, đờm đặc vàng, niêm mạc mũi sưng phù nề, đau đầu, đau vùng cánh mũi: ké đầu ngựa 12g, chi tử 20g, bạc hà 6g, tân di 12g. Tán bột, mỗi lần dùng 2 thìa cà phê, hãm cùng với chè uống ngày 2 lần. Đợt dùng 7 – 20 ngày.
- Hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng: 10 – 16g ké đầu ngựa, 30g kim ngân hoa, 15g cây cứt lợn. Mỗi lần nấu với 4 chén nước sắc còn 1 chén để uống, ngày nấu 2 lần để trị một số trường hợp viêm mũi dị ứng. Lưu ý đối với người bị lạnh bàn chân phải kèm thêm việc ngâm chân trong nước ấm 10 phút mỗi tối.
- Hỗ trợ điều trị mũi sưng trướng kèm đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều: ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, ty qua đằng (dây mướp gần gốc). Sắc uống ngày 1 thang.
- Hỗ trợ điều trị đau răng: quả ké đầu ngựa (liều vừa phải), sắc nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi, làm nhiều lần trong ngày.
- Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, chốc lở: ké đầu ngựa 10g, kim ngân 20g đóng gói 30g. Ngày dùng một gói, hãm với 500ml nước sôi, uống làm nhiều lần. Trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.
- Hỗ trợ điều trị trẻ nhỏ bị chốc lở, mụn nhọt: thương nhĩ tử, kim ngân hoa, đều 12g, sắc uống.
- Hỗ trợ điều trị mày đay mọc nhiều chỗ: ké đầu ngựa 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo.
Kiêng kỵ: người huyết hư gây đau đầu choáng váng, đau mỏi toàn thân không được dùng. Dược liệu có độc nên chú ý liều dùng. Không dùng dược liệu đã mọc mầm.
Phân Phối Ké Đầu Ngựa Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Ké Đầu Ngựa Giá: 160.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Ké Đầu Ngựa Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Ké Đầu Ngựa Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Ké Đầu Ngựa Và Những Bài Thuốc Quý”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Cẩu Tích, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Ngũ Gia Bì, Kê Huyết Đằng, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Cốt Toái Bổ, Thổ Phục Linh.
Trả lời