Gan Và Chức Năng Của Gan

chuc-nang-cua-gan

Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể với hàng trăm chức năng khác nhau trong cơ thể. Gan là một cơ quan nằm phía trên bên phải ổ bụng. Phía trên gan tiếp giáp với cơ hoành, phía dưới là ruột non và ruột già. Phía trước bên trái tiếp giáp với dạ dày, phía sau bên phải là thận phải.

Vài Yếu Tố Và Quan Điểm Chính Về Gan:

  • Là cơ quan lớn nhất trong cơ thể (nếu không kể da).
  • Nằm bên tay phải, dưới lồng ngực phải.
  • Đóng nhiều vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo trì sức khỏe của chúng ta.
  • Là cơ quan chính để thanh lọc độc tố.
  • Là cơ quan quan trọng nhất trong việc chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau.
  • Là cơ quan chính bào chế một số chất đạm, chất mật, chất acid mỡ, v.v.

Một Số Thông Tin Hữu Ích Có Thể Bạn Quan Tâm:

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Phòng Ngừa Bệnh Gan Bằng Cách Nào ?
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Dinh Dưỡng Cho Người Viêm Gan
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Xơ Gan

Cấu Tạo Của Gan:

  • Là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể (sau da). Gan đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Tùy theo kích thước và trọng lượng của mỗi cá nhân, gan có sức nặng từ 1.100 đến 1.800 gram. Gan phụ nữ nhỏ hơn gan đàn ông.
  • Nằm dưới lồng ngực phải, cách phổi bởi hoành cách mô (diaphram). Theo truyền thống, gan vẫn được chia thành 2 thùy chính (lobes), thùy phải và thùy trái, dựa theo vị trí của dây chằng liềm (falciform ligament). Dây chằng này nối liền gan với hoành cách mô và thành bụng trước. Tuy nhiên, sự phân chia này không tương ứng với cơ cấu của lá gan, nên ngày nay, người ta chia lá gan thành 8 khúc (segment) dựa vào những phân phối của mạch máu.  
  • Được bao bọc chung quanh bởi vỏ bên ngoài chứa đựng nhiều dây thần kinh, tên là Gibson’s Capsule. Với một cơ cấu và hệ mạch phức tạp, gan được xem là một cơ quan kỳ diệu (wonder organ). Tuy thế, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, nên nếu bị tổn thương, bệnh thường không gây ra một triệu chứng nào cả. Chỉ trừ trong trường hợp, khi gan bị “sưng phồng” lên, vỏ Gibson sẽ bị kéo căng ra, gây ra những cơn đau “tưng tức” hoặc khó chịu ở vùng bụng trên nằm bên phải, giáp giới với lồng ngực dưới.
  • Ðây là một số trường hợp của viêm gan cấp tính hoặc khi lá gan “sưng lớn” vì bị suy tim bên phải (right heart failure). Gan được che chở và bảo vệ bởi xương sườn, nên nếu trong trường hợp bị té ngã hoặc tai nạn, sẽ đỡ bị dập nát hơn những cơ quan khác trong bụng như tụy tạng, lá lách…
  • Là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau: 30% từ tim và 70% từ tĩnh mạch cửa (portal vein). Máu từ tim với các dưỡng khí và nhiên liệu sẽ nuôi dưỡng các tế bào gan. Máu đến từ tĩnh mạch cửa nhận máu từ những cơ quan như bao tử (stomach), lá lách (spleen), tụy tạng (pancreas), túi mật (gallbladder), ruột non (small intestine), ruột già (colon), cũng như các cơ quan khác nhau trong bụng.
  • Vì là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa, gan đã trở thành “nhà máy lọc máu” chính và quan trọng nhất trong cơ thể. Thức ăn và tất cả các nhiên liệu, vì thế, sẽ phải đi qua gan trước để được thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau. Ðây cũng là nguyên nhân chính mà ung thư từ nhiều cơ quan và bộ phận khác có thể lan sang gan một cách dễ dàng.
  • Gan của một người bình thường có khoảng 100 tỷ tế bào. Khi xem dưới kính hiển vi, người ta thấy gan được tạo nên từ nhiều tiểu thuỳ gan có hình lục giác là tĩnh mạch trung tâm, nơi hội tụ các dãy tế bào gan. Đầu kia của dãy tế bào gan là khoang cửa, nơi chứa các nhánh của tĩnh mạch cửa, động mạch gan và ống mật.
  • Ở giữa các dãy tế bào gan là các cấu trúc xoang mạch dẫn lưu máu từ khoang cửa đi đến tĩnh trung tâm. Các dãy tế bào gan này lại xếp chồng lên nhau thành từng lớp. Giữa 2 tế bào trên và dưới là các đường rãnh chứa dịch mật do gan tiết ra cùng với các chất được thải qua mật. Mật chảy theo các đường rãnh này đến đổ vào các ống mật ở khoang cửa, rồi vào những ống mật lớn hơn. Sau đó, mật tiếp tục đi vào ống gan trái, ống gan phải, xuống ống mật chủ và cuối cùng đến ruột non qua một lỗ mở gọi là cơ vòng Oddi.

Chức Năng Của Gan:

Gan thực hiện 4 chức năng chính là chức năng chuyển hóa, chức năng dự trữ, chức năng tạo mật, và chức năng chống độc.

Chuyển Hóa Glucid

  • Ðường là nguồn năng lượng chính cho não, hồng cầu, bắp thịt và thận. Ðường trong thức ăn nằm dưới nhiều dạng khác nhau như đường đơn (monosaccharide), đường đôi (disaccharide), và tinh bột. Từ hệ thống tiêu hóa, đường đơn được hấp thụ thẳng vào máu và có thể được tiêu thụ ngay lập tức.
  • Ðường trong đa số các loại thực phẩm và trái cây thường nằm dưới dạng đường đôi. Ðường đôi như lactose, sucrose cần phải được tách ra thành đường đơn trước khi được hấp thụ. Tinh bột cũng là một dạng tồn trữ chất đường trong nhiều loại thực vật khác nhau. Trong hệ thống tiêu hóa, tinh bột được chuyển hóa thành nhiều đơn vị đường khác nhau.
  • Glucid từ ruột theo tĩnh mạch cửa về gan chủ yếu là glucose, còn lại là galactose và fructose. Fructose và galactose sẽ được gan chuyển thành glucose trước khi sử dụng. Ngoài ra, gan có thể tạo glucose từ các acid amin sinh đường, acid béo, glycerol, và acid lactic. Các chất này sẽ được chuyển thành acid pyruvic hoặc phosphopyruvic rồi thành glucose-6-phosphat trước khi chuyển thành glucose.
  • Khi sự cung cấp chất dinh dưỡng từ hệ thống tiêu hóa bị gián đoạn, gan là cơ quan chính chế tạo và cung cấp chất đường cho cơ thể, nhất là cho bộ não. Khi gan bị chai, khả năng biến hóa chất đường bị tổn thương dễ đưa đến sự tăng giảm thất thường của chất đường trong máu.

Chuyển Hóa Lipid

  • Gan đóng một vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và chuyển hóa lipid từ thức ăn thành lipoprotein. Những chất này là những thành phần cơ bản của nhiều chất hóa học và kích thích tố khác nhau. Ngoài ra, gan còn tổng hợp cholesterol, cholesteroleste, phospholipid, triglycerid. Phospholipid và lipoprotein là các dạng vận chuyển lipid chủ yếu của cơ thể. Cholesteroleste là dạng vận chuyển acid béo.

Chuyển Hóa Protid

  • Gan là cơ quan chuyển hóa cũng như dự trữ protid. Chuyển hóa protid ở gan xảy ra rất mạnh mẽ bao gồm 2 quá trình: chuyển hóa acid amin và tổng hợp protein.
  • Gan tổng hợp albumin – là chất tạo áp lực keo của huyết tương làm áp lực cho nước được giữ lại trong lòng mạch máu. Khi gan bị suy yếu, nồng độ albumin trong máu giảm thấp cho nên áp lực keo cũng bị giảm theo.
  • Vì vậy, nước từ trong lòng mạch máu sẽ thoát ra ngoài làm cho cơ thể bị sưng phù, thường thấy rõ là phù ở hai chân và nếu nước thấm vào trong ổ bụng sẽ đưa ra báng bụng hay còn gọi là cổ trướng. Ngoài ra albumin còn hoạt động như những cỗ xe chuyên chở các chất khác nhau đi khắp cơ thể.
  • Tổng hợp các yếu tố đông máu – gan là nơi sản xuất prothrombin, fibrinogen và các yếu tố đông máu số V, VII, IX, X từ vitamin K, giúp đông máu để bịt kín làm cho vết thương ngưng chảy máu. Nếu gan bị hư hại, nó không sản xuất đủ các chất này, bệnh nhân sẽ dễ bị những vết bầm xanh tím trên da, khi bị suy gan nặng quá trình đông máu bị rối loạn, cơ thể rất dễ bị xuất huyết.

Tổng Hợp Chất Mật

  • Chất mật (bile) sau khi được chế tạo trong tế bào gan, sẽ được cô đọng và dự trữ trong túi mật. Sau mỗi bữa cơm, chất mật sẽ theo ống dẫn mật đi xuống tá tràng, trà trộn với thức ăn và giúp cơ thể nhũ hóa các chất béo. Khả năng sản xuất chất mật của người bị chai gan sẽ từ từ giảm dần gây ra trở ngại trong vấn đề hấp thụ chất mỡ và chất béo. Vì thế, họ sẽ dần dần mất ký rồi trở nên thiếu dinh dưỡng cũng như thiếu những vitamins tan-trong-mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu vitamin K, họ sẽ dễ bị chảy máu hơn.

Tóm lại, gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan được so sánh như người lính dũng cảm, canh gác những tiền đồn, giao tranh và phân giải tất cả các hóa tố đến từ hệ thống tiêu hóa, cũng như những cặn bã từ những hệ thống khác “lang thang” trong máu.

Vì thế, một trong những nhiệm vụ chính của gan là thanh lọc độc tố. Tuy nhiên, vì không hoàn toàn là một “bộ phận siêu Việt”, gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác nhau. May mắn thay, với khả năng tự tái tạo, trong đa số trường hợp viêm gan kinh niên (còn được gọi là mãn tính), gan vẫn tiếp tục hoạt động một cách tương đối bình thường trong một thời gian lâu dài.

Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “gan và chức năng của gan”.

Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet

Lưu

Có Thể Bạn Quan Tâm

Chat Zalo
0823535666