Địa Chỉ Bán Hương Phụ Nguyên Chất:
|
Bán Hương Phụ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Hương Phụ Giá: 300.000 Đ / Kg
Giao Hàng Toàn Quốc - Thanh Toán Tại Nhà
Hương Phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt, vào hai kinh can và tam tiêu. Có tác dụng hỗ trợ lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (hỗ trợ làm hết đau), hỗ trợ điều trị khí uất và ngực bụng trướng đau.
Thành Phần Hoá Học Có Trong Hương Phụ:
- Hương phụ chứa tinh dầu 0,3 – 2,8 %, flavonoid 1,25 %, tannin 1,66 %, các acid phenol (acid p-coumaric, acid ferulic, acid vanilic, acid p-hydroxybenzoic), alkaloid 0,21 – 0,24 %, glycoside tim 0,62 – 0,74 %.
- Ngoài ra, Hương phụ còn có chất đắng (hệ số chất đắng 1,333), pectin 8,7 %, tinh bột 9,2 %, chất béo 2,98 % mg, acid hữu cơ 3,25 %, protein, vitamin C 8,8 % mg, nhiều nguyên tố vi lượng (Vũ Văn Điền, 1994).
- Cũng theo tác giả trên, Hương phụ mọc ở một số nơi ở Việt Nam chứa tinh dầu 0,54 %, alkaloid 0,104 %, glycoside tim 0,750 %, saponin 0,041 %, flavonoid 0,720 %.
Mô Tả Cây Hương Phụ:
- Cỏ sống dai, cao 20 – 30 cm. Thân rễ hình chỉ, nằm bò sát dưới mặt đất, từng đoạn phình thành củ hình trứng, từ củ mọc lên thân khí sinh. Thân nhẵn, hình ba cạnh. Lá nhỏ, hẹp, và dài, gốc có bẹ ôm thân, đầu lá thuôn nhọn, gân chính rõ.
- Cụm hoa ở đỉnh, phân nhánh nhiều thành những bông xếp dạng ngù, bông kép hay cờ không đều; mỗi bông có trục nhẵn mang 3 – 20 bông nhỏ, các bông nhỏ gồm nhiều hoa, trục bông nhỏ có cánh; mỗi hoa mọc ở kẽ một lá bắc còn gọi là vảy, các vảy có màu nâu xếp thành dãi ở trên trục, hình trái xoan tù; hoa không có đài và tràng; nhị 3, bao phấn hình dải thuôn; bầu thượng, có một ô, một noãn, vòi nhụy hình chỉ, đầu nhụy dài. Quả bế có 3 cạnh, màu đen nhạt, chứa 1 hạt. Mùa hoa quả: tháng 3 – 7.
- Loài Hương phụ sống ở bãi cát ven biển, có tên là Hương phụ biển hay Hải Hương phụ (Cyperus stoloniferus Retz.), cũng được dùng nhưng có chất lượng tốt hơn.
Phân Bố, Thu Hái Và Chế Biến Hương Phụ:
- Cyperus L. là một chi lớn, gồm khoảng 700 loài, phân bố rộng rãi khắp thế giới. Ở Việt Nam có 45 loài, trong đó có 2 loài Hương phụ và Hương phụ biển được dùng làm thuốc với cùng công dụng.
- Hương phụ phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Ở Việt Nam, Hương phụ có mặt khắp nơi, trừ vùng núi cao trên 2000 m, Hương phụ biển lại mọc tập trung trên các bãi cát, đất pha cát ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, ở các đảo và quần đảo như Cát Bà, Hòn Mê, Hòn Khoai, Hòn Hèo, Phú Quốc, Côn Đảo, Trường Sa…
- Cả hai loài Hương phụ này đều có thể sống được trên mọi loại đất. Hương phụ biển có khả năng chịu hạn và chịu mặn tốt. Với hệ thống thân rễ phát triển nhanh và đặc điểm của cây ưa sáng, nếu bị một loại cây khác phát triển nhanh hơn, che phủ kín mặt đất, Hương phụ sẽ không phát triển được.
- Hàng năm, các vùng biển từ Thanh Hóa trở vào có khả năng cung cấp từ 50 đến 100 tấn Hương phụ cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.
- Thường thu hái vào mùa thu. Sau khi thu hái, vun củ thành đống để đốt, lá và rễ con sẽ cháy hết, lấy những củ còn lại, phơi hay sấy khô, có thể luộc hay đồ kỹ rồi phơi khô.
- Theo y học cổ truyền, trước khi sử dụng, Hương phụ cần được chế biến. Có thể chế biến theo lối tứ chế (tẩm sao lần lượt bằng 4 phụ liệu khác nhau) hoặc thất chế (tẩm sao bằng 7 phụ liệu khác nhau).
- Phương pháp tứ chế được dùng phổ biến hơn. Cách làm như sau: Loại bỏ hết rễ con và tạp chất, rửa sạch, phơi ráo nước, rồi chia đều làm 4 phần. Tẩm một phần bằng nước muối 5 %, một phần bằng nước gừng 5 %, một phần bằng giấm và một phần bằng rượi 35 – 400. Tẩm vừa đủ ướt, ủ riêng mỗi phần trong 12 giờ, rồi sao vàng. Khi dùng, để riêng từng phần hoặc trộn lẫn 4 phần với nhau tùy theo cách chữa bệnh.
Bộ Phận Dùng Của Hương Phụ:
- Thân rễ đã loại bỏ rễ con và lông, phơi hay sấy khô của cây Hương phụ (Cyperus rotundus L.), hoặc cây Hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz.).
Tính Vị, Quy Kinh Của Hương Phụ:
- Vị cay hơi đắng, hơi ngọt, tính bình. Qui kinh Can, Tam tiêu.
- Sách Danh y biệt lục: vị ngọt hơi hàn không độc.
- Sách Trần Nam bản thảo: tính hơi ấm, vị cay.
- Sách Bản thảo cương mục: khí bình, vị cay hơi đắng, hơi ngọt. Qui kinh Thủ túc Quyết âm, thủ thiếu dương, kiêm hành 12 kinh nhập mạch phần khí.
- Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 4 kinh: Phế, can, tỳ, vị.
- Sách Bản thảo cầu chân: chuyên nhập can đởm kiêm nhập phế.
Công Dụng Của Hương Phụ:
- Theo Đông y, Hương phụ vị cay, hơi đắng, ngọt, vào hai kinh can và tam tiêu. Có tác dụng hỗ trợ lý khí, giải uất, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ngực bụng trướng đau.
- Hương phụ là một vị thuốc được dùng khác phổ biến trong y học cổ truyền, với nhận định: “nam bất thiểu Trần bì, nữ bất ly Hương phụ” có nghĩa là chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu trần bì và chữa bệnh cho nữ giới không thể thiếu Hương phụ.
- Vị Hương phụ qua các phương pháp sao tẩm khác nhau, có tính năng công dụng không giống nhau. Hương phụ sống (chưa qua chế biến) có tác dụng giải cảm. Hương phụ sao đen có tác dụng cầm máu trong trường hợp rong kinh, Hương phụ tẩm nước muối sao chữa bệnh về huyết, tẩm đồng tiện (nước tiểu trẻ em) sao, có tác dụng giáng hỏa trong chứng bốc nóng, tẩm giấm sao có tác dụng tiêu tích tụ hỗ trợ điều trị các trường hợp huyết ứ, u bầm, và tẩm rượu sao có tác dụng tiêu đờm. Hương phụ tử chế (tẩm muối, đồng tiện, giấm, rượu) được dùng chữa các chứng bệnh của phụ nữ.
Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách Danh y biệt lục: “Chủ hưng trung nhiệt, sung bì mao, cứu phục lợi nhân, trưởng tu mi”.
- Sách Thang dịch bản thảo: ” Hương phụ huyết trung chi khí dược dã. Dùng trong bài thuốc băng lậu, là thuốc ích khí mà chỉ huyết cũng có thể khử huyết ngưng. Cùng Ba đậu dùng trị tiết tả không cầm cũng trị đại tiện không thông là cùng một ý.”
- Sách Bản thảo cương mục: ” lợi tam tiêu giải lục uất, tiêu ẩm thực tích tụ, đàm ẩm bí mãn, phù thũng phúc trướng ( mu bàn chân phù, bụng trướng), cước khí, các chứng đau tim, dau bụng,đau lợi răng,đau chân tay, đầu mặt, tai…, phụ nhân băng lậu đới hạ, kinh nguyệt không đều, bách bệnh của phụ nữ trước và sau sinh.”
- Sách Bản thảo cầu chân: “Hương phụ chuyên khai uất tán khí cùng Mộc hương hành khí, mao đồng thực dị ( bên ngoài giống mà thực chất khác). Mộc hương đắng nhiều nên thông khí mạch, Hương phụ đắng không nhiều nên giải uất tốt.”
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Tác dụng đối với tử cung: một số nghiên cứu trên tử cung cô lập của thỏ, mèo, chó và chuột bạch đã chứng minh hương phụ có khả năng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung dù con vật có thai hay không có thai đều như nhau, gần như có tác dụng trực tiếp làm cơ tử cung dịu lại. So sánh tác dụng của cao lỏng hương phụ và cao lỏng đương quy thì tác dụng giống nhau, nhưng tác dụng của đương quy mạnh hơn.
- Đối với kinh nguyệt: tinh dầu có hoạt tính nhẹ của kích thích tố nữ, vì vậy, Hương phụ thường được dùng làm thuốc điều kinh (Trung dược học).
- Giảm đau, an thần kinh: cồn chiết xuất hương phụ có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt nhẹ. Có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh (Trung dược học).
- Tinh dầu Hương phụ có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lî Sonner. Chất chiết xuất thuốc có tác dụng đối với một số nấm.
Những Ai Nên Dùng Hương Phụ ?
- Phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
- Người tiêu hóa kém, ăn không tiêu.
Cách Dùng Hương Phụ:
- Dùng 6 – 12 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày.
- Lưu ý: Không dùng cho người âm hư huyết nhiệt, khí hư. Không có khí trệ không dùng.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Gừng, Bột Quế, Cao Atiso, Cao Atiso Trường Xuân, Cao Chè Vằng, Lá Sen, Hồng Hoa, Lá Hồng Rừng, Lá Tắm Người Dao, Lá Huyết Dụ, Tam Thất Nam, Trà Hoa Hồng, Cây Ích Mẫu.
Để lại một bình luận