Địa Chỉ Bán Chè Đắng Cao Bằng Nguyên Chất:
|
Bán Chè Đắng Cao Bằng Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Chè Đắng Cao Bằng Giá: 360.000 Đ / Kg
Chè Đắng hay còn gọi Khổ Đinh Trà có vị đắng, ngọt hơi chua, tính hàn, vào 3 kinh can, phế và vị. Có tác dụng hỗ trợ điều hòa khí huyết, mát gan, giảm mỡ trong máu, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, an thần, giảm căng thẳng thần kinh, giảm cân, dịch chiết có tác dụng kháng khuẩn cao.
Thành Phần Hóa Học Có Trong Chè Đắng:
- Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, trong lá Chè đắng có 5 nhóm chất là saponin, triterpen, flavonoit, axit hữu cơ, polysaccharit và carotenoit, trong đó các nhóm saponin và flavonoit có hàm lượng đáng kể.
- Ngoài một số hoạt chất chính khác với chè xanh, còn đại bộ phận các thành phần khác cũng tương tự như chè xanh, chỉ khác nhau về hàm lượng. Ví dụ trong chè đắng Cao Bằng có hàm lượng flavoonoid (chất có tác dụng hỗ trợ phòng chống lão hóa và ung thư) lại cao gấp 7 lần chè xanh.
Mô Tả Cây Chè Đắng:
- Cây gỗ cao 6-20m, có thể tới 35m, đường kính thân 20-60cm, có cây đạt tới 120cm. Cành thô, màu nâu xám, không có lông; nhánh non hình trụ tròn có nhiều gờ nhỏ. Lá đơn, mọc so le, dai như da, mỏng hình thuôn dài hoặc hình giáo ngược, có kích thước thay đổi: ở cây trưởng thành, lá thường dài 11-17cm, rộng 4-6cm; chóp lá có mũi nhọn ngắn hoặc tù, gốc hẹp dần; mép lá có răng dạng răng cưa nhỏ gần đều nhau, đầu răng màu đen, mặt tren màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, không lông; gân bên 10-14 đôi; cuống lá dài 1.5-2cm.
- Cụm hoa đực có trục dài cỡ 1cm, dạng ngù, thường có 20-30 hoa có cuống mảnh dài 4-5mm; dài hoa có đường kính cỡ 3mm; lá dài 4, hình trứng hoặc hình tròn dạng tam giác; cánh hao 4, hình trứng ngược, dài 3,5-4mm; nhị 4, ngắn hơn hay dài bằng cánh hoa. Cụm hoa cái dạng chùm giả, gồm 3-9 hoa, có cuống thô, dài 4-6mm. Quả hạch gần hình cầu, đường kính cỡ 1cm, ở trên cuống ngắn 2-3mm, khi chín màu đỏ. Hạt hình thuôn, dài 7mm, rộng 4mm, mặt lưng và mặt trên có vân và rãnh dạng mắt lưới.
Phân Bố Và Thu Hái Cây Chè Đắng:
- Chè đắng được trồng và mọc tự nhiên ở vùng núi phía Bắc gồm các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai (núi Hàm Rồng, thị xã Sa Pa), Cao Bằng, Ninh Bình (Cúc Phương, Đồng Cơn). Còn ở Trung Quốc (Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Nam tới tận đảo Hải Nam)…
- Chè đắng mọc rải rác trong rừng thường xanh cây lá rộng vùng núi đá vôi, ở ven suối hoặc trong rừng thưa bên sườn núi, ở độ cao 600-900m. Ra hoa vào tháng 2-4, có quả chín tháng 6-2.
Bộ Phận Dùng Của Cây Chè Đắng:
- Lá non và búp non sao thành trà uống, lá già hái về loại bỏ cuống thô, phơi khô dùng nấu uống.
Công Dụng Của Chè Đắng:
- Theo Đông y: Trà đắng có vị khổ cam (đắng ngọt), tính đại hàn (rất lạnh), vào 3 kinh Can, Phế và Vị. Có tác dụng tán phong nhiệt (giải nhiệt), thanh đầu mục (tỉnh táo đầu óc), trừ phiền khát. Dùng hỗ trợ điều trị đau đầu, giảm căng thẳng, đau răng, đau mắt đỏ, ù tai, nặng tai, kiết lỵ…
- Về tác dụng, sách Y lâm soạn yếu viết: Chữa chứng nhiệt, phát cuồng do thời khí; Theo sách Bản thảo cương mục thập di: Có tác dụng trừ phong, hoạt huyết và tuyệt thai (làm cho phụ nữ không có thai được).
- Theo sách Bản thảo tái tân: Có tác dụng tiêu thực hóa đờm, trừ phiền chỉ khát, lợi nhị tiện (đại tiện và tiểu tiện).
- Trung Quốc y học đại từ điển: Có tác dụng tán can phong, thanh đầu mục, chữa tai ù, tai nặng, tai chảy mủ…
- Chất cafeine có trong chè đắng có tác dụng hỗ trợ lên hệ thần kinh trung khu gây hưng phấn tinh thần, tư duy hoạt bát. Cafeine làm tăng cường co bóp cơ vân, làm hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, làm ức chế tái hấp thu của ống nhỏ thận gây lợi niệu.
- Theo y học hiện đại: những kết quả nghiên cứu mới đây công bố, chè đắng có tác dụng giảm cholestorol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn suy thoái chức năng tim và não, giãn khí quản, điều hòa mô mỡ, giảm tích tụ mỡ, làm cho cơ thể cân đối. Dịch chiết nước chè đắng có tác dụng kháng khuẩn cao.
Những Ai Nên Dùng Chè Đắng ?
- Người bị cảm mạo nhức đầu, viêm phế quản.
- Người bị căng thẳng, stress, cao huyết áp.
- Người bị béo phì, thừa cân.
Cách Dùng Chè Đắng:
- Dùng 3 – 5 gr rửa sạch, hãm nước uống hàng ngày.
Lưu Ý Một Số Trường Hợp Sau Đây Không Nên Dùng Chè Đắng:
- Bị cảm lạnh: Mùa đông là giai đoạn dễ bị cảm lạnh. Người bị cảm lạnh nên sử dụng những loại thức ăn và đồ uống có tính ôn nhiệt (ấm nóng) như gừng, quế, tía tô, kinh giới… để có thể trừ khử khí lạnh trong cơ thể. Nếu bị cảm lạnh, mà lại uống trà đắng, ắt sẽ cản trở quá trình phát tán phong hàn; sẽ khiến bệnh kéo dài, hoặc có thể dẫn đến những biến chứng ngoài sự mong muốn.
- Người tạng hàn (thể chất hư hàn): “Hư hàn” còn gọi là “dương hư”. Đó là tình trạng dương khí của cơ thể bị thiếu hụt, quá trình chuyển hóa, sưởi ấm, hóa sinh, phòng vệ… đều bị giảm sút ở mức độ nhất định. Thế nhưng, sau khi uống trà đắng vào, thì cảm giác sợ lạnh sẽ tăng lên nhiều; nói chung không có lợi đối với việc cải thiện thể chất. Thậm chí, mỗi khi uống vào, là sẽ bị đau bụng ỉa chảy.
- Viêm dạ dày, người già và trẻ nhỏ: Nói chung, ở những người bị viêm dạ dày – ruột mạn tính, thường có những biểu hiện mà Đông y gọi là “tỳ vị hư hàn”, khi bụng bị nhiễn lạnh hoặc ăn loại thức có tính hàn lương, rất dễ bị đau bụng ỉa chảy. Uống trà đắng, sẽ khiến các chứng trạng hư hàn càng thêm trầm trọng. Người cao tuổi dương khí đã suy, hoặc trẻ nhỏ dương khí vẫn còn non nớt, nói chung không nên uống trà đắng; vì uống trà đắng vào, dễ dẫn đến những tác dụng phụ bất lợi, như rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng ỉa chảy.
- Phụ nữ đang hành kinh: Cơ thể phụ nữ trong thời gian hành kinh, đang ở trong trạng thái mất máu, sức đề kháng của cơ thể những ngày này nói chung giảm xuống. Nếu uống trà đắng, một loại nước uống có tính đại hàn, dễ dấn tới tình trạng khí huyết ngưng kết, kinh huyết khó bài xuất ra ngoài, gây nên thống kinh (đau bụng khi hành kinh), thậm chí có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Còn những phụ nữ bị mắc bệnh thống kinh, ngay cả trong những ngày bình thường, khi không có kinh, nói chung cũng không nên sử dụng trà đắng.
- Sản phụ mới sinh đẻ: Phụ nữ vừa mới sinh con, cơ thể còn đang suy nhược, nói chung nên dùng nhiều thức ăn hoặc vị thuốc có tính ôn bổ. Trà đắng có tính đại hàn, không những không có lợi đối với sự phục hồi của tử cung, mà còn có thể gây tổn thương tỳ vị (chức năng tiêu hóa). Rất dễ dẫn đến tình trạng bụng lạnh đau triền miên, rất khó chữa khỏi.
- Cuối cùng, cũng nên lưu ý thêm một điều, theo “Trung Dược đại từ điển”, thực nghiệm trên động vật cho thấy, khổ đinh trà (trà đắng) có tác dụng chống thụ thai ở chuột, với hiệu suất lên tới 80-90%. Do đó chị em phụ nữ đang có thai hoặc chuẩn bị có con, tốt nhất là không nên sử dụng.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!
Hotline Hỗ Trợ: 0904.609.939 – 0985.607.333
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Trà Hoa Nhài, Trà Hoa Hồng, Trà Hoa Cúc, Giảo Cổ Lam.
Để lại một bình luận