Dấu Hiệu Của Bệnh Tiểu Đường: Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định ( có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.
Tiểu đường (đái tháo đường) hiện nay là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê của Bộ Y Tế trong 10 năm qua, số bệnh nhân mắc bệnh ở nước ta tăng 211%, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng bệnh nhân tiểu đường cao nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở những người trẻ tuổi hơn cũng dần tăng cao. Tuy vậy, không phải ai cũng biết rằng mình bị bệnh để có kế hoạch điều trị và chăm sóc hợp lý.
Bệnh tiểu đường có ba loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường tuýp 2 là phổ biến nhất, chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao nên hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà không hề hay biết.
Những Dấu Hiệu Của Bệnh Tiểu Đường:
Liên tục khát nước:
Bạn khát nước và uống nước khá nhiều nhưng cảm giác khát nước vẫn còn. Vì sao lại như thế ? Đó là do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày:
Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn số 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.
Sụt cân bất thường:
Cơ thể chúng ta giống như một cỗ máy vậy – cơ thể cần nhiên liệu để hoạt động. Và nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Đái tháo đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân. Trong trường hợp này, bạn nhớ kiểm tra cơ thể tổng quát liền nhé.
Đói và mệt mỏi:
Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.
Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm:
Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.
Thị lực yếu đi:
Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.
Ngoài ra, các triệu chứng khác như vết thương chậm lành hay chân tay bị tê hoặc ngứa rân rân như kiến bò cũng có thể là dấu hiệu mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, dù cơ thể bạn chưa có biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn có thể bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên có lịch khám sức khỏe định kỳ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hợp lý để phòng ngừa đái tháo đường ngay từ hôm nay.
Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường:
Insulin là hormone sản sinh bởi tuyến tụy, đóng vai trò giảm lượng đường trong máu bằng cách “mở cửa” cho các phân tử glucose tiến vào trong tế bào để cung cấp năng lượng. Ở người bị tiểu đường, quá trình này bị cản trở bởi nhiều vấn đề khác nhau.
Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 1:
Ở người bị tiểu đường tuýp 1, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, gây suy giảm nồng độ hormone này trong cơ thể. Lượng insulin quá thấp sẽ khiến glucose tiếp tục ở lại trong máu thay vì tiến vào tế bào, từ đó gây ra mức đường huyết cao.
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng các yếu tố di truyền và môi trường có thể dẫn đến tình trạng này.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2:
Trong bệnh tiền đái tháo đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào cơ thể trở nên kháng insulin và tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để chống lại sức đề kháng này. Thay vì di chuyển đến các tế bào, glucose sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến mức đường huyết tăng.
Tương tự đái tháo đường tuýp 1, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân bị tiểu đường tuýp 2 là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến vấn đề này, bao gồm:
Di truyền.
Yếu tố môi trường.
Thừa cân.
Trên 45 tuổi.
Lười vận động.
Đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường.
Bị tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc triglyceride cao.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ:
Trong thời gian mang thai, nhau thai sẽ tiết hormone để duy trì thai kỳ. Những hormone này khiến các tế bào trong cơ thể kháng insulin hơn.
Thông thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy vẫn không thể sản xuất kịp. Khi điều này xảy ra, lượng glucose đến các tế bào giảm và mức đường huyết tăng lên, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nếu bạn:
Thừa cân.
Trên 25 tuổi.
Từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc có con sinh ra nặng trên 4kg.
Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Với Dây Thìa Canh:
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thìa canh chứa rất nhiều chất hóa học có tác dụng tích cực đối với cơ thể con người:
Hoạt chất GS4 – Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4 bao gồm nhiều chất như acid gymnemic, một hoạt chất thuộc saponin triterpenoid.
Flavone.
Anthraquinone.
Hentri-acontane.
Pentatriacontan.
α và β- chlorophylls.
Phytin, resins, d-quercitol.
acid tartaric, acid formic, acid butyric.
Dây thìa canh chữa tiểu đường hiệu quả:
Trong dây thìa canh có chứa Acid gymnemic, chúng đóng vai trò kích thích sản sinh tế bào beta ở tuyến tụy, từ đó giúp tăng insulin, tạo điều kiện cho cơ thể thiết lập khả năng cân bằng đường huyết. Ngoài ra, chất này còn có thể ức chế việc hấp thụ đường ở ruột, từ đó không cho hấp thu vào máu.
Hoạt chất trong cây thuốc giúp kích thích enzyme tiêu thụ, giúp đạt hiệu quả giảm đường huyết trong máu. Vì vậy, giúp hỗ trợ tối đa việc chữa bệnh tiểu đường.
Bên cạnh Acid gymnemic, cây thuốc còn sở hữu peptide Gumarin giúp cho người dùng hạn chế hấp thu đường Glucose khi nhai lá cây thìa canh do Gumarin tác động vào vùng dưới đồi làm người ăn mất cảm giác vị ngọt và vị đắng trong một vài giờ.
Loại bỏ Cholesterol trong cơ thể:
Cholesterol là một chất gây ra nhiều bệnh có hại cho cơ thể con người. Cụ thể đó là các bệnh về tim mạch, máu nhiễm mỡ, tai biến mạch máu não, huyết áp cao, bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu không xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng đúng thuốc. Theo như các nghiên cứu, thành phần Gymnemic có tác động lên việc bài tiết cholesterol, LDL-c và triglyceride, chuyển hóa lipid rất hiệu quả giúp giảm mỡ thừa trong cơ thể.
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch:
Nếu lần đầu bạn nghe tới tên dây thìa canh thì chắc hẳn bạn sẽ nghĩ tới câu hỏi “cây thìa canh chữa bệnh gì?”. Một trong những câu trả lời đó là chúng có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch do khả năng chuyển hóa lipid và đào thải nhanh chóng qua phân của dịch chiết từ cây thìa canh.
Những Lưu Ý Khi Dùng Dây Thìa Canh:
Không nên tự ý thu hái thìa canh vì có hơn 3000 cây có hình dáng tương tự dây thìa canh.
Chọn dây thìa canh chuẩn bằng cách nhai thử lá tươi rồi ăn đồ ngọt, nếu bị mất vị ngọt thì đó là dây thìa canh chuẩn.
Chọn mua sản phẩm ở những nơi uy tín, có nguồn gốc và nơi trồng đảm bảo vệ sinh để tránh “tiền mất tật mang”.
Nếu cảm thấy váng đầu, hoa mắt, nguyên nhân của tình trạng này là do người dùng sử dụng quá liều khiến đường huyết bị giảm quá nhanh. Trường hợp này tốt nhất bạn hãy ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc.
Đầy bụng, khó chịu do người bệnh dùng nước sắc thìa canh để qua đêm dẫn đến thuốc bị hỏng, biến chất. Vì vậy, hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh nếu chưa có nhu cầu sử dụng nhé.
Thời gian sử dụng dây thìa canh tốt nhất trong ngày đó là sau bữa ăn khoảng 20 phút vì lúc này con người mới hấp thụ một lượng lớn đường vào cơ thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Dây thìa canh sẽ có tác dụng ổn định đường huyết trong máu.
Bạn nên sử dụng thìa canh dạng khô đun lên làm trà hay tán bột sẽ đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí nhất.
Những đối tượng không nên sử dụng là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, người bị tiêu chảy.
Phân Phối Dây Thìa Canh Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Dây Thìa Canh Giá: 70.000 Đ / Gói 500 Gr
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Dây Thìa Canh Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Dây Thìa Canh Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Dấu Hiệu Của Bệnh Tiểu Đường”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Hạt Methi, Mướp Đắng Rừng, Cỏ Ngọt, Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam, Lá Vối, Nụ Vối, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Trái Nhàu Khô.
Để lại một bình luận