Chứng Can Âm Thận Hư Là Gì ? Chứng can thận âm hư là tổng hợp nhiều bệnh lý xảy ra ở tạng can ( gan) và tạng thận. Người mắc bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng bất thường như đau hai bên mạn sườn, choáng váng, chảy máu chân răng… Tuy nhiên, cần thận trọng chẩn đoán phân biệt với các chứng bệnh khác để không điều trị sai bệnh.
1. Chứng Can Âm Thận Hư Là Gì ?
Chứng can thận âm hư là thuật ngữ chung được y học cổ truyền sử dụng để chỉ nhiều bệnh lý có liên quan đến tạng can ( gan) và tạng thận. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do can thận bất túc làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hai tạng, từ đó gây ra nhiều triệu chứng bất thường tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.
1.1. Nguyên Nhân Gây Chứng Can Thận Âm Hư:
Chứng can thận âm hư khởi phát khi có sự thiếu hụt xảy ra ở phần dịch âm của hai tạng can và thận. Trong cơ thể, đây là hai tạng lớn và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Một khi can âm không đủ thì thận âm cũng bị thiếu hụt.
Các nguyên nhân gây ra chứng can thận âm hư bao gồm:
Các tạng bị suy yếu, lão hóa theo tuổi tác. Càng lớn tuổi thì khí dịch âm của hai tạng can, thận cũng giảm dần và đến một lúc nào đó sẽ bị thiếu hụt.
Do bị trúng tà bệnh ôn nhiệt khiến can thận âm bị hư tổn.
Can thận âm hư do quan hệ tình dục quá độ. Lúc này hoạt động của thận bị quá tải dẫn đến suy kiệt.
Làm việc nặng nhọc khiến cơ thể bị lao lực quá độ và ảnh hưởng đến can thận âm.
Trẻ phát dục quá sớm khi thận chưa phát triển hoàn thiện. Mặc dù thận âm còn thiếu nhưng đã phải hoạt động với cường độ cao.
Ngoài ra, chứng can thận âm hư còn xảy ra sau khi mắc các bệnh lý ở gan, thận. Ví dụ như suy tuyến thượng thận, bệnh suy thận mạn tính, nhiễm trùng cầu thận, xơ gan…
1.2. Dấu Hiệu Nhận Biết Chứng Can Thận Âm Hư:
Triệu chứng can thận âm hư có thể không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Bạn nên thận trọng với chứng bệnh này khi gặp một trong các dấu hiệu dưới đây:
Choáng váng (Huyễn vựng): Triệu chứng này xảy ra khi khí huyết lưu thông lên não kém khiến bệnh nhân thường xuyên phải đối mặt với tình trạng choáng váng, xay xẩm mặt không nhìn rõ. Mỗi khi thay đổi tư thế một cách đột ngột, triệu chứng này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện tượng mờ mắt, quáng gà có thể xuất hiện về chiều tối.
Đau hai mạn sườn (hiếp thống): Cơn đau thường diễn ra âm ỉ kéo dài lâu ngày. Người lao động quá sức hoặc cơ thể hư yếu thường gặp triệu chứng này.
Đau lưng (Yêu thống): Cảm giác ê mỏi xuất hiện thường trực ở vùng lưng, đặc biệt là lưng dưới. Cơn đau tăng lên mỗi khi làm việc, hoạt động nặng và giảm khi nằm nghỉ.
Chảy máu chân răng (xỉ nục): Một số bệnh nhân mắc chứng can thận âm hư có dấu hiệu chảy máu chân răng. Máu có màu hồng nhạt chứ không đỏ sậm. Kèm theo đó là tình trạng lung lay, đau nhức răng.
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ: Máu kinh ra sớm hoặc chậm với số lượng ít, màu sắc nhợt nhạt. Các cơn đau bụng kinh âm ỉ cũng thường xuất hiện trong ngày “đèn đỏ”.
Âm hư nội nhiệt: Nóng trong người, mặt đỏ bừng, gan bàn tay bàn chân nóng rực. Quan sát nước tiểu thấy nóng đỏ, phân khô cứng. Mạch trầm sác.
1.3. Chứng Can Thận Âm Hư Có Nguy Hiểm Không ?
Chứng can thận âm hư nếu kéo dài có thể gây suy giảm sức đề kháng, khiến người bệnh trở nên dễ cáu gắt, không thể kiểm soát được cảm xúc dẫn đến những hành động tiêu cực.
Ngoài ra, chứng bệnh này còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như:
Gây rối loạn chức năng hoạt động của can dương và thận dương, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp, mạch máu.
Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tạng phế, làm suy giảm chức năng hô hấp. Hậu quả là người bệnh dễ dàng gặp phải các vấn đề ở đường hô hấp hơn so với những đối tượng khác.
Suy giảm chức năng của tỳ vị dẫn đến ăn uống không ngon miệng, kém tiêu hóa, chán ăn, cơ thể gầy yếu.
1.4. Chế Độ Ăn Uống Sinh Hoạt Cho Người Mắc Chứng Can Thận Âm Hư:
Để điều trị triệt để chứng can thận âm hư, bên cạnh việc tích cực phối hợp tốt với bác sĩ, thầy thuốc, người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh, phù hợp. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cần lưu ý:
Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý mua thuốc về uống mà chưa qua thăm khám dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị nhầm lẫn với các căn bệnh khác có triệu chứng tương tự.
Kiên trì chữa trị cho đến khi bệnh được chữa khỏi.
Kiêng sử dụng các thực phẩm có tác dụng bổ thận dương, chẳng hạn như thịt dê, hàu hay quả ớt chuông…
Duy trì chế độ ăn nhạt, hạn chế sử dụng nhiều muối khi chế biến thức ăn. Sử dụng quá nhiều muối sẽ khiến thận chịu nhiều áp lực và tổn thương nặng hơn.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống nhiều nước khi có biểu hiện khô miệng, háo nước, đi tiểu ít.
Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mắc chứng can thận âm hư.
Nghỉ ngơi đủ giấc, tránh lao động nặng nhọc.
Luyện tập thể chất với cường độ vừa phải mỗi ngày để cải thiện chức năng hoạt động của can thận âm và nâng cao sức khỏe.
2. Câu Kỷ Tử Tốt Cho Bệnh Thận:
- Theo Đông y, Kỷ Tử có vị ngọt, tính bình; vào kinh can và thận, có tác dụng tu dưỡng can thận, nhuận phế, ích tinh, minh mục. Dùng cho các chứng can thận âm hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt ù tai, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, liệt dương di tinh, bệnh tiểu đường, viêm gan mạn, vô sinh, đái đường…
Trích đoạn y văn cổ:
- Sách Bản thảo kinh tập chú: “bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo”.
- Sách Dược tính bản thảo: “bổ ích tinh bất túc, minh mục an thần”.
- Sách Thực liệu bản thảo: “trừ phong, bổ ích gân cốt, khử hư lao”.
- Sách Bản thảo cương mục: “tư thận, nhuận phế”.
- Sách Bản thảo kinh sơ: “chuyên bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích khí, là thuốc chủ yếu bổ can thận chân âm bất túc. là thuốc tốt ích tinh, minh mục”.
- Sách Cảnh nhạc toàn thư: “dùng với Thục địa là rất hay, thuốc làm sáng mắt, rõ tai, ích tinh cố tủy, kiêïn cốt cường cân, thiện bổ lao thương, chỉ tiêu khát, chân âm hư mà bụng rốn đau không khỏi, dùng nhiều rất hay”.
- Sách Trùng khánh đường tùy bút: “Câu kỷ tử chuyên bổ huyết, không dùng thuốc nào hơn ( chuyên bổ dĩ huyết, phi tha dược sở năng cập dã)”.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch không đặc hiệu. Trên súc vật thực nghiệm có tác dụng khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, kết quả nghiên cứu gần đây cho biết Kỷ tử có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của tế bào thực bào, tăng số lượng và hiệu giá kháng thể, chứng tỏ Kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide Kỷ tử.
- Có tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng tạo máu của chuột nhắt.
- Chất Betain là chất kích thích sinh vật cho vào thức ăn cho gà ăn có tác dụng tăng trọng và đẻ trứng nhiều hơn, cũng làm cho chuột nhắt tăng trọng rõ.
- Có tác dụng hạ cholesterol của chuột cống, chất Betain của thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống thoái hóa mỡ, hạ đường huyết.
- Chất chiết xuất nước của thuốc có tác dụng hạ huyết áp, ức chế tim, hưng phấn ruột ( tác dụng như cholin), chất Betain thì không có tác dụng này.
- Nước sắc Khởi tử có tác dụng hưng phấn tử cung cô lập của thỏ.
- Có tác dụng ức chế ung thư đối với chuột nhắt S180. Các tác giả Nhật bản có báo cáo năm 1979 là: lá và quả.
- Khởi tử có tác dụng ức chế tế bào ung thư trong ống nghiệm. Các tác giả Trung quốc trên thực nghiệm cũng phát hiện thuốc lá ( lá, quả và cuống quả của Kỷ tử Ninh hạ) có tác dụng ức chế ở mức độ khác nhau hai loại tế bào ung thư ở người.
Những Ai Nên Dùng Kỷ Tử ?
- Người thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Người can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
Cách Dùng Kỷ Tử:
- Dùng 8 – 25 gr rửa sạch, đun nước uống trong ngày hoặc có thể dùng ngâm rượu.
Tham Khảo Một Số Cách Dùng Kỷ Tử:
Kỷ Tử Được Dùng Làm Thuốc Trong Các Trường Hợp:
Tư thận, dục âm (bổ thận, nuôi dưỡng chân âm): Trị chứng thận hư tinh kém, lưng và xương sống đau buốt.
- Bài Hoàn câu kỷ: khởi tử, hoàng tinh liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước nóng.
Dưỡng can, minh mục (nuôi can, làm sáng mắt): Trị chứng can thận đều suy, mắt hoa, ra gió chảy nước mắt.
- Bài 1: Kỷ cúc địa hoàng hoàn: khởi tử 12g, cúc hoa 12g, thục địa 16g, đan bì 6g, sơn dược 8g, phục linh 8g, sơn thù 8g, trạch tả 8g. Nghiền thành bột, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối loãng hoặc nước nóng. Trị các chứng can thận âm hư, sốt về chiều, mồ hôi trộm, nhìn sự vật thấy hoa mắt, đau mắt khô rát.
- Bài 2: Rượu câu kỷ: khởi tử ngâm trong rượu 5 – 7 ngày, chắt ra. Ngày 2 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa canh. Trị yếu gan sinh đau mắt, ra gió chảy nước mắt; có tác dụng bổ dưỡng, chống yếu mỏi cơ, bảo vệ mỹ dung…
Món Ăn Và Bài Thuốc Từ Kỷ Tử:
- Chim câu hầm hoàng kỳ, kỷ tử: Khởi tử 30g, hoàng kỳ 60g, chim câu non 1 con. Chim câu làm sạch, cho hoàng kỳ, kỷ tử vào, hầm cách thủy, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.
- Cháo kỷ tử: Khởi tử 30g, gạo tẻ 100g; đường trắng, mật lượng thích hợp. Nấu cháo gạo tẻ và kỷ tử. Khi ăn thêm đường mật. Dùng cho các trường hợp đau lưng, tê bại hai chân, đau đầu, ù tai hoa mắt chóng mặt.
- Rượu kỷ tử nhân sâm ngũ vị tử: khởi tử 30g, nhân sâm 9g, ngũ vị tử 30g, rượu trắng 500ml. Các dược liệu ngâm trong rượu. Sau 7 ngày dùng được. Mỗi ngày uống 30 – 50ml, chia làm 1 hoặc 2 lần vào bữa ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, thiếu máu, viêm gan mạn, thị lực giảm.
Kiêng kỵ: Người có thực nhiệt (nhiễm trùng, viêm tấy), đàm thấp, tiêu chảy không dùng.
Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Kỷ Tử ( Câu Kỷ Tử ) Giá: 400.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Kỷ Tử Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Kỷ Tử Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Chứng Can Âm Thận Hư Là Gì ?”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Loại Thảo Dược Ngâm Rượu: Hạt Chuối Hột Rừng, Nấm Ngọc Cẩu, Nhục Thung Dung, Bạch Tật Lê, Cây Mật Gấu, Cây Tơm Trơng, Dâm Dương Hoắc, Đương Quy, Amakong, Ba Kích Tươi, Ba Kích Tím, Đỗ Trọng.
Để lại một bình luận