Cây Cứt Lợn Giá Bao Nhiêu ?

Cây Cứt Lợn Giá Bao Nhiêu ? là câu hỏi mà hiện nay được nhiều khách hàng quan tâm. Giá cả luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng khi tìm mua cây cứt lợn. Thông thường sẽ không có mức giá chung cho cây cứt lợn bởi mỗi địa chỉ khác nhau sẽ bán giá cây cứt lợn khác nhau. Hơn nữa chất lượng của cây cứt lợn cũng có nơi tốt, nơi không tốt vì vậy người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng. Giá cây cứt lợn có giá dao động từ 120.000 Đ – 150.000 / Kg.

Cây Cứt Lợn Giá Bao Nhiêu ?

Phân Phối Cây Cứt Lợn Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Bảng Giá Cây Cứt Lợn – Cây Cứt Lợn Giá Bao Nhiêu ?

Trọng Lượng ( Quy Cách Đóng Gói )
Đơn Giá
500Gr / Gói
120.000 Đ / Kg

Địa Chỉ Bán Cây Cứt Lợn Uy Tín:

Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cây Cứt Lợn Nguyên Chất

Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc

  • Văn Phòng Giao Dịch: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Showroom Tại Hà Nội: Số 34 Ngõ 23 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.
  • Showroom Tại Hải Phòng: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 082.3535.666 – 082.3435.888

Cây cỏ cứt lợn còn có nhiều tên gọi khác là cỏ hôi, cỏ cứt heo, cây bù xích, cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, thắng hồng kế, tên khoa học Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Do khi vò cây có mùi hôi gây nôn nên người ta đặt tên cây như trên. Một số người thấy cây cỏ cứt lợn có tác dụng tốt mà lại mang tên xấu xí như vậy nên đã đặt tên là cây hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị. Thực tế hoa ngũ sắc, ngũ vị thường dùng chỉ cây bông ổi (trâm hôi, tứ thời, tứ quý, trâm ổi, thơm ổi – Lantana camara L.).

Theo Đông y, cỏ cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.

Cách Dùng Cây Cứt Lợn Chữa Bệnh

Những Cách Dùng Cây Cứt Lợn Chữa Bệnh:

Trị gàu, giảm ngứa da đầu, làm tóc suôn mượt

Lấy 200g cây tươi đem nấu chung với 20g quả bồ kết nướng.

Dùng nước này gội đầu 3 lần trong tuần.

Điều trị bệnh viêm họng

Kết hợp cây cứt lợn và kim ngân hoa ( mỗi vị 20g), cam thảo đất (16g), lá giẻ quạt (6g).

Sắc một thang thuốc lấy 300ml nước chia 2 lần uống hết trong ngày.

Trị cảm mạo gây sốt (theo Quảng Tây trung thảo dược)

Chuẩn bị 60g cây cỏ hôi tươi.

Sắc nước chia 3 – 4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Chữa rong huyết ở phụ nữ sau sinh

Chuẩn bị 30 – 50g cây cứt lợn tươi.

Rửa sạch dược liệu, ngâm với nước muối pha loãng để tiệt trùng.

Giã nát, lọc lấy nước cốt uống làm 3 lần trong ngày.

Dùng thuốc trong 3 – 4 ngày liền để điều hòa kinh nguyệt, chấm rứt hiện tượng rong kinh sau sinh.

Điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Cách 1: Lấy lá cứt lợn giã nát rồi dùng bông gòn thấm nước nhét vào bên lỗ mũi bị bệnh.

Cách 2: Dùng 15 – 30g cành và lá khô của cây hoa cứt lợn sắc với 1/2 lít nước lấy 200ml. Khi thuốc còn đang bốc hơi mạnh, lấy xông mũi cho đến khi nguội thì chia 2 lần uống.

Cách 3: Chuẩn bị thang thuốc gồm có các thành phần 30g cây cứt lợn, 12g thương nhĩ tử (ké đầu ngựa), 20g kim ngân hoa và 16g cam thảo đất. Sắc lấy nước chia làm 3 lần uống. Dùng mỗi ngày 1 thang để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang từ bên trong.

Cách 4: Kết hợp 100g cây hoa cứt lợn với 10g lá chanh và 50g long não. Tất cả các vị trên dùng ở dạng tươi, đem sắc với 300ml cho cạn còn 100ml. Dùng xông mũi ngày 3 lần trong 10 ngày liên tục.

Chữa mụn nhọt độc gây sưng đau

Chuẩn bị 1 nắm cây cứt lợn ( dùng cả thân, lá, hoa ), rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ.

Trộn dược liệu chung với cơm nguội và 1 thìa muối, giã nát.

Dùng làm thuốc đắp trực tiếp lên khu vực có nhọt độc.

Băng gạc cố định lại, thay thuốc mỗi ngày 2 lần.

Chữa đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân ( theo Phúc Kiến dân gian thảo dược)

Cây cứt lợn đem rửa sạch, phơi khô.

Khi sử dụng lấy một nắm đốt cháy, đưa chỗ đau lại gần để hun khói.

Điều trị xuất huyết do ngoại thương

Dùng 1 nắm cây hoa cứt lợn, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối.

Giã nát đắp lên khu vực bị tổn thương ngày 2 lần.

Trị cảm mạo, sốt rét (theo Văn Sơn trung thảo dược)

Chuẩn bị cành và lá cây cỏ hôi khoảng 15 – 20g.

Sắc kỹ lấy nước đặc chia uống 2 lần trong ngày.

Điều trị bệnh ở yết hầu

Cách 1:

Dùng 30 – 60g lá của cây cứt lợn, giã nát.

Thêm vào 1 cốc nước đun sôi để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước cốt.

Số thuốc thu được chia làm 3 lần sử dụng. Khi uống pha thêm chút đường phèn cho vừa đủ ngọt.

Cách 2:

Hái lá cây hoa cứt lợn số lượng lớn, đem rửa sạch.

Phơi hoặc sấy khô thuốc rồi tán thành bột mịn.

Mỗi ngày 3 lần lấy một ít bột thuốc ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ cho trôi xuống cổ họng.

Chữa mụn nhọt có mủ nhưng chưa vỡ (theo Quảng Tây trung thảo dược)

Chuẩn bị: 1 nắm cứt lợn, 1 ít đường đỏ.

Cả hai cho vào cối giã chung, đắp vào nơi bị mụn nhọt.

Điều trị chứng “ngư khẩu tiện độc” (sưng hạch bên trái hoặc bên phải do bị giang mai)

Kết hợp 100 – 120g lá cây cỏ hôi và 15g trà bính.

Giã nát tất cả rồi đem sao nóng đắp vào khu vực bị bệnh.

Kiên trì áp dụng theo bài thuốc này đều đặn hàng ngày để mau thấy kết quả.

Điều trị bệnh viêm miệng áp tơ (nga khẩu sang ), mụn đinh nhọt sưng đau và tấy đỏ

Hái 10 – 15g cành và lá cây cứt lợn.

Rửa qua vài lần nước cho sạch hết đất cát, bụi bẩn.

Sắc lấy 500ml nước chia uống vài lần trong ngày cho hết.

Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, gãy xương (sau khi đã được băng cố định)

Hái 1 nắm cây hoa cứt lợn tươi rửa cho thật sạch sẽ, để ráo nước.

Giã nát, đắp vào khu vực bị đau nhức.

Điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu

Dùng cây cỏ cứt lợn và mã đề ( mỗi vị 20g ), bạch nhĩ thảo ( 16g ), râu ngô ( 12g, xa tiền (20g), cam thảo đất (16g).

Sắc mỗi ngày 1 thang uống làm 2 – 3 lần. Kết hợp uống nhiều nước để dễ dào loại bỏ viên sỏi ra ngoài

Chữa viêm nhiễm ở đường hô hấp

Thành phần của bài thuốc gồm 16g bạch nhĩ thảo, 20g cỏ cứt lợn, 12g lá bồng bồng.

Đem thuốc sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 1/3.

Chia 2 lần uống. Dùng khi còn ấm sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dạ dày

Dùng thang thuốc gồm 20g cây hoa cứt lợn, 30g cây cỏ mực, 30g kim nữu khấu, 30g bạch đầu ông, 15ml nước sắc cây ma phong.

Các vị thuốc rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt.

Trộn thêm nước cây ma phong vào chia uống sau bữa ăn sáng và tối.

Chữa băng huyết, chảy máu không ngừng ở phụ nữ sau sinh

Dùng 30 – 50 g cây hoa cứt lợn trắng hoặc tím, rửa và ngâm nước muối cho đảm bảo sạch khuẩn.

Xay lấy nước uống trong 3 – 4 ngày liền để cầm máu.

Điều trị bệnh chàm da ( eczema ), chốc đầu

Hái 1 nắm cỏ hôi tươi đem nấu với1000ml nước.

Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Chờ cho nước nguội lấy rửa vùng da bị tổn thương.

Lặp lại theo cách tương tự mỗi ngày 2 lần.

Điều trị viêm tai

Hái 1 nắm lá cứt lợn tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt.

Dùng tăm bông thấm nước cứt lợn nhẹ nhàng ngoái vào bên tai bị viêm.

Hình Ảnh Cây Cứt Lợn

Hình Ảnh Cây Cứt Lợn

Công Dụng Của Cây Cứt Lợn:

  • Theo Đông y, Cây Cứt Lợn có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.
  • Để hỗ trợ điều trị viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô 15 – 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.
  • Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để điều trị viêm xoang mũi mãn tính và dị ứng có kết quả, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.
  • Người ta còn dùng cỏ cứt lợn phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm, trơn tóc, sạch gàu.
  • Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ cây cứt lợn, bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tai mũi họng để có chẩn đoán chính xác (loại trừ trước các khối u mũi xoang) và hướng dẫn cách theo dõi khi tự dùng thuốc ở nhà.

Những Lưu Ý Khi Dùng Cây Cứt Lợn:

Không dùng cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần của cây cứt lợn

Dùng dược liệu đúng liều lượng, không nên nấu uống hàng ngày thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.

Tránh nhầm lẫn giữa cây cứt lợn với cỏ lào hoặc cây ngũ sắc bởi chúng có tên gọi gần giống nhau.

Phân Phối Cây Cứt Lợn Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Cây Cứt Lợn

Cây Cứt Lợn Giá: 120.000 Đ / Kg

Đặt Hàng

Giao Hàng Toàn Quốc - Thanh Toán Tại Nhà

Baner Giao Hàng Toàn Quốc

Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Cát Cánh, Mạch Môn, Chỉ Thực, Quả La Hán, Kha Tử.

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Cách Dùng Cây Cứt Lợn Chữa Bệnh
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Chữa Viêm Xoang Với Cây Cứt Lợn
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Địa Chỉ Bán Cây Cứt Lợn Nguyên Chất

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666