Cam Thảo Bắc Giá Bao Nhiêu ?

Cam Thảo Bắc Giá Bao Nhiêu ? là câu hỏi mà hiện nay được nhiều khách hàng quan tâm. Giá cả luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng khi tìm mua cam thảo bắc. Thông thường sẽ không có mức giá chung cho cam thảo bắc bởi mỗi địa chỉ khác nhau sẽ bán giá cam thảo bắc khác nhau. Hơn nữa chất lượng của cam thảo bắc cũng có nơi tốt, nơi không tốt vì vậy người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng. Giá cam thảo bắc có giá dao động từ 300.000 Đ – 350.000 / Kg.

Cam Thảo Bắc Giá Bao Nhiêu ?

Phân Phối Cam Thảo Bắc Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

Bảng Giá Cam Thảo Bắc – Cam Thảo Bắc Giá Bao Nhiêu ?

Trọng Lượng ( Quy Cách Đóng Gói )
Đơn Giá
500 Gram / Gói
300.000 Đ / Kg

Địa Chỉ Bán Cam Thảo Bắc Uy Tín:

Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Cam Thảo Bắc Nguyên Chất

Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc

  • Văn Phòng Giao Dịch: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Showroom Tại Hà Nội: Số 34 Ngõ 23 Giang Văn Minh – Ba Đình – Hà Nội.
  • Showroom Tại Hải Phòng: Ngã 5 Kiến An – Trần Nhân Tông – Hải Phòng.
  • Hotline: 082.3535.666 – 082.3435.888

Theo Đông y, Cam Thảo Bắc là một vị thuốc bổ khí, có vị ngọt, tính bình, nhập vào các kinh tâm, phế, tỳ ,vị, với công năng kiện tỳ, ích khí, nhuận phế, chỉ ho, giải độc chỉ thống. Vị thuốc còn có tác dụng giải độc trong cơ thể. Ngoài ra, cam thảo bắc còn có tác dụng điều vị trong phương thuốc, nhất là đối với những phương có các vị thuốc có vị rất đắng, khó uống như hoàng liên, xuyên tâm liên…

Cây thuộc giống thân thảo, có kích thước khoảng 1 – 1.5m, phân nhanh và chúng sống khá lâu năm. Lá cây là lá kép, hình bầu dục, dài khoảng 2 – 2.5 m, mặt lá khá nhắn. Cây ra hoa vào mùa hè hoặc đầu thu. Hoa của cam thảo khá bắt mắt, hình cánh bướm, phớt tím ở phần đuôi cánh hoa. Quả cam thảo bắc dược liệu hình cong như lưỡi liềm, có nhiều lông và màu nâu.

Cây cam thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành như Triệu Châu, Khánh Dương, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Kiến Bình, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang… Ngoài ra, cây cũng được trồng nhiều ở các tỉnh nước ta như Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hải Hưng và Hà Nội.

Hình Ảnh Dược Liệu Cam Thảo Bắc

Hình Ảnh Dược Liệu Cam Thảo Bắc

Những Tác Dụng Của Cam Thảo Bắc:

Tính vị: Có tính bình và vị ngọt.

Quy kinh:

Theo ghi chép của Lôi Công Bào Chích Luận: Cam thảo tác dụng vào kinh tâm.

Theo Thang Dịch Bản Thảo: Thuốc tác dụng vào kinh túc Thái âm, Quyết âm Can và túc Thiếu âm Thận.

Theo tài liệu ghi chép của sách cổ Bản Thảo Kinh Giải: Cam thảo tác dụng vào túc Thái âm và kinh thủ Thái âm Phế.

Theo Y học cổ truyền:

Giải độc, kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục.

Lợi khí huyết, hạ chí, chỉ khát, ôn trung và thông kinh mạch.

Định phách, dưỡng khí, ích tinh, thông cửu khiếu, lợi bách mạch và an hồn.

Ích khí, nhuận phế, thông hành 12 kinh và hoãn cấp.

Chỉ thống, chỉ khai và thanh nhiệt.

Theo nghiên cứu y học hiện đại:

Điều trị viêm da và nhiễm trùng: Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Iran, hoạt chất Glycyrrhiza glabra được chiết xuất từ rễ cây cam thảo có tác dụng chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus của cây cam thảo, giúp cải thiện bệnh chốc lở, viêm nang lông và viêm mô tế bào.

Chữa viêm loét dạ dày: Hoạt chất chống oxy hóa glabridin và glabrene có trong rễ cam thảo có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau và giúp làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng. Đặc biệt, chúng còn có công dụng làm giảm nhanh triệu chứng buồn nôn, ợ nóng do đau dạ dày gây ra. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy, chiết xuất từ cây cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày.

Điều trị viêm gan C: Glycyrrhizin có trong cây cam thảo có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm có thể giúp điều trị viêm gan C. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng giải độc và bảo vệ gan khỏi sự phá hủy của Carbon tetrachloride.

Chữa sâu răng: Cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.

Điều trị viêm họng và chỉ khát hóa đờm: Một vài thành phần hóa học chứa trong cam thảo có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm loãng đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng.

Tác dụng nội tiết tố.

Chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa.

Những Tác Dụng Của Cam Thảo Bắc

Những Tác Dụng Của Cam Thảo Bắc

Cam Thảo Bắc Vị Thuốc Đa Dụng:

  • Bổ trung ích khí thang: cam thảo Bắc 10g, hoàng kỳ 20g; đảng sâm, bạch truật, đương quy, thăng ma, sài hồ, trần bì, mỗi vị 6g. Làm viên hoàn mật ong, mỗi lần uống 15g, ngày 2 lần. Tác dụng kiện tỳ. Trị các chứng tỳ, vị hư nhược, trung khí hạ hãm, vô lực, kém ăn, tiêu chảy lâu ngày dẫn đến lòi dom; hoặc các chứng sa giáng tử cung, dạ dày, ruột… Thường sử dụng một liệu trình 3- 4 tuần, đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Quy tỳ thang: cam thảo Bắc, đương quy, viễn chí, mỗi vị 4g; bạch truật, hoàng kỳ, phục thần, hắc táo nhân, mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn. Trị các chứng tiêu hóa kém, ăn uống không biết ngon, người xanh gầy, kém ngủ, kèm theo đau bụng quặn, đi ngoài phân sống nát, nhất là vào lúc 3-4 giờ sáng. Có thể uống liền 3-4 tuần cho đến khi hết các triệu chứng.
  • Nhân sâm dưỡng vinh hoàn: cam thảo Bắc, đương quy, bạch thược, hoàng kỳ, nhục quế, trần bì, mỗi vị 10g; nhân sâm, bạch truật, thục địa, phục linh, ngũ vị tử, mỗi vị 7,5g; viễn chí 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần sau bữa ăn 1 giờ rưỡi đến 2 giờ. Tác dụng bổ khí, bổ huyết, trị chứng khí huyết lưỡng hư, người thiếu máu, da xanh gầy, cơ thể mệt mỏi, kèm theo kém ăn, kém ngủ; đặc biệt tốt đối với những người mới ốm dậy. Phương này cũng thích hợp cho người thường xuyên có cảm giác lạnh, chân tay lạnh, lưng gối lạnh, nhất là những người cao tuổi có sức khỏe yếu. Ngoài cách sắc, cũng có thể thêm mật ong làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần. Lưu ý, với tính chất làm thuốc bổ khí, kiện tỳ, cam thảo Bắc thường được sao với cám gạo, hoặc chích với mật ong.
  • Ma hạnh thạch cam thang: cam thảo Bắc, ma hoàng, hạnh nhân, mỗi vị 6g; thạch cao 18g. Sắc uống ngày 1 thang. Tác dụng trị ho, khó thở, khi sốt cao.
  • Chỉ khái tán: cam thảo Bắc 3g; bách bộ, tử uyển, bạch tiền, cát cánh, kinh giới, mỗi vị 9g; trần bì 6g. Sắc uống, ngày 1 thang. Tác dụng trị ho, nhiều đờm.
  • Nước sắc sinh cam thảo Bắc làm giảm các cơn co thắt đường tiêu hóa, như co thắt dạ dày, ruột gây đau đớn.
  • Cam thảo Bắc có tác dụng chống ôxy hóa, hạ đường huyết… nên dùng tốt cho người đái tháo đường týp II và xơ vữa động mạch do chứa các flavonoid. Tuy nhiên, dùng lâu dài gây giữ nước và muối trong cơ thể, dẫn đến phù nề nên hạn chế dùng cho người bị tăng huyết áp.
  • Cam thảo Bắc còn được sử dụng để “dẫn thuốc” vào kinh và giải độc tố cho cơ thể; dùng chế biến một số vị thuốc có độc tính lớn như sinh phụ tử.

Một Số Lưu Ý Khi Dùng Cam Thảo Bắc:

  • Các trường hợp cơ thể có xu hướng giữ nước như phụ nữ bị rối loạn nội tiết gây các hiện tượng phù nhẹ (lõm chân khi ấn nhẹ) hoặc các trường hợp sau khi sử dụng các chế phẩm dạng corticoid để trị các bệnh viêm nhiễm, dị ứng (hen suyễn), đau khớp… Vì bản thân các loại chế phẩm này đã có tác dụng giữ nước, nếu dùng cam thảo bắc sẽ làm tăng khả năng giữ nước trong cơ thể dẫn đến phù nề.
  • Các trường hợp viêm thận cấp tính hoặc mạn tính có các biểu hiện bị phù mí mắt, nặng mặt, tiểu ít… cũng không  dùng cam thảo bắc.
  • Các trường hợp viêm gan, xơ gan… đã có biểu hiện phù nề cũng không dùng cam thảo bắc.
  • Các trường hợp phù do tim cũng không được dùng cam thảo bắc.
  • Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định cũng không nên dùng cam thảo bắc.
  • Những trường hợp táo bón mạn tính, lâu ngày do đại tràng thực nhiệt, dẫn đến nê trệ đường ruột, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày, do chân khí giảm hoặc ở những người cao tuổi, nhu động đại tràng giảm. Trong những trường hợp này, nếu dùng cam thảo bắc sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón.
  • Những trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở ở thể giãn phế quản cũng không dùng được cam thảo bắc.

Tóm lại, khi dùng cam thảo bắc  cần lưu ý đến hai tác dụng bất lợi mà nó có thể dẫn đến, đó là tác dụng giữ nước và tác dụng giãn cơ trơn.

Một Số Vị Thuốc Dùng Thay Thế Cam Thảo Bắc:

  • Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) là cây thuốc được di thực từ Nam Mỹ (Paraguay), phát triển tốt ở nước ta. Cỏ ngọt vừa có vị ngọt, dễ uống, lại có tác dụng trị tăng huyết áp, đái tháo đường, trị ho…
  • Cam thảo dây (Abrus precatorius) được trồng khá phổ biến ở nước ta để lấy dây và lá làm thuốc, vị ngọt, dễ uống, có tác dụng trị ho, đờm. Uống hàng ngày vào những ngày hè nóng nực có tác dụng giải nhiệt tốt.
  • Cam thảo đất (Scoparia dulcis). Dùng toàn cây làm thuốc, vị ngọt, mát, rất dễ uống, có tác dụng chữa ho, đái tháo đường và làm mát cơ thể

Phân Phối Cam Thảo Bắc Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản

cam thảo bắc

Cam Thảo Bắc Giá: 300.000 Đ / Kg

Đặt Hàng

Giao Hàng Toàn Quốc - Thanh Toán Tại Nhà

Baner Giao Hàng Toàn Quốc

Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Trà Giảo Cổ Lam, Trà Giảo Cổ Lam Ba Tri, Hoa Tam Thất, Nụ Tam Thất, Táo Tàu Đen, Táo Tàu Đỏ, Nụ Vối, Quả Tam Thất, Tam Thất Bắc, Trà Sơn Mật Hồng Sâm, Bột Cam Thảo, Cam Thảo Đất.

Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Địa Chỉ Bán Cam Thảo Bắc Nguyên Chất
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Cách Dùng Bột Cam Thảo Hiệu Quả
Có Thể Bạn Quan Tâm Tới:  Cam Thảo Và Đời Sống Tình Dục Quý Ông

Trả lời

Địa Chỉ Email Của Bạn Sẽ Được Chúng Tôi Bảo Mật. Ô Đánh Dấu Là Bắt Buộc

Chat Zalo
0823535666