Cách Dùng Huyết Giác Chữa Bệnh: Huyết giác còn gọi là cau rừng, cây xó nhà, dứa dại, trầm dứa, giác ông, giác máu, Người Tày gọi là ỏi càng, Thái gọi là co ỏi khang… Cây cao tới 3,5m, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Lá mọc khít nhau hẹp nhọn.
Chùy hoa dài, có thể tới 2m, chia nhiều nhánh dài, mảnh, hoa màu vàng. Quả mọng tròn, khi chín màu đỏ. Cây thường mọc hoang ở các vùng núi đá xanh (Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh)…
Bộ phận dùng làm thuốc là phần thân hoá gỗ màu đỏ thường gọi là huyết giác hay huyết kiệt. Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng thái lát và phơi hay sấy khô. Thuốc có công dụng hoạt huyết chỉ thống, tán ứ sinh tân…
Cách Dùng Huyết Giác Chữa Bệnh:
Rượu xoa bóp: Huyết giác 20g, quế chi 20g, thiên niên kiện 20g, đại hồi 20g, địa liền 20g, gỗ vang 40g. Các vị tán nhỏ, cho vào chai với 500ml rượu, ngâm một tuần lễ, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Dùng khi bị thương do té ngã, bầm ứ huyết, dùng bông tẩm rượu thuốc xoa bóp. Dân gian thường ngâm rượu huyết giác chữa đau mỗi khi lao động nặng hoặc đi đường xa sưng chân (xoa bóp trước khi đi ngủ).
Vai đau ê ẩm, lao động nặng nhọc khiến nhức mỏi toàn thân: Huyết giác, đương quy, ngưu tất, mạch môn, sinh địa, mỗi vị 12g tất cả cho vào nồi, đổ 500ml nước, sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống nóng (phải theo đơn của các bác sĩ Đông y, lương y).
Bổ máu: Huyết giác 100g, hoài sơn 100g, hà thủ ô 100g, quả tơ hồng 100g, đỗ đen sao cháy 100g, vừng đen 30g, ngải cứu 20g, gạo nếp rang 10g. Tất cả tán bột trộn với mật làm thành viên, ngày dùng 10-20g (theo chỉ định của bác sĩ).
Chữa kinh nguyệt không đều: Huyết giác 20-40g cho 400ml nước sắc còn 200ml. Chia 2 lần uống lúc còn nóng, uống trước kỳ kinh 15 ngày.
Tác Dụng Của Huyết Giác:
Theo Y học cổ truyền:
Tác dụng: chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí.
Công dụng: chữa trị chấn thương bị tụ máu, sưng bầm, bế kinh, tê môi, đau nhức xương khớp, u hạch, mụn nhọt.
Theo nghiên cưu dược lý hiện đại:
Chống đông máu: dịch chiết từ huyết giác có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu do ADP gây nên giúp phòng ngừa sự hình thành huyết khối thực nghiệm.
Giúp kháng khuẩn: trong thí nghiệm trên ống kính dịch chiết từ cây huyết giác có tác dụng ức chế một số loại nấm gây bênh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus.
Trong thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, dịch huyết giác có tác dụng nâng cao tỉ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy và áp suất giảm.
Thí nghiệm trên thỏ: dịch huyết giác làm giảm hàm lương glycopen trong gan và tăng lượng lgG và lgA trong máu.
Thí nghiệm trên hệ mạch tai thỏ, dịch huyết giác có tác dụng làm giãn mạch.
Những Lưu Ý Khi Dùng Huyết Giác:
Huyết giác không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
Một số người hay bị nhầm cây huyết giác và cây dứa dại vì chúng khá giống nhau. Nên trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ để không bị nhầm lẫn và gây ra những tác dụng không mong muốn.
Phân Phối Huyết Giác Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Huyết Giác Giá: 200.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Huyết Giác Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Huyết Giác Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Cách Dùng Huyết Giác Chữa Bệnh”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bá Bệnh Trường Xuân, Amakong, Dây Đau Xương, Cây Mật Gấu, Cây Sói Rừng, Cây Sài Đất, Cây Tơm Trơng, Ngũ Gia Bì, Kê Huyết Đằng, Ngũ Gia Bì, Ngưu Tất, Rễ Mật Nhân, Quả Chuối Hột Rừng, Cốt Toái Bổ, Thổ Phục Linh, Cẩu Tích, Uy Linh Tiên.
Để lại một bình luận