Các Biến Chứng Của Sỏi Niệu Quản: Sỏi niệu quản được coi như một bệnh cấp cứu trì hoãn vì nếu không xử lý kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng có thể dẫn đến tử vong. Sỏi niệu quản là bệnh lý đường tiết niệu thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh thường khá cao ở người trưởng thành.
Theo các chuyên gia khoa tiết niệu, sỏi thường hình thành ở thận sau đó di chuyển xuống niệu quản. Càng xuống cuối niệu quản càng hẹp lại. Chính vì vậy, khi sỏi chuyển dần đến cuối niệu quản nếu không được xử lý kịp thời rất dễ làm tắc đường dẫn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
1. Các Biến Chứng Của Sỏi Niệu Quản:
Ứ nước tại thận và niệu quản:
Cũng giống như sỏi thận, sỏi niệu quản một khi khởi phát cũng gây nên những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng và vùng hông. Ban đầu đau có thể âm ỉ nhưng càng về sau đau dữ dội, nhất là khi sỏi lớn hơn 10 mm. Và khi sỏi di chuyển xuống niệu quản, chúng chính là nguyên nhân làm tắc đường dẫn nước. Hậu quả của việc này là nước bị ứ đọng lại vị trí phía bên trên sỏi. Điều này có nghĩa là ứ nước ở phần niệu quản phía trên sỏi và thận.
Giãn đài bể thận gây vỡ thận:
Giãn đài bể thận hay giãn bể thận được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi niệu quản. Là yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do nước ứ lại trong bể thận sau một thời gian dài có thể gây giãn đài, giãn niệu quản và bể thận. Nếu bệnh không được chữa trị đúng lúc, lâu dần sẽ làm cho thận bị biến dạng, có thể phình to và mỏng dần đi. Lúc này thận có hình dạng giống như một chiếc túi và có thể vỡ ra bất kỳ lúc nào.
Viêm hoặc nhiễm khuẩn niệu quản:
Trong quá trình sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản có thể gây tổn thương niêm mạc niệu quản dẫn đến chảy máu. Và nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm.
Viêm đài bể thận:
Viêm đài bể thận là một trong những biến chứng thường gặp của sỏi niệu quản. Nguyên nhân là do quá trình ứ đọng nước tiểu trong thận do sỏi di chuyển gây tắc nghẽn niệu quản. Thông thường, nếu tình trạng này được điều trị sớm khi bệnh mới khởi phát sẽ giúp làm lành tổn thương, ngăn ngừa viêm và hỗ trợ phục hồi chức năng của thận.
Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài một thời gian và không điều trị triệt để nguyên nhân, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường tiết niệu từ niệu đạo và bàng quang, gây viêm nhiễm. Tại đây, chúng sẽ nhân lên, phát triển mạnh mẽ và ngược dòng lên phía trên gây viêm đài bể thận.
Suy thận cấp:
Nếu niệu quản bị tắc nghẽn hoàn toàn cả 2 bên trong thời gian dài có thể gây giãn bể thận dẫn đến tình trạng nhu mô thận bị tổn thương nặng và không thể phục hồi. Khi đó, chức năng của thận mất tạm thời do mức lọc cầu thận bị suy giảm hoặc ngưng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận cấp tính. Thông thường, bệnh suy thận cấp tính thường phát triển nhanh chóng sau đó vài ngày nếu không có biện pháp can thiệp đúng lúc.
Suy thận mạn tính:
Suy thận mạn tính được xem là một biến chứng nặng nề nhất mà bệnh sỏi tiết niệu gây ra. Viêm thận mạn tính hoặc viêm bể thận do sỏi kéo dài có thể khiến chức năng thận mất dần. Khi đó, lượng nephron của thận bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến xơ hóa, mất dần chức năng và không thể phục hồi. Đây chính là yếu tố khiến bệnh suy thận cấp nhanh chóng chuyển sang mạn tính, gây khó khăn trong việc chữa trị.
Sỏi niệu quản nếu không được điều trị sớm có thể gây xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm đe đọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, khi thấy dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến viện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh cạnh đó, để phòng bệnh, mỗi người cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Đặc biệt nên bổ sung nhiều nước trong những ngày nắng nóng.
2. Râu Ngô Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Viêm Niệu Đạo Hiệu Quả:
- Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất.
Tác Dụng Dược Lý Của Râu Ngô:
- Hỗ trợ làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.
- Hỗ trợ giúp hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật.
- Có tác dụng giúp hỗ trợ lợi tiểu trong các bệnh về thận.
- Có tác dụng hỗ trợ điều trị trong các trường hợp bị phù có liên quan đến bệnh tim.
- Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
- Nuớc hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạng người dễ chảy máu.
Những Ai Nên Dùng Râu Ngô ?
- Người viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, viêm túi mật.
- Người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật, sỏi niệu quản…
- Người bị xơ gan cổ trướng, viêm gan…
Cách Dùng Râu Ngô:
- Râu ngô được dùng ở dạng pha, sắc uống hoặc chế thành cao lỏng. Trung bình uống mỗi ngày 10-20g râu ngô. Khi pha dùng 10g râu ngô rửa sạch, cho vào 200-300ml nước đun sôi rồi để nguội uống dần. Ngày pha hai lần, không để cách đêm vì dễ bị thiu. Nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê trước bữa ăn.
Lưu ý khi sử dụng Râu Ngô:
- Khi dùng râu ngô để điều trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
- Theo Lương y Quốc Trung, dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch.
- Với trẻ nhỏ khi sử dụng nước mát giải nhiệt ngày hè cần tránh dùng liên tục hàng ngày thay nước lọc, chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn. Dùng nhiều, lâu dài thuốc có chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali… Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày. Lượng nước bổ sung đủ là khi nước tiểu của trẻ trong, chỉ có màu vàng nhạt.
- Phụ nữ mang thai uống nước râu ngô cũng rất lành. Ở mấy tháng đầu, thai phụ thường hay bị nhiệt. Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể sử dụng các vị thuốc có tính mát như râu ngô, mía, mã đề. Khi dùng râu ngô kết hợp với mía, thai phụ cần lưu ý râu ngô có tính lợi tiểu mạnh, nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều và cạn ối. Để an toàn, thai phụ chỉ nên uống 2 lần mỗi tuần, những thai phụ bị chẩn đoán nước ối ít thì hạn chế dùng loại nước này.
Phân Phối Râu Ngô Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Râu Ngô Khô Giá: 120.000 Đ / Kg
Chính Sách Giao Hàng Của Vườn Thuốc Quý:Khách Hàng Tại Nội Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Ngoại Thành Hà Nội:
Khách Hàng Tại Các Tỉnh Thành Khác:
|
Địa Chỉ Bán Râu Ngô Nguyên Chất:Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Râu Ngô Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Trên đây là những thông tin do Vườn Thuốc Quý tổng hợp, chắt lọc từ nhiều nguồn khác nhau. Với mong muốn mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về “Các Biến Chứng Của Sỏi Niệu Quản”. |
Nguồn Bài Viết: Tổng Hợp Internet
Lưu ý:
|
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bông Mã Đề, Cây Nhọ Nồi, Cây Râu Mèo, Cỏ Xước, Hạt Ý Dĩ, Kim Tiền Thảo, Quả Chuối Hột, Rễ Cỏ Tranh, Tầm Gửi Cây Gạo Tía, Tang Bạch Bì.
Để lại một bình luận