Bột Bạch Chỉ Giá Bao Nhiêu ? là câu hỏi mà hiện nay được nhiều khách hàng quan tâm. Giá cả luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng khi tìm mua bột bạch chỉ. Thông thường sẽ không có mức giá chung cho bột bạch chỉ bởi mỗi địa chỉ khác nhau sẽ bán giá bột bạch chỉ khác nhau. Hơn nữa chất lượng của bột bạch chỉ cũng có nơi tốt, nơi không tốt vì vậy người mua cần tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng. Giá bột bạch chỉ có giá dao động từ 400.000 Đ – 450.000 / Kg.
Phân Phối Bột Bạch Chỉ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Bảng Giá Bột Bạch Chỉ – Bột Bạch Chỉ Giá Bao Nhiêu ?
Trọng Lượng ( Quy Cách Đóng Gói ) |
Đơn Giá |
500 Gram / Gói |
400.000 Đ / Kg |
Địa Chỉ Bán Bột Bạch Chỉ Uy Tín: Công Ty CP Siêu Thị Thảo Dược Phân Phối Bột Bạch Chỉ Nguyên Chất Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc
|
Bạch chỉ cây thảo sống lâu năm, cao 1 – 2m. Thân hình trụ, tròn, rỗng màu tím hồng tía hay trắng. Lá xẻ 3 lần long chim, mép có răng cưa, cuống lá dài phình ra thành bẹ: hoa tự tán kép, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, màu trắng. Quả bế đôi thường gọi nhầm là “hạt”.
Bạch Chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng hay các vùng núi phát triển rất tốt. Các tỉnh có trồng nhiều bạch chỉ là Hà Nội (Văn Điển); Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Lào Cai (Sa Pa)… Tên khoa học: Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F. Họ: Apiaceae.
Thu hái, sơ chế: lá úa vàng lúc mùa thu, đào rễ, bỏ thân và rễ con, rửa sạch đốt cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi phơi ngay nếu mưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài Hoặc có nơi phơi hoặc sấy nhẹ đến khô, hoặc cho vào lò xông lưu hoàng một ngày đêm cho thật chín mềm (cứ 100kg bạch chỉ tươi thì dùng 0,800kg lưu hoàng) cho tới độ ẩm dưới 13% thì bạch chỉ mới trắng, những lần sấy sau lưu hoàng ít hơn, cứ 100kg bạch chỉ thì cần lưu hoàng đốt làm 2 lần.
Cách Dùng Bột Bạch Chỉ Chữa Bệnh:
Trị đầu phong: bạch chỉ, bạc hà, mang tiêu, thạch cao, uất kim. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít, thổi vào mũi.
Trị đầu đau, mắt đau: bạch chỉ 16g, ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà.
Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh: bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4 – 5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn.
Trị chứng trường phong: bạch chỉ, tán bột, uống với nước cơm
Trị nửa đầu đau: bạch chỉ, tế tân, thạch cao, nhũ hương, một dược (bỏ dầu), lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, thổi vào mũi. Đau bên trái thổi bên phải và ngược lại.
Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm: bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà.
Trị mũi chảy nước trong: bạch chỉ, tán bột. Dùng hành giã nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 – 12g với nước trà nóng.
Trị thương hàn cảm cúm: bạch chỉ 40g, cam thảo(sống) 20g, gừng 3 lát, hành 3 củ, táo 1 trái, đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi.
Trị trĩ ra máu: bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, ngoài ra sắc thuốc lấy nước xông và rửa hậu môn.
Cách Dùng Bột Bạch Chỉ Chữa Bệnh
Trị trĩ sưng lở loét: trước hết, lấy tạo giác đốt, hun khói, sau đó lấy mật vịt trộn với bột bạch chỉ, bôi.
Trị chính giữa đầu đau (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả): bạch chỉ (sao) 100g, xuyên khung (sao), cam thảo (sao), xuyên ô đầu (nửa sống, nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc bạc hà, tế tân.
Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm: bạch chỉ, hoàng cầm (sao rượu), lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà.
Trị răng đau do phong nhiệt: bạch chỉ 4g, chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng xát vào chân răng.
Trị răng đau do phong nhiệt: bạch chỉ, ngô thù, lượng bằng nhau, hòa với nước, ngậm.
Trị tiểu khó do khí (khí lâm): bạch chỉ, tẩm dấm, phơi khô, 80g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 8g với nước sắc mộc thông và cam thảo.
Những Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bạch Chỉ
Tính vị
Theo Trấn Nam Bản Thảo: Vị cay, ngọt nhẹ, tính ấm.
Theo Vược Cật Đồ Khảo: Vị cay, mùi hôi, ít độc.
Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, Trung Dược Đại Từ Điển và Đông Dược Học Thiết Yếu: Vị cay, tính ấm.
Quy kinh
Bạch chỉ có thể quy vào các kinh Bàng quang (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Phế, Tỳ, Vị ( Trung Dược Đại Từ Điển, Lôi Công Bào Chính Luận), Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu, Trân Châu Nang) và kinh Can (Bản Thảo Kinh Giải).
Tác dụng dược lý và chủ trị
Tác dụng kháng khuẩn: Shigella và Salmonella chứa trong thảo dược có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, rất phù hợp điều trị các bệnh ngoài da.
Tác dụng giảm đau: Thảo dược chứa nhiều dung dịch Acid Acetic 6%o giúp giảm đau hiệu quả. Thuyên giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, đau răng,…
Thư giãn đầu óc: Loại dược liệu này còn có tác dụng gây hưng phấn khu thần kinh, tạo cảm giác thư thái, thoải mái sau một ngày làm việc căng thẳng.
Tác dụng chống viêm: Vị thuốc này còn có công dụng chống viêm hiệu quả, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của mầm bệnh.
Dùng trong tai mũi họng: Hiện nay người ta thường sử dụng bột Angelica Dahurica Benth. Et Hook để bào chế là các loại thuốc điều trị bệnh tai mũi họng.Một số công dụng khác: Theo Đông y, bạch chỉ còn có công dụng tán hàn, phát biểu, thẩm thấp, hoạt huyết, giải độc…
Theo y học cổ truyền
Trị nữ giới bị xích đới, âm đạo sưng, cơ nhục sưng, lậu hạ, huyết bế, đầu phong, nóng lạnh, chảy nước mắt (theo Bản Kinh).
Trị răng đau, tiểu ra máu, vết thương do đâm chém, mũi chảy máu, xoang mũi, bón, giải độc do rắn cắn, xương chân mày đau nhức, huyền vận (theo Bản Thảo Cương Mục).
Hoạt lạc, bổ huyết mới, chỉ thống, bổ thai lậu, phá huyết hư, bài nùng, sinh cơ. Chủ trị vú sưng đau, lở ngứa, mụn nhọt, loa lịch, mắt đỏ, trĩ lậu, mắt có mộng và phát bối (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Giải biểu, táo thấp, giải độc, tán hàn, khu phong, chỉ thống. Chủ trị răng đau, lông mi đau, xoang mũi viêm, đầu đau, đau vùng trước trán, mụn nhọt, bỏng nhiệt, ghẻ lở, rắn cắn, xích bạch đới và ngứa ngoài da (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Trị nôn mửa, chóng mặt, phong tà, hông sườn đau, khát lâu ngày, mắt ngứa (theo Biệt Lục).
Làm sáng mắt, trị phong tà, trừ mủ, cầm nước mắt, phụ nữ băng huyết, bụng lưng đau, tiểu ra máu, ói nghịch (theo Dược Tính Luận).
Trị đau bụng do khí lạnh, ngứa da do lạnh, cơ thể đau do phong thấp ứ trệ (theo Trấn Nam Bản Thảo).
Hoạt huyết, giảm đau, táo thấp, tiêu mủ, trừ phong hàn, sinh da non, ung nhọt (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Những Lưu Ý Khi Dùng Bột Bạch Chỉ:
Không áp dụng các bài thuốc một cách bừa bãi, thiếu khoa học. Đặc biệt, tuyệt đối không được mua và sử dụng cây bạch chỉ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Với một số trường hợp nôn mửa vì hỏa, huyết nhiệt… sử dụng bạch chỉ sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Người bệnh bị nhức đầu vì vỡ mụn nhọt, huyết hư, âm hư hỏa uất… cũng không được sử dụng thảo dược.
Bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng để được chỉ định liều lượng phù hợp với cơ địa.
Với trường hợp phụ nữ mang thai, trẻ em cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng bạch chỉ.
Trong khi sử dụng các thảo dược bạn không nên dùng thêm các loại thuốc kháng sinh để bảo toàn công dụng của thuốc cũng như sức khỏe người bệnh.
Bạch chỉ có thể gây ảnh hưởng đến khí huyết. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn người bệnh không nên sử dụng dược liệu quá nhiều trong một thời gian gian.
Các trường hợp dùng thảo dược nhiều ngày không hiệu quả hoặc cơ thể có xuất hiện biểu hiện lạ cần ngưng sử dụng và đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, từ bỏ thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích… thay vào đó là luyện tập thể thao mỗi ngày để tăng cường thể lực, sức khỏe.
Phân Phối Bạch Chỉ Nguyên Chất – Cam Kết Không Sử Dụng Chất Bảo Quản
Bột Bạch Chỉ Giá: 400.000 Đ / Kg
➡ Mời Bạn Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Khác: Bột Cam Thảo, Bột Nghệ Vàng, Chè Dung Vàng, Lá Khổ Sâm, Nụ Vối, Phan Tả Diệp, Táo Mèo, Tinh Bột Nghệ Vàng, Bạch Thược.
Để lại một bình luận